Hiện tượng hút thuốc lá điện tử ở giới trẻ

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám chữa bệnh, Bộ Y tế,Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế, tại lễ phát động chiến dịch Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử, sáng 26/12, cho biết tỷ lệ giới trẻ sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng mạnh mẽ. Ở Mỹ, người hút thuốc tăng từ 11,7% năm 2017 lên 27% năm 2019, trong đó 2/3 số người hút thuốc lá điện tử là thanh thiếu niên.

Tại Việt Nam, năm 2019, khoảng 2,6% thanh, thiếu niên trong độ tuổi 13-17 đang sử dụng thuốc lá điện tử, trước đó chỉ 0,2%. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam có xu hướng gia tăng tại các thành phố lớn, nhóm người trẻ tuổi có mức sống khá.

Thống kê cho thấy người trẻ (14-30 tuổi) đã sử dụng thuốc lá điện tử thì nguy cơ bắt đầu hút thuốc lá thông thường cao hơn 4 lần so với nhóm không dùng thuốc lá điện tử. 70% người thử một điếu thuốc và trở thành người hút thuốc hàng ngày do nicotine - chất gây nghiện có trong thuốc lá.

Thực tế, ngành công nghiệp thuốc lá thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm nhắm đến giới trẻ như: thiết kế sản phẩm bắt mắt, nhỏ gọn, đóng gói như kẹo, nhiều hương vị, giá rẻ... Ngoài ra còn sử dụng giới trẻ, người nổi tiếng quảng cáo thuốc lá, đồng thời bán qua các trang thương mại điện tử. Đặc biệt, người bán che đậy bản chất thực có hại của thuốc lá nhằm đánh lừa người sử dụng.

"Thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng đều chứa chất nicotine gây nghiện, có thể gây nguy hại đến hệ hô hấp và tim mạch của chính người hút và cả những người xung quanh", ông Khuê nói.

Đa phần thuốc lá điện tử có chứa nicotine, là chất gây nghiện cao, độc hại, gây bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ngộ độc và gây ung thư. Trong dung dịch thuốc lá điện tử còn có glycerin, propylene glycol và hương liệu (có trên 15,500 các loại hương liệu). Ngoài ra, hiện tượng trộn ma tuý vào thuốc lá điện tự đã xuất hiện.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chưa có bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử giúp cai thuốc. Ngược lại, bằng chứng cho thấy người sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng sẽ có nguy cơ sử dụng thuốc lá thông thường. Thậm chí nhiều người sử dụng đồng thời cả hai loại thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu.

Tính đến tháng 2, có 41 quốc gia cấm buôn bán thuốc lá điện tử, trong đó nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Á như Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ... Tháng 5, tới 100 quốc gia đã ban hành luật nội địa quy định đối với thuốc lá điện tử, trong đó có các quy định về độ tuổi tối thiểu được phép mua bán thuốc lá; quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, đóng gói bao bì, các quy định về sản phẩm, phân loại thuốc lá điện tử,...

Các chuyên gia nhận định, hiện tại Việt Nam chưa hình thành thị trường thuốc lá điện tử, chủ yếu là buôn bán trôi nổi qua hàng xách tay và qua Internet. Do đó, rất cần ban hành quy định cấm trước khi các sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Trước tình trạng hút thuốc lá ở giới trẻ ngày càng tăng cao, chiến dịch Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử được phát động nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên về tác hại của thuốc lá, xây dựng lối sống lành mạnh cùng môi trường không khói thuốc, cam kết không sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử.

    Đang tải...

  • {{title}}

Lê Nga

Đúng lúc tính cách phổ biến của thuốc lá cuối cùng bị xuống dốc, vaping xuất hiện và bằng cách nào đó khiến cho thuốc lá hợp thời trở lại. Từ năm 2011-2015, việc sử dụng thuốc lá điện tử trong giới học sinh trung học toàn quốc đã gia tăng từ 1.5% lên tới 16%* — và con số này cứ tiếp tục gia tăng.

