Hội chùa cổ lễ nam định vào ngày nào

Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Trực Ninh, Trụ trì Chùa Cổ Lễ lên hàng Giáo phẩm Hòa Thượng.

Tới dự có đồng chí Phạm Văn Thuận- Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế thanh tra, Ban tôn giáo Chính phủ; đồng chí Trần Khánh Dư - Nguyên Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ, Giám đốc Trung tâm di sản văn hóa, tôn giáo; đồng chí Triệu Đức Hạnh - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; đồng chí Nguyễn Tiến Dũng - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch; đồng chí Trần Minh Oanh - Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh; đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Bùi Đức Ngọc - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Phạm Trọng Duy - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí lãnh đạo HĐND, lãnh đạo UBND huyện; Hòa thượng Thích Quảng Hà - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Nam Định; các vị Hòa thượng, Thượng tọa, đại đức tăng ni, cùng các vị đại biểu khách quý và đông đảo phật tử, Nhân dân.

Lễ hội truyền thống Chùa Cổ Lễ năm nay diễn ra vào các ngày từ 13 đến 16 tháng 9 âm lịch với những hoạt động chính như: tế thánh, dâng hương, rước tổ 5 cửa họ về chùa, dâng lễ cúng phật, thi bơi chải, cờ tướng, múa rối cạn và một số hoạt động văn hóa nghệ thuật. Để lễ hội diễn ra an toàn đúng quy định của pháp luật, UBND huyện Trực Ninh đã thành lập Ban chỉ đạo và UBND thị trấn Cổ Lễ thành lập Ban tổ chức lễ hội, các ngành liên quan của thị trấn Cổ Lễ phối hợp với các ngành chức năng của huyện tổ chức, quản lý các hoạt động diễn ra trong lễ hội đảm bảo vệ sinh môi trường cảnh quan của di tích và lễ hội; đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông.

Chùa Cổ Lễ tên chữ là Thần Quang tự, đây là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương Nam Định gắn với những huyền tích trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa Cổ Lễ vẫn mang dáng vẻ, sắc thái riêng biệt với yếu tố “cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, phương Đông kết hợp với phương Tây”. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1988.Ngoài thờ Phật, Chùa Cổ Lễ còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không - Đức Thánh tổ có công khởi dựng chùa vào thời Lý [thế kỷ XII].

Một số hình ảnh hoạt động tại Lễ hội

Ảnh đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy tặng hoa chúc mừng.

Chùa Cổ Lễ [Thần Quang tự] là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương Nam Định gắn với những huyền tích trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, Chùa Cổ Lễ vẫn mang dáng vẻ, sắc thái riêng biệt với yếu tố “cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, phương Đông kết hợp với phương Tây”.

Chùa Cổ Lễ Trực Ninh

Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội

Hàng năm, từ 13 đến 16 tháng 9 âm lịch, tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, hội chùa Cổ Lễ lại được tổ chức tưng bừng với rất nhiều trò chơi dân gian vui nhộn. Hấp dẫn nhất là cuộc thi bơi thuyền truyền thống trên dòng sông uốn lượn quanh chùa.

Một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương Nam Định

Ý nghĩa lễ hội

Hội chùa Cổ Lễ được tổ chức hàng nằm nhằm suy tôn Thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không tổ sư nghề đúc đồng. Đây cũng là một trong những hội chùa nổi tiếng khắp miền Bắc với những hoạt động văn hóa cổ truyền như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người… Đối với nhiều người dân trong vùng, hội chùa Cổ Lễ chính là cái Tết thứ hai trong năm.

Cầu Cuốn dẫn vào chùa

2. Lịch sử chùa Cổ Lễ

Chùa Cổ Lễ [hay Quang Thần tự] là một ngôi chùa nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Vào thế kỷ 12, thiền sư Nguyễn Minh Không đã tu luyện thành chính quả và xây dựng ngôi chùa này. Sinh thời, ngài chỉ là một người nông dân của huyện Nam Ninh, đến năm 29 tuổi, ngài đi tu và trở thành một vị sư nổi tiếng về chữa bệnh. Sư Minh Không đã chữa bệnh cho hàng ngàn người dân. Bởi vậy, chùa Cổ Lễ vừa thờ Phật lại vừa thờ ngài [tức là đức thánh Nguyễn Minh Không].

