Hay kể tên những nhà Thiên văn học thời Trần

Bản đồ đầu tiên của nước ta có tên là gì [Lịch sử - Lớp 4]

5 trả lời

Câu trả lời nào chưa đúng [Lịch sử - Lớp 5]

3 trả lời

Cái gì quý nhất? [Lịch sử - Lớp 9]

4 trả lời

Tóm tắt mục 3. Giáo dục và khoa học - kĩ thuật thời Trần

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Mục 3
  • ND chính
  • Sơ đồ tư duy

Mục 3

3. Giáo dục và khoa học - kĩ thuật thời Trần

a] Giáo dục

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công [lộ, phủ]; trường tư [xã].

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

b] Sử học

- Cơ quan chuyên viết sử ra đời [Quốc sử viện] do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Năm 1272, biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

c] Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật

- Quân sự: tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

- Y học: người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

- Khoa học - kĩ thuật:

+ Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể.

+ Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Đề bài

Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng thời Lý - Trần và Lê sơ.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào những kiến thức đã học bài 12, 15, 20 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Thời Lý [1009 - 1225]

Thời Trần [1226 - 1400]

Thời Lê sơ [1428 - 1527]

Các tác phẩm văn học

Nam Quốc sơn hà [Lý Thường Kiệt]

Hịch tướng sĩ [Trần Quốc Tuấn], Tụng giá hoàn kinh sư [Trần Quang Khải] , Phú sông Bạch Đằng [Trương Hán Siêu]

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

Đại Việt sử kí toàn thư.

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển [Lê Văn Hưu].

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí [10 quyển], Đại Việt sử kí toàn thư [15 quyển], Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

Loigiaihay.com

Hay nhất

Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, Phú sông Bạch Đằng,...

Ở nước ta, khoa thiên văn và lịch pháp đã có từ lâu đời.

Đặng Lộ là nhà thiên văn và làm lịch nổi tiếng thời Trần [thế kỷ 14]. Ông là người Sơn Minh, Sơn Nam [nay là huyện Ứng Hòa tỉnh Hà Sơn Bình]. Sách, sử không ghi lại năm sinh cũng như tuổi thọ của ông. Từ thuở bé, Đặng Lộ đã nổi tiếng thông minh, hay chữ khắp một vùng. Điều đặc biệt là Lộ cũng hay quan sát bầu trời và ngắm nhìn các vì sao. Chuyện cũ kể rằng: Từ khi còn nhỏ, những tối mùa hè, những lúc rạng sáng mùa thu, Đặng Lộ “nằm ngửa trên chõng mải mê ngắm, đếm trăng sao”. Bạn bè nô đùa chạy đuổi, mặc, Lộ thích ngắm trăng sao hơn. Bố mẹ thấy khuya, bắt cậu vào đi ngủ. Nhưng vào giường rồi Lộ tay còn chỉ trỏ, nhẩm nói vị trí các vì sao. Mặt trời cũng không kém phần hấp dẫn cậu. Cậu nhìn mặt trời mọc, so sánh với lúc mặt trời ở cao. Nhìn quá lâu có lần đau cả mắt.

Rồi Đặng Lộ đi thi và đỗ đạt. Vua Trần Minh Tông [1314-1329] nghe tiếng ông giỏi thiên văn gọi đến hỏi. Ông trả lời rõ ràng, rành mạch. Đặng Lộ được phong làm Hậu nghi lang thái sử cục lệnh và làm việc ở Hậu nghi đài trong khu Khâm thiên. Đó là thiên văn đài ngày xưa. Ở Hậu nghi đài có bầy biện các dụng cụ để xác định vị trí các sao, xác định bóng nắng lúc chính ngọ để theo dõi những ngày xuân phân, thu phân, đông chí, hạ chí… Những dụng cụ này xưa kia gọi là các “hậu nghi khí” [dụng cụ để xem khí hậu, thời tiết].

Về thiên văn học thì việc quan sát các tinh tú, việc làm lịch, việc dùng đồng hồ đơn giản theo cách thức nhỏ nước, cầm canh đã có từ khá lâu.

