Học đại học điểm thường thấp năm 2022

Theo quy định, trước 17h ngày 17/9, các cơ sở đào tạo công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Các chuyên gia dự đoán điểm chuẩn năm nay không có nhiều biến động.

TS Nguyễn Thị Cúc Phương- Phó hiệu trưởng ĐH Hà Nội, nhận định điểm chuẩn vào một số ngành của trường có thể tăng một chút so với năm ngoái, dao động từ 0,5-1 điểm. Riêng những ngành có điểm trúng tuyển ở những năm đã rất cao, năm nay, điểm chuẩn sẽ khó có thể tăng hơn.

Một số ngành tăng không đáng kể

Từ kinh nghiệm 3 năm trở lại đây, TS Nguyễn Thị Cúc Phương chia sẻ với ĐH Hà Nội, ngành có điểm chuẩn đầu vào cao là những ngành thị trường đang có nhu cầu, chẳng hạn Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Anh. 4 ngành này có điểm cao nhất.

Một số thí sinh chia sẻ do điểm số hạn chế, các em không có nhiều cơ hội để trúng tuyển vào ngành học mong muốn thuộc ĐH Hà Nội. Các em băn khoăn, nếu trúng tuyển vào ngành không yêu thích nhất, sau khi vào học có được chuyển sang ngành khác hay không. Phó hiệu trưởng ĐH Hà Nội trao đổi theo quy định, thí sinh không thể chuyển sang ngành khác.

Ví dụ, một số thí sinh muốn học ngành Ngôn ngữ Anh nhưng biết khó đỗ được ngành này nên đăng ký vào ngành Ngôn ngữ Nga, thường lấy điểm thấp hơn. Khi đã vào học Ngôn ngữ Nga, thí sinh không thể bỏ ngành này để chuyển sang học ngành Ngôn ngữ Anh.

TS Nguyễn Thị Cúc Phương cho hay sinh viên có cơ hội khác để theo học ngành yêu thích, bằng cách đăng ký học song ngành, tức học cùng lúc 2 chương trình. Nếu thí sinh trúng tuyển vào trường theo ngành học bất kỳ, sau một học kỳ, điểm trung bình chung của em đạt từ 6 trở lên, sinh viên có thể đăng ký học cùng lúc ngành thứ 2 trong trường.

“Tuy nhiên, sinh viên phải duy trì cả 2 chương trình này trong suốt thời gian học 4 năm. Việc này tương đối vất vả, tùy theo cặp ngành học sinh viên lựa chọn mà quá trình học có thể dễ dàng hơn hoặc vất vả hơn” , TS Nguyễn Thị Cúc Phương trao đổi.

Năm 2022, ĐH Hà Nội chủ yếu xét tuyển theo khối D gồm tổ hợp các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ. Nhà trường xét tuyển ở 26 ngành đào tạo với tổng 3.140 chỉ tiêu. Bên cạnh đó, trường còn có 240 chỉ tiêu của các chương trình liên kết quốc tế.

Năm nay, trường dành 5% trên tổng chỉ tiêu cho xét tuyển thẳng, 45% chỉ tiêu cho xét tuyển kết hợp theo quy định của trường, 50% còn lại cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Dự báo điểm chuẩn năm nay có nhiều biến động.

Tăng không nhiều và giảm không đáng kể

Tại buổi Tư vấn tuyển sinh trực tuyến đại học chính quy năm 2022, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho hay năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội có tỷ lệ xét tuyển thẳng cao và tăng tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực [ĐGNL]. Vì vậy, tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ thấp hơn năm ngoái.

Để có thể dự đoán điểm chuẩn năm nay bằng phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chia sẻ thí sinh có thể lấy điểm chuẩn của năm 2021 cộng thêm 0,5-1 điểm sẽ ra điểm ở ngưỡng an toàn để cân nhắc đăng ký xét tuyển. Điểm chuẩn của những ngành hot có thể tăng 1-2 điểm.

