Hình chiếu quan trọng nhất là gì

Hình chiếu là gì? Cho ví dụ? Có các phép hình chiếu nào? Đây đều là những kiến thức cơ bản môn công nghệ lớp 8 các bạn học sinh cần nắm chắc để có thể vận dụng và học tập tốt cho các môn khoa học khác. Hiểu được điều đó, Lamsao.vn sẽ giúp các bạn hệ thống kiến thức liên quan đến chủ đề này qua bài viết dưới đây!

Khái niệm hình chiếu là gì?

Hình chiếu là hình biểu diễn theo 3 chiều của vật thể lên mặt phẳng hai chiều. Các yếu tố để tạo nên hình chiếu gồm: Đối tượng cần chiếu, mặt phẳng chiếu [mặt phẳng chứa hình chiếu của vật thể đó] và phép chiếu. Trong đó: 

Các dạng hình chiếu gồm: 

  • Hình chiếu đứng: Hướng chiếu nhìn từ trước tới
  • Hình chiếu bằng: Hướng chiếu nhìn từ trên xuống
  • Hình chiếu cạnh: Hướng chiếu nhìn từ trái sang

Các mặt phẳng chiếu gồm:

Mặt phẳng chiếu chính là mặt phẳng chứa hình chiếu vật thể đó.

  • Mặt chiếu đứng: Là mặt phẳng chính diện
  • Mặt chiếu bằng: Là mặt phẳng nằm ngang
  • Mặt chiếu cạnh: Là mặt phẳng cạnh bên
  • 3 dạng hình chiếu gồm: Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh. 

  Các phép chiếu gồm:

  • Phép chiếu xuyên tâm: Các tia chiếu đồng quy, cùng xuất phát tại một điểm
  • Phép chiếu song song: Các tia chiếu song song nhau.
  • Phép chiếu vuông góc: Các tia chiếu vuông góc mặt phẳng chiếu. Đây chính là phép chiếu quan trọng nhất để vẽ hình chiếu vuông góc. 
Đặc điểm các tia chiếu khác nhau cho phép chiếu khác nhau

Hiểu đơn giản, hình chiếu chính là hình biểu diễn một mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát đứng trước vật thể, phần khuất sẽ được thể hiện qua các nét đứt. 

Cho ví dụ về hình chiếu

Công nghệ lớp 8 có rất nhiều kiến thức quan trọng mà các bạn học sinh cần nắm vững. Trong đó, kiến thức về hình chiếu là một trong những nền tảng quan cần thiết để học tốt các môn khoa học tiếp theo. 

Ví dụ về hình chiếu

Chiếu một vật thể lên một mặt phải ta được một hình được gọi là hình chiếu. Sử dụng hình chiếu giúp việc diễn tả vật thể dễ dàng hơn, người xem có thể hình dung rõ ràng về hình dáng và các thông tin chi tiết của vật thể đó. Hình chiếu của vật thể bao gồm tập hợp của tất cả các điểm chiếu của vật thể đó trên mặt phẳng chiếu. 

Để giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm hình chiếu là gì, Lamsao xin giới thiệu đến bạn học sinh những ví dụ minh họa dễ hiểu về hình chiếu như sau: 

  • Hình chiếu của điểm A trên vật thể là điểm A’
  • Tia sáng từ nguồn sáng S qua điểm A xuống điểm chiếu A’ là tia chiếu SAA’
  • Ánh sáng từ mặt trời chiếu vào người đi đường
  • Ánh sáng từ đèn bàn học chiếu thẳng vào mặt chính diện của quyển sách cái bóng của quyển sách chính là hình chiếu. 

Hình chiếu là gì? Khi trời nắng ta sẽ nhìn thấy bóng của mình dưới mặt đất cũng chính là một ví dụ điển hình của hình chiếu. Chắc hẳn với những thông tin qua bài viết các bạn đã hiểu & hình dung rõ nét các kiến thức về hình chiếu rồi đúng không nào. Nếu có vấn đề gì chưa hiểu đừng lo lắng, hãy để lại câu hỏi để mọi người cùng giải đáp nhé. Chúc các bạn học tốt!

Related Articles

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Hình chiếu là một khái niệm vô cùng quan trọng trong toán học mà mỗi học sinh cần nắm vững để có thể dễ dàng hơn trong việc giải các bài tập liên quan đến nội dung này. Vậy Hình chiếu là gì?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ nội dung này thông qua bài viết Hình chiếu là gì?

Hình chiếu là hình biểu diễn ba chiều của đối tượng lên mặt phẳng hai chiều. Yếu tố cơ bản giúp tạo nên hình chiếu chính là đối tượng cần chiếu, mặt phẳng chiếu và phép chiếu.

Hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên đường thẳng chính là khoảng cách giữa hai đoạn thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho trước. Hình chiếu của một điểm tức là giao điểm của đường thẳng đã cho trước, và đường thẳng kẻ từ điểm vuông góc.

Phân loại hình chiếu

Hình chiếu gồm 2 loại hình chiếu đó là hình chiếu thẳng góc và hình chiếu trục đo. Cụ thể về hai loại hình chiếu được trình bày trong phần dưới đây:

– Hình chiếu thẳng góc

Hình chiếu thẳng góc là loại hình biểu diễn theo cách đơn giản, hình dạng, kích thước của vật thể đã được bảo toàn và cho phép thể hiện hình dạng, kích thước vật thể một cách chính xác.