Năm 1925, người ta đã phát quật được ở Bắc Sơn, trong tầng văn hóa cuối thời kỳ đồ đá mới [cách đây chừng 5000 năm], một chiếc rìu đá có khắc hình chòm sao mà thời đó trục vũ trụ chỉ vào đấy. Tên Việt Hán hiện đại của các chòm sao đó là chòm Vũ tiên, tên La-Hi đặt cho chòm này là “thần Héc-quyn” [Hercule].

Có thể nói trống đồng Hoàng Hạ là một tấm lịch mặt trời mà ngày nay xem vẫn thấy đúng. Trống này là một tấm lịch để phục vụ nông nghiệp và nghề đi biển của ông cha ta thời cổ đại. Vành ngoài cùng mặt trống là giới hạn của điểm đông chí. Nếu ta đặt một gậy đo dài 80cm ở giữa trống, bóng của nó ngả tới điểm đó vào giữa trưa ngày ấy [tương đương với ngày 22-12 dương lịch] thì hôm sau, vào giữa trưa, bóng ngắn hơn đi rất ít để hôm sau ngắn nữa. Rồi tới ngày xuân phân, giữa trưa, bóng đầu gậy sẽ vào giữa cát tuyến 85cm. Đây là một đoạn thẳng như một cái gân ở vòng thứ 5 trên mặt trống Hoàng Hạ mà tất cả các loại trống đồng loại 1 [Ngọc Lũ, Miếu Môn, Thượng Lâm] đều không có. Đó là điểm xuân phân trên mặt trống. Sau đó bóng chuyển đúng vào mô hình mặt trời giữa trống, nhưng vào giữa mùa hè người đo bóng phải quay 1800, mới thấy bóng gậy: đó là ngày hạ chí [tương đương với ngày 22-6 dương lịch]. Trên mặt trống Ngọc Lũ có hình 4 người cầm cái gậy đo bóng đặt vào mặt 4 cái trống, tượng trưng cho bốn mùa. Riêng mùa hạ, người đo bóng muốn thấy bóng gậy vào mấy ngày trước sau ngày hạ chí phải quay về phía bắc mới thấy bóng.

Nhà Khâm thiên giám phụ trách các công việc đó cũng được thành lập ở kinh thành Thăng Long ngay từ đời Lý. Tuy nhiên phải đợi đến Đặng Lộ thì việc quan sát thiên văn để từ đó dần hình thành một cuốn lịch mới, mới chính xác và có dụng cụ. Ông đã chế ra một thứ máy để xem thiên văn gọi là “Linh lung nghi” dùng khảo nghiệm thiên tượng trên trời rất đúng. Sử cũ đã đánh giá: “Với dụng cụ thiên văn đó, ông khảo nghiệm thiên tượng không việc gì không đúng”.

Vậy là thiên văn học nước ta đã có một quá trình phát triển từ thấp đến cao. Mặc dù những lớp bụi thời gian che lấp, mặc dù các thế lực xâm lược tàn phá, trong lòng đất cũng như trong lòng dân vẫn còn giữ lại được những vết tích về sử dụng thiên văn học để phục vụ đời sống.

Như ta đã biết, ông cha ta đã biết chế thủy tinh pha lê từ thế kỷ thứ 3. Thời Trần, cùng với các nghề thủ công mỹ nghệ khác, nghề làm thủy tinh pha lê cũng khá phát triển. Là nhà thiên văn, Đặng Lộ quan sát bầu trời không thể chỉ dùng mắt thường. Ông đã dùng pha lê chế ra thứ kính thiên lý đơn giản để “khảo nghiệm thiên tượng”.