Kỹ nghệ thuốc lá cũng biết một điều là —khiến mọi người nghiện sớm và họ sẽ là khách hàng trọn đời. Họ làm như thế nào? Trong 2 cách: bằng cách lôi cuốn trẻ em với hơn 15,500 hương vị khác nhau, và họ tự thiết kế các sản phẩm thuốc lá.

Lấy ví dụ như “JUUL”. JUUL đang trở thành một hiện tượng ở trường trung học, phần lớn là do nó khó bị phát hiện. JUUL không giống như một thiết bị vaping bình thường. Nó trông giống như một ổ đĩa flash, và điều này giúp dễ dàng che giấu ở trường và ở nhà.

Nhưng làm thế nào trẻ vị thành niên mua được vape? Và chúng làm thế nào để giấu vape với cha mẹ và thầy cô?

Câu trả lời ngắn gọn là – trên mạng. 94% trẻ em thành công trong việc mua thuốc lá điện tử trên mạng, và trên YouTube có đầy đủ các hướng dẫn dạy trẻ cách đặt mua vape mà cha mẹ không phát hiện ra. Chúng cho biết “đặt mua Vape của bạn trên Amazon” và “yêu cầu cha mẹ bạn đừng mở gói vì bạn sẽ quay một video đập hộp.”  Cuối cùng, chính cha mẹ là người mua vape cho con cái mình. Các hướng dẫn khác bao gồm:

– “Nơi để hút thuốc trong lớp” – “Làm thế nào để che giấu Juul trong lòng bàn tay bạn”

– “Làm thế nào để giấu Juul qua các lần kiểm soát ba lô”

Điều này đã trở thành cả một vấn đề, một số trường trung học bắt đầu gỡ bỏ cửa phòng vệ sinh. Có lẽ đó không phải là giải pháp tốt nhất. Nhưng có các hành động tốt hơn phải thực hiện.

Hãy ghé FlavorsHookKids.org/Viet để giúp bảo vệ trẻ em khỏi một đời nghiện ngập.

*Centers for Disease Control, “Tobacco Use Among Middle and High School Students — United States, 2011-2015,” Morbidity and Mortality Weekly Report 65(14):361-367, April 14, 2016, http://www.cdc.gov/mmwr/volumes/65/wr/pdfs/mm6514a1.pdf.

Giới trẻ có xu hướng hút thuốc lá điện tử?

10/12/2021 09:46 SA Xem cỡ chữ

Hiện tượng hút thuốc lá điện tử ở giới trẻ
Hiện tượng hút thuốc lá điện tử ở giới trẻ
Hiện tượng hút thuốc lá điện tử ở giới trẻ
Hiện tượng hút thuốc lá điện tử ở giới trẻ

(Mic.gov.vn) -

Tại Việt Nam hiện nay, việc hút thuốc lá điện tử đang rộ lên như một trào lưu thời thượng trong giới trẻ. Thuốc lá điện tử cũng gây nghiện và độc hại như thuốc lá truyền thống, nhưng vì thiếu hiểu biết mà xu hướng sử dụng đang ngày càng gia tăng.


Hiện tượng hút thuốc lá điện tử ở giới trẻ

Ảnh minh họa

Thuốc lá điện tử (TLĐT) là loại thuốc lá có chứa nhiều chất độc gây hại cho cơ thể người sử dụng như hóa chất tạo mùi hương, các kim loại và Nicotine. Người sử dụng TLĐT đa phần sẽ lầm tưởng rằng: “khi hút TLĐT không có lan tỏa ra khói hay không có mùi khó chịu như hút thuốc lá điếu thông thường khác nên TLĐT ít độc hại hay không gây độc cho cơ thể người sử dụng và thậm chí nó còn giúp cai thuốc lá điếu thông thường”. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của những loại TLĐT này chẳng kém gì thuốc lá điếu thông thường.

