Hệ thống đảo ven bờ có khoảng bao nhiêu hòn đảo?

Theo chuyên gia trong lĩnh vực biển đảo Lê Đức An thì Hải Phòng, Quảng Ninh là trung tâm kinh tế biển lớn của khu vực Bắc Bộ và cả nước. Qua khảo sát, hai địa phương trên có số đảo chiếm tới 83,7% tổng số đảo ven bờ của cả nước, tuy nhiên chỉ có khoảng 50 đảo có diện tích trên 1km2 đủ lớn để phát triển kinh tế xã hội.

Tuy đất nông nghiệp trên các đảo có độ phì nhiêu thấp, song phù hợp với trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau sạch. Ngoài đất lâm nghiệp ưu tiên trồng rừng phòng hộ là diện tích đất phát triển du lịch, đường giao thông, nuôi trồng thuỷ sản… Hệ thống đảo ven bờ khu vực Bắc bộ rất đa dạng, tiềm ẩn những giá trị về cảnh quan, kỳ quan, di sản địa chất, giá trị khảo cổ học và di tích lịch sử, văn hoá. 

Trái tim của hệ thống đảo ven bờ Hải Phòng là huyện đảo Cát Hải, với diện tích hơn 300km2. Nằm ở vị trí cửa ngõ của thành phố, Cát Hải thuận lợi cho hậu cần nghề cá, dịch vụ, giao thông, cảng biển, thương mại…

Đặc biệt với Vườn quốc gia Cát Bà và Khu dự trữ sinh quyển thế giới, cùng với hang động, tùng áng, bãi tắm, các di tích khảo cổ, bề dày lịch sử, văn hoá… huyện đảo này có đầy đủ điều kiện để phát triển thành một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo của Hải Phòng và cả nước. Con số khách du lịch trong nước và nước ngoài không ngừng tăng trong những năm qua là minh chứng.

Cũng thật hiếm nơi nào có được thế giới sinh vật phong phú, nhiều loài đặc hữu, quý hiếm như vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. Hệ sinh thái của vùng đảo này có đầy đủ từ đảo đá vôi, đá lục nguyên, rừng ngập mặn đến rong-cỏ biển, vùng triều, vùng dưới triều, rạn san hô… Vườn quốc gia Cát Bà cũng có tới gần 800 loài thực vật bậc cao và hơn 100 loài động vật hoang dã. 

Chưa hết, Cát Hải còn có tiềm năng lớn cho hoạt động nuôi trồng đặc sản biển. Với lợi thế về vị trí, tài nguyên kể trên, Cát Hải hoàn toàn có thể trở thành trung tâm kinh tế biển của Hải Phòng và của cả nước, là một thành phần quan trọng của cực tăng trưởng của vùng Đông Bắc.

Đối với đảo Bạch Long Vỹ thì có ý nghĩa quan trọng bậc nhất về giá trị an ninh quốc phòng. Hòn đảo này nằm ở vị trí trung tâm vịnh Bắc Bộ, là lá chắn của cả hệ thống đảo ven bờ.

Bên cạnh đó, với ngư trường rộng lớn quanh huyện đảo, công tác dịch vụ hậu cần như bao tiêu sản phẩm, sơ chế, bảo quản, cung ứng nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động nghề cá, thậm chí là cơ sở chuyển tiếp hay xuất khẩu trực tiếp…

Về du lịch biển có thể hình thành khu bảo tồn biển, phát triển hình thức du lịch sinh thái, lặn biển… Ngoài ra, tại huyện đảo này cũng có thể phát triển hoạt động công nghiệp như sản xuất nước ngọt, nước đá, cơ khí nhỏ để phục vụ bảo dưỡng tàu, thuyền, chế biến hải sản, sản xuất điện gió…

Về hoạt động nông lâm nghiệp có thể tập trung trồng rau xanh, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản. Như vậy, phát triển Bạch Long Vỹ là dịch vụ biển cùng với công nghiệp, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp.

Các chuyên gia kinh tế có nhận định, phát triển bền vững vùng đảo ven bờ Bắc bộ nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng trước hết phải dựa vào tiềm lực nội tại, những lợi thế so sánh, tài nguyên đặc thù của vùng, đồng thời phải gắn chặt với quá trình phát triển chung của cả dải ven biển, trong đó trọng tâm là Hải Phòng, Quảng Ninh.

Các nhà quy hoạch và quản lý nhà nước đã sớm nhìn ra vị trí và vai trò của vùng biển và dải ven biển Bắc bộ như một đối trọng với thị trường sôi động của nước láng giềng liền kề phía Bắc.

Khai thác có hiệu quả nguồn lực, lợi thế của  toàn vùng cho phát triển công nghiệp đóng tàu, cảng biển, du lịch và dịch vụ biển cùng với chuỗi các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế tại Hải Phòng, Hạ Long, Móng Cái, Cái Lân, Tiên Yên… đến Đồ Sơn sẽ tạo thành hành lang kinh tế ven biển đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời tạo thế phòng thủ vững chắc cho vùng biển đảo tiền tiêu, bảo vệ vùng Đông Bắc của tổ quốc.

Có thể thấy, Hải Phòng đang “sở hữu” nguồn tài nguyên đảo biển quý giá, mang lại những lợi ích to lớn cho sự phát triển, bứt phá của thành phố.

- Hệ thống đảo ven bờ có khoảng hơn 3.000 đảo, phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

- Một số đảo ven bờ có diện tích lớn như: đảo Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo…

- Các đảo xa bờ gồm đảo Bạch Long Vĩ, quần đảo Trường Sa [Khánh Hòa] và Hoàng Sa [Đà Nẵng].

II. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN

1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

a. Khai thác:

- Trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, sản lượng khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn.

- Hải sản với hàng nghìn loại cá, hàng trăm loại tôm – cua – mực và nhiều đặc sản, trong đó có nhiều loại ngon, chất lượng cao, giá trị xuất khẩu lớn.

b. Nuôi trồng:

- Tiềm năng rất lớn, hiệu quả còn hạn chế.

- Các khu vực có ngành nuôi trồng thủy sản mạnh: Hạ Long, Bái Tử Long, Trung Bộ, Cà Mau, Rạch Giá - Hà Tiên.

c. Chế biến:

- Phương pháp hiện đại với các sản phẩm sấy khô, đông lạnh, đóng hộp.

- Phương pháp truyền thống với các loại mắm, sơ chế hải sản.

- Các khu vực phát triển về chế biến hải sản: Hạ Long, Hải Phòng, các tỉnh Nam Trung Bộ, Cà Mau, Kiên Giang, Phú Quốc.

2. Du lịch biển - đảo

- Tiềm năng thiên nhiên của du lịch biển – đảo vô cùng lớn, xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng, song chủ yếu là hoạt động tắm biển.

Chủ Đề