Ngoài ra, tùy theo ngành/chương trình đào tạo [trừ một số ngành khó tuyển], điểm trúng tuyển sẽ cao hơn điểm sàn 2-6 điểm, một số ngành “cực hot” như Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Y dược, Hàn Quốc học… điểm chuẩn có thể cao hơn điểm sàn 7-8 điểm.

Năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội tăng ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển lên 20 điểm. Năm ngoái, mức điểm này là 18 điểm. Như vậy, điểm sàn năm 2022 của ĐH Quốc gia Hà Nội tăng 2 điểm so với năm trước.

Dự đoán, điểm chuẩn khối khoa học sức khỏe sẽ không thay đổi nhiều so với năm 2021. TS Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng ĐH Duy Tân, Đà Nẵng, phân tích số thí sinh đạt từ 24 điểm trở lên không nhiều như năm trước.

Ngoài ra, khối ngành Công nghệ thông tin, điểm chuẩn có thể cao hơn so với năm trước. Khối ngành này được các trường dành nhiều chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển sớm nên số thí sinh cạnh tranh theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT tăng lên, trong khi chỉ tiêu lại ít đi.

Mặt khác, điểm thi khối A không thay đổi so với 2021 nhưng số thí sinh điểm 20-25 của khối này lại chiếm số lượng lớn. Những lý do này có thể khiến điểm chuẩn thuộc khối ngành Công nghệ thông tin cao hơn so với năm ngoái.

Điểm chuẩn ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ giảm?

22:12 3/9/2022 22:12 3/9/2022 Giáo dục Giáo dục

0

Điểm chuẩn ĐH Bách khoa TP.HCM cao nhất 28 điểm vì số thí sinh đạt mức điểm 28 trở lên không nhiều. Học phí Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cao nhất sẽ 80 triệu đồng/năm.

Dự đoán điểm chuẩn 8 trường đại học phía bắc

19:30 2/9/2022 19:30 2/9/2022 Giáo dục Giáo dục

0

Điểm chuẩn ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ không tăng nhiều so với năm 2021. Điểm chuẩn ĐH Thủy lợi có thể tăng từ 1-3 điểm.

Không xét tuyển lại thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm

06:32 29/8/2022 06:32 29/8/2022 Giáo dục Tuyển sinh 2022

0

Các cơ sở đào tạo không xét lại mà tải danh sách lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng đối tượng xét tuyển khác nếu thí sinh đủ điều kiện đỗ theo phương thức xét tuyển sớm.

Nghi vấn ba trường cao đẳng y dược cấp bằng không qua đào tạo

19:35 25/8/2022 19:35 25/8/2022 Giáo dục Giáo dục

0

Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp yêu cầu Cao đẳng Dược Hà Nội, Cao đẳng Y tế Phú Thọ, Cao đẳng Lê Quý Đôn xác minh phản ánh về tình trạng cấp bằng tốt nghiệp không cần đào tạo.

Điểm sàn là mức tối thiểu thí sinh cần đạt để có thể đăng ký xét tuyển vào ngành hoặc trường đại học đó. Sau quá trình xét tuyển, trường đại học sẽ đưa ra điểm chuẩn của từng ngành, và ngưỡng này không được thấp hơn điểm sàn.

Tại phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm sàn thường được tính theo thang 30, là tổng điểm ba môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp và điểm ưu tiên.

Tại một số ngành chú trọng ngoại ngữ hoặc các môn năng khiếu đặc thù, số ít ngành sẽ tính điểm sàn theo thang 40, nhưng đa số vẫn quy về thang 30.

Ảnh minh họa.

Các chuyên gia nhận định, xét mặt bằng chung, điểm sàn đại học năm nay tương đối ổn định, nếu có chỉ tăng nhẹ 0.5-1 điểm, không biến động lớn so với năm ngoái. 

