Học phí mạc định chỉ tphcm

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM vừa có tờ trình UBND TP HCM về đề xuất chủ trương ban hành quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập từ năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo

Theo đó, đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, Sở đề xuất áp dụng mức sàn học phí bằng mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương nhóm 1 và nhóm 2 là 100.000 - 300.000 đồng/học sinh/tháng. Từ năm học 2023-2024 trở đi sẽ căn cứ thực hiện theo khoản 3 điều 9 của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đề xuất thực hiện theo quy định tại điểm b,c khoản 2 điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP về mức học phí năm học 2022-2023.

Sở GD-ĐT TP HCM đề xuất mức thu học phí mới, áp dụng từ năm học 2022-2023

Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, Sở đề xuất áp dụng mức thu học phí bằng mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương nhóm 1 và nhóm 2 là 100.000 - 300.000 đồng/học sinh/tháng. Mức học phí đối với cấp tiểu học sẽ được dùng làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

Theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, thời gian áp dụng mức học phí này từ quý II năm 2022.

Nhận định về tác động do điều chỉnh mức học phí, theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, mức thu học phí đề xuất từ năm học 2022-2023 là căn cứ mức sàn [mức thấp nhất] là đúng quy định nhưng có tăng so với mức thu các năm trước.

Theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo của Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15-10-2021, khung học phí năm học 2022 - 2023 [mức sàn - mức trần] đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:

Ở thành thị, mầm non và tiểu học từ 300.000 - 540.000 đồng/học sinh/tháng, THCS và THPT từ 300.000 - 650.000 đồng/học sinh/tháng;

Ở nông thôn, mầm non và tiểu học từ 100.000 - 220.000 đồng/học sinh/tháng, THCS từ 100.000 270.000 đồng/học sinh/tháng, THPT từ 200.000 - 330.000 đồng/học sinh/tháng;

Ở vùng dân tộc thiểu số thì mầm non và tiểu học từ 50.000 - 110.000 đồng/học sinh/tháng, THCS từ 50.000 - 170.000 đồng/học sinh/tháng, THPT từ 100.000 - 220.000 đồng/học sinh/tháng.

TP.HCM: Tạm thời chưa thu học phí học sinh cấp 2, cấp 3

Ngày 23/8/2022, Sở GD&ĐT ra Công văn 2987/SGDĐT-KHTC hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác; thực hiện chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập năm học 2022-2023 của các cơ sở GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM.

1. Tạm thời chưa thu học phí học sinh cấp 2, cấp 3

Đối với việc thu học phí năm học 2022-2023 quy định như sau:

Tạm thời chưa tổ chức thực hiện thu để chờ hướng dẫn cập nhật về mức thu học phí trong năm học của UBND thành phố.

2. Nội dung thu, sử dụng các khoản thu thỏa thuận, thu hộ chi hộ

2.1. Các khoản thu thỏa thuận, thu hộ chi hộ 

Các khoản thu thỏa thuận, thu hộ chi hộ được quy định như sau:

Thực hiện duy trì, giữ nguyên nội dung và định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục [không bao gồm học phí] đã thực hiện trong năm học 2021-2022 của các cơ sở GD&ĐT công lập trên địa bàn TP.HCM để tiếp tục thực hiện cho năm học 2022-2023, mức thu của các khoản sau:

- Mức thu trường tiên tiến;

- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày;

- Tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, môn tự chọn, học nghề, tổ chức phục vụ bán trú, vệ sinh các lớp bán trú…

- Các khoản thu hộ, chi hộ của ngành GD&ĐT.

2.2. Căn cứ tính mức thu thỏa thuận, thu hộ chi hộ

Trên cơ sở nội dung và khung mức thu được quy định theo phân cấp, các cơ sở giáo dục công lập căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất và nhu cầu của phụ huynh học sinh để xây dựng Dự toán thu - chi cho từng nội dung thu làm căn cứ tính toán mức thu cụ thể phù hợp năm học 2022-2023.

2.3. Lưu ý khi thu thỏa thuận, thu hộ chi hộ

Đề nghị các đơn vị khi xây dựng dự toán cần căn cứ nội dung các hướng dẫn chuyên môn của ngành giáo dục về thực hiện chương trình dạy học 2 buổi/ngày, chương trình ngoại khóa và các nội dung khác theo quy định, trong đó cần lưu ý một số nội dung cụ thể như sau:

- Về thời gian thu: phải đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học nhưng không vượt quá khung thời gian quy định do UBND TP.HCM quyết định về Kế hoạch thời gian năm học 2022 - 2023 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Về Dự toán thu - chi đối với các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục [không bao gồm học phí]: phải xây dựng trước khi thông báo công khai mức thu cho phụ huynh học sinh, các khoản thu này phải được thống nhất với phụ huynh trước khi triển khai thực hiện.

- Đơn vị phát hành biên lai thu tiền, hóa đơn cho học sinh khi thu tiền và lưu ý giãn thời gian thực hiện các khoản thu, không tổ chức thu gộp nhiều khoản trong cùng một thời điểm, đồng thời, thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính theo quy định.

3. Đẩy mạnh việc thanh toán học phí không dùng tiền mặt

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và UBND Thành phố về thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý đối với các khoản thu của các đơn vị giáo dục và đào tạo trực thuộc;

Minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong ngành GD&ĐT;

Đồng thời đảm bảo an toàn phòng chống dịch, cải cách công tác hành chính tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Sở GD&ĐT lưu ý các nội dung cụ thể như sau:

- Đề nghị 100% các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập theo phân cấp quản lý trên địa bàn nghiêm túc thực hiện việc không để phụ huynh học sinh phải đến trường để thanh toán học phí và các khoản thu khác, triển khai việc thu học phí và các khoản thu khác bằng phương thức không dùng tiền mặt với nhiều hình thức.

- Yêu cầu các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn:

+ Phải đa dạng hóa các kênh thanh toán để phụ huynh học sinh, người học có nhiều sự lựa chọn, thuận tiện trong thanh toán học phí và các khoản thu khác; tạo mọi điều kiện để phụ huynh, học sinh, sinh viên thuận lợi trong việc thanh toán;

+ Không tạo lợi thế cho bất kỳ một ngân hàng hay đơn vị trung gian thanh toán để gây khó khăn cho phụ huynh học sinh, người học trong thanh toán học phí, các khoản thu khác;

+ Đồng thời tăng cường quản lý dữ liệu, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, trong đó lưu ý đến việc làm chủ dữ liệu và bảo mật thông tin riêng tư.

Các đơn vị tuyên truyền chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt đến phụ huynh học sinh thông qua việc phổ biến các kênh thanh toán hiện có và cách thức thực hiện trên bảng hướng dẫn của nhà trường, phiếu thông báo các khoản thu hàng tháng,... Đồng thời, cung cấp đầy đủ thông tin các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán đang tham gia triển khai tốt dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để phụ huynh học sinh an tâm khi sử dụng.

Xem chi tiết tại Công văn 2987/SGDĐT-KHTC ban hành ngày 23/8/2022.

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Chủ Đề