Hạch toán điều chỉnh giảm doanh thu trên misa

Trong kỳ kế toán của doanh nghiệp, có thể phát sinh một số nghiệp vụ làm giảm trừ doanh thu từ hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm và cung ứng dịch vụ. Vậy cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu như thế nào? Hãy cùng MISA MeInvoice giải đáp thắc mắc trong bài viết sau đây.

Khoản giảm trừ doanh thu là các khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương pháp giảm trừ doanh thu khác nhau tùy theo từng chế độ kế toán.

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

– Chiết khấu thương mại: Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá hàng hóa, sản phẩm cho khách mua với số lượng lớn.

– Giảm giá hàng bán: Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng khi khách hàng mua hàng hóa, thành phẩm nhưng lại hàng hóa đó lại kém phẩm chất hay không đáp ứng đủ điều kiện chất lượng như trong hợp đồng đã ký giữa 2 bên.

– Hàng bán bị trả lại: Là số hàng hóa, thành phẩm bị kém chất lượng, chủng loại,… bị khách mua trả lại cho doanh nghiệp.

Trước khi tìm hiểu tiếp về các khoản giảm trừ doanh thu, bạn có thể sẽ muốn tìm hiểu 1 số nguyên tắc kế toán vì những nguyên tắc này rất quan trọng cho nghiệp vụ giảm trừ doanh thu.

2. Tài khoản sử dụng hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, để hạch toán khoản giảm trừ doanh thu, tài khoản 511 có 6 tài khoản cấp 2 bao gồm:

  • TK 5211 – Chiết khấu thương mại.
  • TK 5212 – Hàng bán bị trả lại.
  • TK 5213 – Giảm giá hàng bán.
  • TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
  • TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
  • TK 5118 – Doanh thu khác.

Kết cấu tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu:

– Bên Nợ:

  • Số tiền chiết khấu thương mại doanh nghiệp thanh toán cho khách hàng.
  • Số lượng giảm giá hàng hóa bán doanh nghiệp chấp thuận cho người mua hàng.
  • Doanh thu của hàng hóa bán bị trả lại mà doanh nghiệp đã trả lại tiền cho người mua hoặc trừ vào khoản phải thu khách hàng về sản phẩm, hàng hóa đã bán.

– Bên Có:

  • Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng hóa bán bị khách hàng trả lại sang tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh.
  • Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
    Xem thêm: Kế toán bán hàng là gì? Công việc của kế toán bán hàng

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Kể từ MISA SME.NET 2017 R20, cho phép kế toán lựa chọn ghi nhận doanh thu trên tài khoản nào, thì sẽ ghi nhận giảm trù doanh thu trên tài khoản đó, để không thời gian chọn lại tài khoản

Chi tiết thay đổi

  • Trên giao diện VTHH bổ sung thêm thông tin cần khai báo gồm: TK chiết khấu, TK trả lại, TK giảm giá

    • Với VTHH được thêm mới, giá trị ngầm định được thiết lập như sau:
      • Trường hợp đơn vị áp dụng theo thông tư TT200 hoặc QĐ48:
        • TK chiết khấu: ngầm định theo tiết khoản chi tiết nhất của TK5211
        • TK trả lại: ngầm định theo tiết khoản chi tiết nhất của TK5212
        • TK giảm giá: ngầm định theo tiết khoản chi tiết nhất của TK5213
      • Trường hợp đơn vị áp dụng theo thông tư TT133: TK chiết khấu, TK trả lại, TK giảm giá ngầm định theo tiết khoản chi tiết nhất của TK5111
    • Với VTHH được chuyển đổi từ MISA SME.NET 2015, MISA SME.NET 2012 hoặc các phiên cũ của phần mềm MISA SME.NET 2017 lên phiên bản hiện tại thì thông tin TK chiết khấu, TK giảm giá, TK trả lại mặc định để trống
  • Cho phép sửa hàng loạt vật tư hàng hóa các TK chiết khấu, TK trả lại, TK giảm giá
  • Cho phép nhập khẩu excel, xuất khẩu được excel được các thông tin TK chiết khấu, TK trả lại, TK giảm giá từ danh mục VTHH
  • Khi lập chứng từ Bán hàng hóa, dịch vụ, Bán hàng xuất khẩu, Hàng bán trả lại, Giảm giá hàng bán sẽ mặc định lấy thông tin TK chiết khấu, TK trả lại, TK giảm giá từ danh mục VTHH, nếu danh mục VTHH để trống thì lấy theo danh mục ngầm định. => Ví dụ: treeng chứng từ bán hàng hóa dịch vụ Làm thế nào để lập được 1 Hoá đơn điều chỉnh cho cả 2 trường hợp: vừa tăng, vừa giảm và hạch toán cho Hóa đơn điều chỉnh tăng/giảm này?

