Hà Tây cũ có bao nhiêu thành phố?

Địa phận huyện Thạch Thất – Hà Tây [cũ] là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng, thuộc bậc thềm phía tây Hà Nội nên có lịch sử dân cư và tổ chức hành chính từ rất sớm. trải qua hàng ngàn năm, cùng với sự biến đổi về địa giới hành chính, thì tên huyện cũng thay đổi nhiều lần. Nhiều học giả có những đánh giá khác nhau; đến năm Vĩnh Lạc thứ 2 [1404] tên huyện gọi là Thạch Thất.

Cách đây hàng nghìn năm, địa phận phía tây huyện là những đồi gò, núi thấp, là nơi cư trú của các cộng đồng bộ lạc người Việt cổ vào thế kỷ Hùng Vương – nơi đóng đô của các vua hùng. “Bộ lạc Hùng Vương là bộ lạc lớn, bao trùm cả một phần của tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn Tây [Hà Tây cũ] các huyện Bất Bạt, Tùng Thiện, Thạch Thất, Quốc Oai ] là di duệ của những người Lạc Việt”.

Đến thời Hán, địa phận trong sông Tích là những cộng đồng dân cư đông đúc thuộc phía Nam đất huyện Mê Linh - quận Giao Chỉ. Địa phận ngoài sông Tích cổ xưa là những vùng sình lầy, trên những gò đất cao đã hình thành nên những cộng đồng dân cư sinh sống và thuộc Câu Lậu - quận Giao Chỉ. Xét về huyện Câu Lậu, Mục “Thành trì” sách “Đại Việt địa dư toàn biên ” viết “Thành Câu Lậu Tây nam phủ Giao Châu. Đời Hán đặt là huyện Câu Lậu thuộc quận Giao Chỉ. Cát Hồng xin làm quan lệnh huyện Câu Lậu tức chỗ này. Đời Tống, đời Tề vẫn theo như thế. Đến đời Tuỳ thì bỏ huyện ấy – bây giờ huyện Thạch Thất là đất thành Câu Lậu”.

Về huyện lỵ và địa giới huyện Câu Lậu “ Núi Phật Tích [ chùa Thày ] ở huyện Thạch Thất, phía Tây Nam phủ Giao Châu, dưới núi có ao, cảnh vật tươi đẹp, là nơi thắng cảnh của một phương, lại có núi Câu Lậu của huyện Thạch Thất. Tương truyền huyện Câu Lậu đời Hán đóng ở chân núi ấy [ núi này có chùa Tây Phương cổ mà đẹp lắm ]”, “Huyện Yên Sơn [ nay là Quốc Oai] là đất Câu Lậu đời xưa”. Như vậy địa giới huyện Câu Lậu từ đời Hán đến đời Tuỳ bao gồm địa phận các xã phía ngoài sông Tích của huyện Thạch Thất ngày nay và một phần của huyện Quốc Oai.

Trước Cách mạng Tháng 8/1945 huyện Thạch Thất thuộc phủ Quốc Oai - tỉnh Sơn Tây, năm 1948 Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành sắc lệnh số 48-1948 bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận…huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngày 21/4/1965 hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành một đơn vị hành chính là tỉnh Hà Tây [cũ], Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 21/12/1975 hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây[cũ] và Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 29/12/1978 cắt huyện Thạch Thất sát nhập vào thành phố Hà Nội. Ngày 12/08/1991 tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây [cũ] và Hoà Bình, chuyển huyện Thạch Thất từ Hà Nội về tỉnh Hà Tây [cũ]. Năm 2008, tỉnh Hà Tây sáp nhập về thành phố Hà Nội, huyện Thạch Thất hiện nay là một trong 29 quận, huyện của thành phố Hà Nội.

Từ khi có huyện Thạch Thất đến nay, địa giới của huyện và các xã trong huyện đã thay đổi rất nhiều.