Cụ thể, nhóm sư phạm lấy điểm sàn 19, riêng các ngành giáo dục thể chất, nghệ thuật 18.

Với các ngành sức khỏe, điểm sàn từ 19 đến 22, cao nhất là Y khoa và Răng - Hàm - Mặt. Tại cả hai nhóm ngành, điểm sàn được Bộ quy định không thay đổi so với hai năm trước, được các chuyên gia đánh giá hợp lý.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất 21,5 tại ngành Sư phạm Hóa học [dạy bằng tiếng Anh], còn lại 18-21. Trường Đại học Y Hà Nội, Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng lấy 23 điểm cho các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Y học cổ truyền, cao hơn ngưỡng của Bộ 1 điểm.

Các đại học top đầu hoặc ngành hot tại các trường top giữa cũng lấy điểm sàn cao, dao động 23-26 điểm. Nếu không có điểm ưu tiên, thí sinh cần đạt khoảng 7,5-8,5 điểm mỗi môn [mức khá, giỏi] mới đủ điều kiện nộp hồ sơ.

Với nhóm trường kỹ thuật, ngành Robot và trí tuệ nhân tạo [hệ Nhân tài], trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, có mức điểm sàn xét tuyển lên tới 26. Trường Đại học Công nghệ thông tin [Đại học Quốc gia TP.HCM] lấy điểm sàn 23 cho mọi ngành đào tạo, bằng Bách khoa Hà Nội.

Tại hai trường Đại học Thủy lợi, Công nghiệp Hà Nội, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phổ biến 20-21, riêng Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 23.

Năm ngoái, các trường này cũng có mức sàn cao nhất ở ngưỡng 23 và điểm chuẩn tập trung 25-27 điểm. Trong đó, ngành Khoa học máy tính [IT 1] của trường Đại học Bách khoa Hà Nội lấy ngưỡng trúng tuyển 28,43 điểm.

Trường Đại học Ngoại thương có điểm sàn 23,5 cho mọi ngành tại trụ sở Hà Nội và cơ sở TP.HCM. 

Trường Đại học Kinh tế lấy điểm sàn 23 cho mọi ngành và chương trình đào tạo, cao hơn 3 điểm so với ngưỡng sàn chung mà Đại học Quốc gia Hà Nội quy định với các trường, khoa thành viên.

Nhóm đặc thù với những yêu cầu đầu vào khắt khe, Học viện Kỹ thuật quân sự có điểm sàn cao nhất, từ 20 đến 24,5. Mức 24,5 áp dụng với thí sinh nữ ở miền Bắc, xét tuyển bằng tổ hợp A00 [Toán, Lý, Hóa] hoặc A01 [Toán, Lý, Anh].

Sáu ngành Sư phạm Toán học, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý của trường Đại học Quy Nhơn có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào lên tới 28,5 [trung bình 9,5 điểm mỗi môn nếu không có điểm cộng].

Một số ngành, trường lấy điểm sàn 14-15, tức thí sinh chỉ cần đạt trung bình 4,5-5 điểm mỗi môn, không cần điểm cộng, là đủ điều kiện nộp hồ sơ.

Điểm sàn thấp chủ yếu rơi vào các ngành truyền thống, nhu cầu nhân lực, cơ hội việc làm không nhiều, khó tuyển sinh.

Các ngành Địa chất học, Khí tượng và khí hậu học, Thủy văn học, Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững [trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM] và tất cả ngành của trường Đại học Xây dựng miền Tây lấy điểm sàn 14.

Mức sàn 15 phổ biến hơn, là ngưỡng đầu vào của Phân hiệu trường Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận và nhiều ngành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trường Đại học Y tế công cộng... Các ngành lấy điểm sàn thấp thường có điểm chuẩn cũng không cao, chỉ bằng hoặc hơn sàn 1-2 điểm.

Video liên quan

Chủ Đề