Hình chiếu vuông góc là gì Công nghệ 8

Bài 2 HÌNH CHIẾU Hiểu được thê nào là hình chiếu. Nhận biết được các hình chiêu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật. - KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU Quan sát hình 2.1, vật thể được chiếu lên mặt phẳng. Hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể. Điểm A của vật thể có hình chiếu là. điểm A trên mặt phẳng. Đường thẳng AA gọi là tia chiếu và mặt phảng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu hay mặt phẳng hình chiếu. Mặt phẳng Tia chiếu I Hình 2.1. Hình chiếu của vật thể - CÁC PHÉP CHIẾU Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau. Hãy quan sát các hình 2.2 và nhận xét về đặc chém của các tia chiếu trong các hình a, b và c. Phép chiếu vuông góc [h.2.2c] dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc. Phép chiếu song song [h.2.2b] và phép chiếu xuyên tâm [h.2.2a] dùng để vẽ các hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên các bản vẽ kĩ thuật. Ill - CÁC HÌNH CHIỂU VUÔNG GÓC Các mặt phẳng chiếu Để diễn tả chính xác hình dạng của vật thể, ta lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo ba hướng khác nhau lên ba mặt phẳng chiếu như hình 2.3 : Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng. Mặt nằm ngang gọi là mặt pìĩẳng chiếu bằng. Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh. Các hình chiếu Tên gọi các hình chiếu tương ứng với các hướng chiếu [h.2.4] : Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới. Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống. Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang. Hình 2.3. Các mặt phang chiếu Hình 2.4. Các hình chiếu và hướng chiếu Quan sát hình 2.3 và hình 2.4, cho biết các hình chiếu đứng, chiếu bằng và chiếu cạnh thuộc các mặt phẳng chiếu nào và có hướng chiếu như thế nào ? - VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU Trên bản vẽ kĩ thuật, các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng của bản vẽ. Vì vậy, sau khi chiếu vật thể, mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng và mặt phẳng chiếu cạnh được mở sang bên phải cho J trùng với mặt phẳng chiếu đứng [h.2.4]. Ta có bản vẽ các hình chiếu như hình 2.5. c/ỉỉí ý : Trên bản vẽ có quy định : Không vẽ các đường bao của các mặt phẳng chiếu. Cạnh thấy của vật thể được vẽ bằng nét liền đậm. Cạnh khuất của vật thể được vẽ bằng nét đứt. Em hãy quan sát hình 2.5 và cho biết vị trí các hình chiếu ởtrênbản vẽ được sắp xếp như thế nào ? Ghi nhó Trên bản vẽ kĩ thuật, các hình chiếu diễn tả hình dạng các mặt của vật thể theo các hướng chiếu khác nhau. VỊ trí các hình chiếu ở trên bản vẽ như sau : Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng. Hình chiếu cạnh ở bên phải, hình chiếu đứng. Câu hỏi Thế nào là hình chiếu của một vật thể ? Có các phép chiếu nào ? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì ? Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào ? Bài tập Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, c và các hình chiếu 1, 2, 3 [h.2.6]. Hãy đánh dấu [x] vào bảng 2.1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu. Ghi tên gọi các hình chiếu 1, 2, 3 vào bảng 2.2. Bảng 2.1 Bảng 2.2 Tiêu CHUẨN BẢN Vẽ KĨ THUẬT ó thể em chưa biết. Các bản vẽ kĩ thuật được lập theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam về bản vẽ kĩ thuật. Khổ giấy Bảng 2.3 trình bày các khổ giấy chính dùng cho các bản vẽ và tài liệu kĩ thuật. Bảng 2.3. Các khổ giấy chính Kí hiệu khổ giấy AO AI A2 A3 A4 Kích thước các cạnh khổ giấy tính bằng milimét [mm] 1189 X 841 841 X 594 594 X 420 420 X 297 297X 210 Nét vẽ Bảng 2.4 trình bày một số loại nét vẽ cơ bản dùng trên các bản vẽ kĩ thuật. a] Các nét vẽ Bảng 2.4. Một sô' loại nét vẽ cơ bản Tên gọi Nét vẽ Áp dụng 1. Nét liền đậm Cạnh thấy, đường bao thấy... 2. Nét liền mảnh Đường dóng, đường kích thước, đường gạch gạch... 3. Nét đứt Cạnh khuất, đường bao khuất... 4. Nét gạch chấm mảnh Đường tâm, đường trục đối xứng Chiều rộng Chiều rộng của nét vẽ lấy trong dãy kích thước sau : 0,13 ; 0,18 ; 0,25 ; 0,35 ; 0,5 ; 0,7 ; 1 ; 1,4 ; 2 mm. Cách vẽ Đối với bản vẽ khổ nhỏ, chiều rộng [d] của nét đậm thường lấy bằng 0,5mm và chiều rộng của nét mảnh lấy bằng d/2 [0,25mm]. Khe hở các nét đứt, nét gạch chấm mảnh lấy khoảng l,5d. Các gạch ngắn trong nét đứt lấy khoảng 6d. Các chấm trong nét gạch chấm mảnh 0,25d. Các gạch trong nét gạch chấm mảnh lấy khoảng 12d.

Video liên quan

Chủ Đề