Cảnh khuôn viên ao hồ trong xanh, thoáng mát

Ngôi chùa hiện nay là do Hòa thượng Phạm Quang Tuyên cho thiết kế và xây dựng vào năm 1920 bằng những vật liệu truyền thống gồm gạch và vữa làm từ vôi, mật mía, giấy bản. Chùa là một quần thể kiến trúc có bố cục tiêu biểu cho chùa miền Bắc từ tam quan, tháp, chùa chính, hội quán, nhà tổ, đền thờ. Sự bố trí khéo léo giữa các kiến trúc và khoảng sân vườn làm người ta có cảm giác chùa rộng lớn hơn diện tích thực. Sau nhiều lần trùng tu, chùa Cổ Lễ đã trở thành một danh lam ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Chùa Trình – Chùa Cổ Lễ

3. Ngôi chùa có lối kiến trúc nghệ thuật với nhiều biểu tượng độc đáo

Chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng không chỉ của đất Thành Nam mà còn của cả nước. Ngôi chùa cổ này xuất hiện từ thời nhà Lý, có hiệu “Thần Quang Tự” tọa lạc tại trung tâm thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Đây là công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo và dân tộc, được Bộ Văn hóa xếp hạng là “Di tích lịch sử” quốc gia, là trụ sở Phật giáo huyện Trực Ninh và cơ sở trường hạ Phật giáo tỉnh Nam Định.

Kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Chùa Cổ Lễ được du khách gần xa biết tới là một trong những quần thể kiến trúc có bố cục tiêu biểu cho chùa miền Bắc từ tam quan, tháp, chùa chính, hội quán, nhà tổ, đền thờ. Sự bố trí khéo léo giữa các kiến trúc và khoảng sân vườn làm cho du khách có cảm giác chùa rộng lớn hơn diện tích thực.

Trong Gác chuông chùa Cổ Lễ treo quả chuông đồng cao 4.2m, rộng 2.03m, nặng 9 tấn, miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước. Nhiều người dân nơi đây kể lại rằng vào năm 1936, trong lúc nấu đồng đúc chuông, một số người dân đã tháo trang sức bằng vàng, bạc đang đeo thả vào dòng kim loại nóng chảy.

Đến nay chùa Cổ Lễ vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn kiểu kiến trúc độc đáo, đặc sắc

Chùa có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng đặt trên lưng một con rùa lớn

Ngoài ra chùa Cổ Lễ còn có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa đặt trên lưng một con rùa lớn. Con rùa nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn giả sơn có đắp bốn con voi kích thước tương đương với voi thật. Tháp cao 32m, có tám mặt, các cạnh tháp đều đắp hình rồng, mái cong rất tinh xảo. Trong lòng tháp có 62 bậc theo đường xoáy trôn ốc dẫn lên bàn thờ Phật đặt trên đỉnh.

Kiến trúc Gothic chùa Trình

4. Hội chùa Cổ Lễ

“Dù ai buôn bán trăm nghề/ Mười tư tháng Chín thì về hội Ông” – Đó là câu ca truyền miệng của người dân trong vùng nói về lễ hội Chùa Cổ Lễ.

Đắm mình trong cõi tâm linh hướng tới “chân – thiện – mỹ”

Về dự hội, du khách không những được ôn lại công tích, tưởng nhớ tới Quốc sư – Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không mà còn có dịp để lễ Phật, đắm mình trong cõi tâm linh hướng tới “chân – thiện – mỹ”. Là một trong số những lễ hội mùa thu lớn của tỉnh.

Phía ngoài cổng chùa còn có rất nhiều bức tượng phật độc đáo, nổi bật

Từ ngày 13 đến 16 tháng 9 âm lịch hằng năm, Hội chùa Cổ Lễ lại được tổ chức nhằm suy tôn Thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không tổ sư nghề đúc đồng.