Với thuốc lá điếu thông thường là loại thuốc lá khi muốn hút thì cần phải châm lửa, hít vào và nhả khói ra (tức là người sẽ hít khói vào để cung cấp Nicotine cho phổi). Với TLĐT thì không cần châm lửa để hút, thay vào đó nó chuyển đổi một lượng dung dịch chất lỏng chứa Nicotine sẽ bốc hơi trong một buồng nóng của thiết bị thành hơi nước hay sương mù để người hút có thể hít vào. Thuốc lá điện tử rất đa dạng về hình dạng và kích thước, nhưng kết cấu chung bao gồm: pin, bộ đốt, nơi chứa dịch lỏng và phần ngậm hút.

Tại những địa điểm công cộng, không quá khó để có thể bắt gặp những thanh, thiếu niên tuổi đời còn rất trẻ nhưng trên tay cầm thuốc lá điện tử, miệng phì phèo nhả khói. Trong số đó có không ít các trường hợp vẫn còn đang mặc quần áo đồng phục trên người.

Thực tế cho thấy xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam đang ngày một gia tăng ở các thành phố lớn, nhất là với nhóm có mức sống khá và nhóm giới trẻ.Kết quả điều tra sức khỏe học đường năm 2019 cho biết, có đến 2,6% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 hút thuốc lá điện tử. Trong đó, học sinh 15-17 tuổi có tỉ lệ hút thuốc lá điện tử khá cao là 3,1%. Tỉ lệ này ở nam học sinh 15-17 tuổi là 4,8% và nữ học sinh là 1,4%.

Thuốc lá điện tử hấp dẫn giới trẻ bởi thiết kế bắt mắt, nhỏ gọn, đóng gói như kẹo, nhiều hương vị, giá rẻ… quảng cáo thu hút. Ngoài ra, người bán còn sử dụng giới trẻ, người nổi tiếng để quảng cáo thuốc lá, đồng thời bán qua các trang thương mại điện tử. Đặc biệt, họ còn che đậy bản chất thực có hại của thuốc lá nhằm đánh lừa người sử dụng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các sản phẩm thuốc lá đều độc hại với sức khoẻ và đến nay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử gây nguy hại đối với sức khoẻ cộng đồng tương tự thuốc lá thông thường. Thuốc lá điện tử gây hại rất lớn với cơ thể con người như: Làm tăng nguy cơ nghiện nicotine với người đã từng hút và chưa bao giờ hút, tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng, gây các vụ nổ, bỏng, chấn thương…

Dạng hơi của thuốc lá điện tử bên cạnh các chất gây nghiện, vẫn chứa formaldehyde, benzene và nitrosamines (chất đặc biệt có trong thuốc lá và gây ung thư), acetaldehyde và các chất gây ung thư khác. Do đó, người hít phải khói thuốc lá điện tử cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật. Nặng nề nhất như ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, bệnh lý về dạ dày, đại tràng…

Những chất độc hại này không chỉ ảnh hưởng đến người hút trực tiếp mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với những người hít phải khói thuốc thụ động. Nếu đem so sánh thuốc lá điện tử với thuốc lá điếu truyền thống thì nguy cơ bị ung thư cao gấp 15 lần./.

MT

Lượt truy cập: 424

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT( 0)

Hiện tượng hút thuốc lá điện tử ở giới trẻ
Hiện tượng hút thuốc lá điện tử ở giới trẻ

Họ và tên:*

Email:*

Nội dung:*

Mã Captcha:

(Tích chọn để xác nhận bạn là bạn đọc, không phải là người máy tự động)

TIN KHÁC

  • Văn phòng không khói thuốc- 10/12/2021
  • Hút thuốc lá nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn- 10/12/2021
  • Cai thuốc lá bằng phương pháp nhĩ châm- 10/12/2021
  • Công nghệ giúp chống tác hại thuốc lá- 10/12/2021
  • Thuốc lá và bệnh gan- 09/12/2021

Xem theo ngày