Với mỗi hình chiếu thẳng góc sẽ chỉ thể hiện được hai chiều. Nên chúng ta cần phải dùng đến nhiều hình chiếu để biểu diễn nhất là đối với những vật thể phức tạp. Có ba hình chiếu phổ biến đó là: Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh và hình chiếu bằng.

– Hình chiếu trục đo

Hình chiếu này có thể biểu diễn được hết ba chiều của vật thể lên trên mặt phẳng chiếu. Và các tia chiếu song song với nhau. Sẽ tùy vào phương chiếu là vuông góc hay xiên góc. Theo sự tương quan của ba chiều, sẽ được phân ra các gồm có hai loại hình chiếu là Hình chiếu trục đo vuông góc và hình chiếu trục đo xiên góc và hình chiếu phối cảnh, cụ thể các loại hình chiếu này như sau:

+ Hình chiếu trục đo vuông góc

Hình chiếu trục đo vuông góc, có đều ba hệ số biến dạng với ba trục bằng nhau

Hình chiếu trục đo vuông góc sẽ cân hai trong ba hệ số biến dạng, có từng đôi một bằng nhau

Hình chiếu trục đo vuông góc sẽ lệch ba hệ số biến dạng, với ba chục không bằng nhau

+ Hình chiếu trục đo xiên góc

Hình chiếu trục đo xiên góc đều

Hình chiếu trục đo xiên góc cân

Hình chiếu trục đo xiên góc lệch

+ Hình chiếu phối cảnh được sử dụng phép chiếu xuyên tâm, các tia chiếu hội tụ về một điểm gọi là điểm tụ. Dựa vào số lượng điểm tụ mà chia ra hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ, 2 điểm tụ và 3 điểm tụ. Ngoài ra còn có hình chiếu phối cảnh Curvilinear perspective dùng khung cơ sở là mạng đường cong cho phép thể hiện cả hướng nhìn từ trên xuống [Bird’s-eye view] và hướng nhìn thấp từ dưới lên [Worm’s-eye view]. Hình chiếu phối cảnh rút gọn khoảng cách Foreshortening khiến cho khoảng cách trông có vẻ gần hơn về hướng người xem.

Quan hệ giữa đường vuông góc với đường xiên, và đường xiên với hình chiếu

Cho một điểm A nằm bên ngoài đường thẳng d, sau đó kẻ một đường thẳng vuông góc tại điểm H và trên d lấy điểm B không trùng với điểm H. Ta có:

+ Đoạn thẳng AH: Được gọi là đoạn vuông góc hay còn là đường vuông góc bắt đầu kẻ từ A đến đường thẳng d

+ Điểm H: Là đường xiên góc bắt đầu kẻ từ A đến đường thẳng d

+ Đoạn thẳng AB: Là đường xiên góc bắt đầu kẻ từ điểm A đến đường thẳng d

+ Đoạn thẳng HB: Là hình chiếu của đường xiên góc AB ở trên đường thẳng d

Định lý 1: Trong các đường xiên góc và trong đường vuông góc kể từ điểm nằm ngoài đường thẳng, cho đến đường thẳng đó, đường vuông góc sẽ là đường ngắn nhất.

Định lý 2: Trong hai đường xiên góc kể từ điểm nằm ngoài đường thẳng cho đến đường thẳng đó:

Đường xiên góc có hình chiều lớn hơn, tương đương sẽ lớn hơn.

Đường xiên góc lớn hơn, sẽ có hình chiếu lớn hơn.

Hai đường xiên góc bằng nhau, hai hình chiếu sẽ bằng nhau. Hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên góc bằng nhau.

Các phép chiếu

Hiện có 3 loại phép chiếu, bao gồm: phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu song song, phép chiếu vuông góc. Ba phép chiếu này được hiểu như thế nào và công dụng của chúng ra sao, chúng tôi sẽ trình bày để quý bạn đọc hiểu nội dung này dưới đây:

– Phép chiếu xuyên tâm: Là phép chiếu mà các tia chiếu đồng quy về một điểm. Điểm đó gọi là tâm chiếu S. Phép chiếu xuyên tâm được ứng dụng trong vẽ tranh, vẽ phong cảnh, vẽ kiến trúc, ta hay gọi các hình chiếu đó là hình chiếu phối cảnh

– Phép chiếu song song: Là phép chiếu mà các tia chiếu thì song song với nhau và song song với phương chiếu L. Phép chiếu song song được dùng làm cơ sở cho phương pháp biểu diễn hình thể bằng hình chiếu trục đo

– Phép chiếu vuông góc: là phép chiếu mà các tia chiếu thì song song với nhau và song song với phương chiếu L, mà L vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. Phép chiếu vuông góc được dùng làm cơ sở cho phương pháp biểu diễn vật thể bằng hình chiếu vuông góc, là phương pháp chính trong các bản vẽ kỹ thuật.

Nội dung kiến thức về hình chiếu là những phần kiến thức vô cùng quan trọng và cần thiết cho các bạn học sinh để áp dụng vào các bài toán trong chương trình học của mình.  Do đó, hãy thường xuyên luyện tập các kỹ năng thực hành những kiến thức trên.

Trên đây là nội dung bài viết về Hình chiếu là gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Video liên quan

Chủ Đề