1.Nội dung:

Làm thế nào để lập được 1 Hoá đơn điều chỉnh cho cả 2 trường hợp: vừa điều chỉnh tăng, vừa điều chỉnh giảm, đồng thời hạch toán cho Hóa đơn điều chỉnh tăng/giảm này trên phần mềm?

2. Nguyên nhân:

  • Hiện tại khi lập Hoá đơn điều chỉnh, chương trình chỉ cho phép chọn 01 hoá đơn để lập điều chỉnh cho 1 trường hợp: Điều chỉnh tăng hoặc Điều chỉnh giảm.
  • Và nếu phát sinh hạch toán thêm các bút toán về điều chỉnh doanh thu/công nợ/tiền thuế, Anh/Chị có thể thao tác hạch toán trên các loại chứng từ như: Chứng từ bán hàng [nếu điều chỉnh tăng]; Hoặc Chứng từ giảm giá hàng bán [nếu điều chỉnh giảm]; Hoặc Chứng từ nghiệp vụ khác.

3.Giải pháp:

Trường hợp 1: ĐIỀU CHỈNH TĂNG

Bước 1: Lập và Phát hành hoá đơn điều chỉnh tăng. Xem hướng dẫn Tại đây

Lưu ý:

  • Tích mục tròn Điều chỉnh giá trị
  • Chỉ chọn mặt hàng cần điều chỉnh tăng, nhập số lượng hoặc giá trị tiền phần chênh lệch cần TĂNG thêm

Bước 2: Hạch toán cho hoá đơn điều chỉnh tăng. Thực hiện 1 trong 2 cách sau đây:

Cách 1:

  • Thêm mới lập Chứng từ bán hàng [không tích ô Lập kèm hóa đơn]

  • Nếu trường hợp có liên quan tới kho, cần xuất kho thêm thì tích thêm ô Kiêm phiếu xuất kho để chương trình tự sinh Phiếu xuất
  • Tab Hàng tiền Hạch toán: Nợ TK 131/Có TK 511: số tiền chênh lệch tăng thêm
  • Tab Thuế: Hach toán: Nợ TK 131/Có TK 33311: chọn % thuế bình thường

Cách 2:

  • Vào menu Nghiệp vụ / Tổng hợp / thêm Chứng từ nghiệp vụ khác

  • Hạch toán:

Nợ TK 131/ Có TK 511: số tiền chênh lệch tăng thêm

Nợ TK 131/Có TK 33311: số tiền thuế chênh lệch tăng thêm

  • Nếu có liên quan tới kho, cần điều chỉnh giá trị hàng hoá trong kho thì cần làm Kiểm kê kho. Xem hướng dẫn kiểm kê kho tại đây

Trường hợp 2: ĐIỀU CHỈNH GIẢM

Nếu 1 hoá đơn đã được chọn để lập Điều chỉnh cho trường hợp 1 rồi, thì để tiếp tục lập Điều chỉnh giảm, Anh/Chị thực hiện như sau:

Chủ Đề