Công trình sáng chế lớn nhất của Đặng Lộ được gọi là “Linh lung nghi”. Đó là dụng cụ đo đạc, xác định vị trí các sao, độ lệch hoàng đạo, bạch đạo [quỹ đạo của mặt trời, mặt trăng] đối với xích đạo qua các thời gian trong một năm, một thế kỷ và lâu hơn nữa. Đặng Lộ đã dày công nghiên cứu chế ra “Linh lung nghi”. Dụng cụ do ông chế ra gồm có một quả cầu ở giữa, bao quanh bởi nhiều vòng. Dụng cụ “rất kỹ xảo” vì khi dùng khảo nghiệm thiên tượng đều đúng cả. Một bằng chứng nữa cho ta thấy dụng cụ thiên văn của Đặng Lộ rất chính xác là Trần Nguyên Đán, nhà thiên văn học và lịch pháp, sinh sau Đặng Lộ chút ít, đã kế thừa những phát minh sáng chế của Đặng Lộ một cách có hiệu quả. Trần Nguyên Đán cũng lao mình vào thiên văn để soạn ra quyển “Bách thế thông kỷ thư”. Sách của ông ghi rõ những ngày nhật thực, nguyệt thực, các triền độ của sao, thời tiết trong một năm suốt từ năm Giáp Thìn đời Nghiêu [2357 trước công nguyên] cho mãi hết Nguyên Mông [1367]. Sách này phải gắn bó hữu cơ với dụng cụ khảo nghiệm các số liệu ghi trong sách. Đồng thời nó còn phải đúng khớp với những thiên tượng của thời Trần mà triều đình cũng như nhân dân thời đó được mục kích, đặc biệt là nhật thực và nguyệt thực.

Với dụng cụ thiên văn khoa học chính xác đó, Đặng Lộ dùng để khảo nghiệm và nâng cao các thành tựu về lịch cổ nước ta và cũng gọi lịch nước ta là lịch “Thụ thì”.

["Thụ thì" là chữ trong Kinh Thi dùng để chỉ nhiệm vụ của viên quan có chức vụ “kính cẩn ghi lại giờ và báo cho nhân dân biết”. Nói chung lịch nào cũng là Thụ thì rồi theo đúng giờ ở địa phương đó mà báo cho dân biết. Vậy là lịch riêng nước ta thời Trần có phần đóng góp, phát minh của Đặng Lộ, cũng gọi là Thụ thì].

Nhưng về sau, Đặng Lộ đã xin bỏ tên lịch “Thụ thì” ở nước ta thành lịch “Hiệp kỷ”. Tên mới “Hiệp kỷ” có nghĩa là đem trích các đoạn thời gian chuyển động của thiên thể [mặt trăng mặt trời…] mà thuật ngữ lịch pháp xưa gọi là “kỷ” rồi hợp với từng địa phương một để làm ra lịch. Tên đặt rất đúng với ý nghĩa thành ngữ “Hiệp kỷ biện phương”.

Ngoài Đặng Lộ, sách sử còn ghi tên một người nữa là Đặng Tảo vì có công về thiên văn và lịch pháp mà được vua Minh Tông nhà Trần [1314-1329] ban thưởng 20 mẫu đất. Đặng Lộ có công mà Đặng Tảo được thưởng, sự việc ấy, nên hiểu như thế nào? Chúng tôi nghĩ rằng rất có thể Đặng Lộ và Đặng Tảo chỉ là một người. Về hai cái tên “Lộ” và “Tảo” có vấn đề đáng chú ý. Trong các chữ “Lộ” có nghĩa là “phơi bầy ra một cái gì vốn giấu kín”. Đặng Lộ xem thiên văn, phát hiện ra những bí mật của thiên tượng thế là làm “lộ thiên cơ” như người xưa thường nói. Còn trong các chữ “Tảo” đồng âm với nhau, có một chữ “Tảo” có nghĩa là thuần nhã, sáng sủa, như trong câu “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” [tấm lòng của Ức Trai – Nguyễn Trãi – sáng như vẻ sáng của sao Khuê]. Một nhà thiên văn có tên là “Tảo”, kể cũng có ý nghĩa hay. Rất có thể Trần Minh Tông đã “ban tên”, đổi tên cho công thần họ Đặng để ghi nhớ tài năng và công lao của ông trong lĩnh vực chuyên môn. Việc vua “ban tên” đổi tên cho công thần là việc thường thấy trong sử cũ.

Những công trình sáng tạo của Đặng Lộ về thiên văn và lịch pháp hẳn đã giúp cho việc cấy lúa, trồng dâu, đánh cá… khá phát triển trong đời sống kinh tế đời Trần, đặc biệt là việc đắp đê phòng lụt mà triều đại nhà Trần đặc biệt chú ý.

Đặng Lộ đã khuất đi cách ta khoảng trên dưới 600 năm. Ông đã để lại một tấm gương sáng về cách mạng khoa học kỹ thuật, cụ thể là việc ông đã đổi mới về thiên văn và lịch pháp để phục vụ đời sống.

Video liên quan

Chủ Đề