Lễ hội Chùa Cổ Lễ với rất nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng truyền thống như: lễ rước Phật, Đức Thánh Tổ và các tiết mục diễn xướng tâm kinh, trò chơi dân gian: đấu vật, cờ người, múa lân sư rồng, hát chèo, hát văn… phản ánh chân thực đời sống văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Là một trong những lễ hội mùa thu lớn nhất của tỉnh Nam Định

Từ lâu, lễ hội Chùa Cổ Lễ đã trở thành điểm du ngoạn hấp dẫn của khách thập phương trong và ngoài nước. Đặc biệt là hội thi bơi chải trên sông quanh chùa có sự tham gia của 5 dòng họ lớn trong thị trấn là: Nguyễn, Phan, Lê, Dương và Dương Đào Phạm [Dương nhì], chia làm 4 chải, mỗi chải 15 người bao gồm 12 tay chèo, 1 tay lái, 1 tay mõ và 1 người tát nước.

Trước hội thi, các dòng họ tổ chức lễ hạ chải, rước kiệu tổ họ lên chùa hầu Thánh. Trên đường rước kiệu có đội bát âm, đội cờ, đội kèn, trống…, dưới sông có các đội bơi chải diễn lễ “bơi chầu Thánh”.

Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa

Sáng 13-9, sau khi sư trụ trì làm lễ tẩy uế các chải, cũng là lúc hội thi bơi chải được bắt đầu. Thành phần tham gia bơi chải được các dòng họ tuyển chọn kỹ lưỡng từ các lão nông tri điền giàu kinh nghiệm đến các thanh, thiếu niên khỏe mạnh, nhiệt huyết. Trong khí thế rộn rã, náo nhiệt của hội thi, những người tham gia và cổ vũ chải đều mong muốn có sức khỏe đời sống của cư dân nông nghiệp lúa nước.

Vào những ngày chính hội, diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa cổ truyền như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ,… và được mong chờ, hấp dẫn nhất là cuộc thi bơi chải truyền thống trên dòng sông uốn lượn quanh chùa.

Cuộc thi bơi chải truyền thống vào mỗi dịp Hội chùa Cổ Lễ

Hội chùa Cổ Lễ một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Nam Định còn bảo lưu được nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân văn, phản ánh đời sống văn hóa phong phú, đa dạng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Nếu như có cơ hội về Thành Nam vào những ngày này, đừng quên ghé qua Hội chùa Cổ Lễ nơi đây nhé.

Hội chùa Cổ Lễ Nam Định vào ngày nào 2023?

Sáng ngày 27/10/2023, tức ngày 13 tháng 9 âm lịch, UBND thị trấn Cổ Lễ và Tổ đình Chùa Cổ Lễ tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống chùa Cổ Lễ năm 2023, công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chứng nhận Lễ hội truyền thống Chùa Cổ Lễ được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và ...

Hội chùa Cổ Lễ Nam Định vào ngày nào dương lịch?

Lễ hội chùa Cổ Lễ diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Chín âm lịch hàng năm, nhằm kỷ niệm ngày sinh của Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không, người có công cứu nước giúp dân, dạy dân nghề chài lưới, nông nghiệp, đúc đồng, làm thuốc…, là vị Thành hoàng, vị Phúc thần bảo an, che chở cho hạnh phúc của cư dân nông nghiệp trồng lúa ...

chùa Cổ Lễ có từ bao giờ?

Chùa Cổ Lễ.

Nam Định có bao nhiêu lễ hội?

Nam Định còn bảo tồn được những di sản văn hóa, tiêu biểu gắn với hơn 100 lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm, nhiều lễ hội với nét độc đáo riêng, có sức hút du khách gần xa về dự hội như: Lễ hội Phủ Dầy, lễ hội Đền Trần, lễ khai ấn đầu năm, hội chợ Viềng…

Chủ Đề