Hồ sơ chất lượng công trình là gì năm 2024

Đúng như tên gọi của nó, hồ sơ quản lý chất lượng ra đời có nhiệm vụ quản lý chất lượng của công trình xây dựng. Nhờ vào bộ hồ sơ quản lý chất lượng công trình, nhà thầu và chủ đầu tư có thể kiểm tra, rà soát lại các công việc thực hiện hay hợp đồng hợp tác giữa các bên với nhau.

Hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì?

Vậy bộ hồ sơ quản lý chất lượng công trình bao gồm những nội dung gì? Giấy tờ, tài liệu ra làm sao? Mời các bạn tiếp tục tham khảo.

Vai trò của hồ sơ quản lý chất lượng công trình

  • Cơ sở cho việc nghiệm thu giai đoạn, các hạng mục công trình và công trình hoàn thành đưa vào sử dụng;
  • Cơ sở để thanh toán, quyết toán và phục vụ cho việc kiểm toán;
  • Cơ sở cho các cơ quan quản lý, chủ đầu tư nắm được cấu tạo cụ thể, thực trạng của công trình nhằm khai thác, sử dụng đúng với khả năng thực tế của công trình. Từ đó, có biện pháp duy tu, sửa chữa phù hợp
  • Lưu trữ các số liệu cần thiết có liên quan đến công trình
  • Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình;
  • Là hồ sơ cần thiết cho việc tu sửa, khôi phục, và cải tiến công trình

Bộ hồ sơ quản lý chất lượng công trình gồm những gì?

Bộ hồ sơ quản lý chất lượng công trình gồm những gì?

Bộ hồ sơ quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng gồm những giấy tờ, tài liệu quy định tại Phụ lục III Thông tư 26/2016/TT-BXD [Quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành]. Cụ thể là:

Hồ sơ quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng gồm những giấy tờ, tài liệu quy định tại Phụ lục III Thông tư 26/2016/TT-BXD ' title="vbclick['46C1B', '291344'];" target='_blank'>Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể như sau:

- Danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

- Bản vẽ hoàn công [có danh mục bản vẽ kèm theo].

- Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.

- Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn [nếu có] theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.

- Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công và quan trắc trong quá trình vận hành.

- Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận hoặc giai đoạn công trình [nếu có] trong quá trình thi công xây dựng.

- Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng [nếu có].

- Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình.

- Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình.

- Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền [nếu có] về:

+ Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa;

+ An toàn phòng cháy, chữa cháy;

+ An toàn môi trường;

+ An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;

+ Thực hiện Giấy phép xây dựng [đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng];

+ Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan;

+ Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Hồ sơ giải quyết sự cố công trình [nếu có].

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.

- Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục [nếu có] sau khi đưa công trình vào sử dụng.

- Các hồ sơ/ văn bản/ tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.

- Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

Công trình xây dựng là gì? Thành phần hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng bao gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 [được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020] định nghĩa về công trình xây dựng như sau:

Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.

Căn cứ tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng bao gồm:

- Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;

- Chứng chỉ xuất xứ phải phù hợp với quy định của hợp đồng giữa nhà thầu cung ứng, bên mua hàng và phù hợp với danh mục vật tư, vật liệu đã được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt đối với trường hợp nhập khẩu theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa;

- Giấy chứng nhận hợp quy theo quy định của các quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật có liên quan đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị thuộc đối tượng phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;

- Các thông tin, tài liệu có liên quan tới vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng;

- Các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu của thiết kế được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình;

- Các biên bản nghiệm thu vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định;

- Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Thành phần hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng bao gồm những gì? [Hình từ Internet]

Đối tượng nào có trách nhiệm quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
1. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định.
2. Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu. Hệ thống quản lý thi công xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất của công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác quản lý thi công xây dựng, bao gồm: chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng, quản lý khối lượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình.
...

Như vậy theo quy định trên nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng.

Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm những hình thức nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
1. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hình thức sau:
a] Giải thưởng quốc gia về chất lượng công trình xây dựng;
b] Giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao và các giải thưởng chất lượng khác.
2. Các nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Giải thưởng được làm căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là các giải thưởng mà nhà thầu đạt được trong thời gian 3 năm gần nhất tính đến khi đăng ký tham gia dự thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm quy định nội dung nêu trên trong hồ sơ mời thầu.
3. Bộ Xây dựng tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật số 50/2014/QH13.

Như vậy theo quy định trên giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm những hình thức sau:

Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng gồm những gì?

Hồ sơ hoàn công gồm những giấy tờ gì?.

Giấy phép xây dựng..

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng..

Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công xây dựng..

Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng..

Hồ sơ hoàn công công trình gồm những gì?

Hồ sơ hoàn công bao gồm giấy tờ gì?.

Giấy phép xây dựng;.

Hồ sơ thiết kế;.

Bản vẽ thi công;.

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;.

Báo cáo kết quả thẩm tra;.

Văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng..

Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm gồm những gì?

Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:.

Thông tin chi tiết sản phẩm;.

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng;.

Nhãn hàng hóa;.

Giấy đăng ký kinh doanhcó ngành nghề kinh doanh mặt hàng cần tự công bố;.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm [nếu có]..

Hồ sơ KCS công trình là gì?

KCS là viết tắt của 3 chữ cái đầu tiên trong cụm từ: kiểm tra [K], Chất lượng [C], Sản phẩm [S]. Theo đó, KCS là việc kiểm tra tuân thủ quy trình, công nghệ, kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm [dịch vụ] theo đúng quy định [tiêu chuẩn] của doanh nghiệp trước khi được phân phối ra thị trường.

Chủ Đề