Đầu thế kỷ 15 địa phận huyện Thạch Thất: phía Đông của huyện bao gồm một phần huyện Quốc Oai ngày nay; phía nam giáp với sông Đáy [ địa phận huyện Chương Mỹ] gần cầu Ninh Kiều. Phía tây địa giới giáp huyện Mỹ Lương [ phủ Quốc Oai ]. Theo sách Dư địa chí [Nguyễn Trái] viết năm 1435, lúc này huyện Thạch Thất có 43 xã, thôn phường. Năm Quang Thuận thứ 3 [1462] tổng An Lạc [trước thuộc huyện Mỹ Lương] cắt chuyển về huyện Thạch Thất và địa phận Thạch Thất được được mở rộng về phía Tây Bắc. Trải qua hàng trăm năm sau, cương vực địa giới của huyện có nhiều biến động. Đến đầu thế kỷ 19 huyện Thạch Thất có 49 xã, 7 tổng; năm Tự Đức thứ 2 [ 1849] xã Nhân Mục [ nay là một phần Tân Xã] thuộc tổng Dã Cát [ huyện Mỹ Lương ] nhập vào tổng Cần Kiệm [ lãnh 7 tổng 50 xã thôn phường].

- Năm 1976: Ngày 29/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa khóa V, kỳ họp thứ 2 ra Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây[cũ] và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình.

- Năm 1978: Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI  thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn sau đây: Tỉnh Hà Sơn Bình gồm các huyện:  Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây…

- Năm 1991: Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, thông qua Nghị quyết điểu chỉnh địa giới của thu đô Hà Nội như sau: Chuyển huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú; chuyện thị xã Sơn Tây và 5 huyện: Hòa Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của thành phố Hà Nội về tỉnh Hà Tây[cũ].

- Năm 2008: Ngày 29/5/2008 kỳ họp thứ 3 Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Tỉnh Hà Tây [cũ] sáp nhập vào thành phố Hà Nội

Hà Tây trước đây là một tỉnh cũ của Việt Nam. Cho đến năm 2008, Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội và trở thành một trong những đơn vị hành chính mới của Thủ đô. Để hiểu hơn về nơi đây, hãy cùng tìm hiểu về bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Tây cũ, giai đoạn trước năm 2008 và hiện tại qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về tỉnh Hà Tây cũ

Tỉnh Hà Tây cũ thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, từng tồn tại trong hai giai đoạn đó là: 1965 – 1975 và 1991-2008. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hà Đông, cách trung tâm của thủ đô Hà Nội 10km về phía Tây Nam, cách sân bay Nội Bài 35km.

Tỉnh Hà Tây cũ thuộc vùng đồng bằng sông Hồng

 

Tên đơn vịHà TâyKhu vựcĐồng bằng sông HồngDân số2.568.007 [cập nhật 2008]Diện tích2.193,41 km²Mật độ dân số1.171 người/km²Dân tộcKinh, Mường

Vị trí địa lý của tỉnh Hà Tây cũ

Vị trí địa lý của tỉnh Hà Tây cũ gồm có:

  • Phía Đông giáp TP Hà Nội
  • Phía Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên
  • Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam
  • Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình
  • Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía Đông Bắc giáp tỉnh Phú Thọ

Đơn vị hành chính của tỉnh Hà Tây cũ

Tính đến tháng 7 năm 2008, tỉnh Hà Tây có 2 thành phố đó là Hà Đông, Sơn Tây và 12 huyện gồm: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thường Tín, Ứng Hòa.

Đến ngày 8 tháng 5 năm 2009, Thành phố Hà Đông trở thành một quận của Hà Nội, thành phố Sơn Tây trở thành thị xã Sơn Tây. Địa giới các huyện như Quốc Oai, Thạch Thất cũng được điều chỉnh lại, sáp nhập thêm 4 xã của huyện Lương Sơn [Tỉnh Hòa Bình].

Điều kiện tự nhiên

Lượng mưa trung bình hàng năm tại nơi đây đó là 1,900mm, nhiệt độ trung bình là 23,3 độ C, chênh lệch khá cao giữa các vùng mùa hè ở đồng bằng lên tới 36 – 37 độ C, cao nhất là 41 độ C.

Địa hình Hà Tây có thể chia làm ba khu vực là vùng Ba Vì, vùng gò đồi phía Tây [Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức] và vùng đồng bằng phía Đông.

Tiềm năng phát triển du lịch

Hà Tây cũ là tỉnh giàu tiềm năng về du lịch khi có địa hình giao thoa giữa miền núi, đồng bằng. Tỉnh cũng có nhiều hồ, suối, hang động. Nơi đây cũng là tỉnh có 2 trong số 21 khu du lịch quốc gia như Chùa Hương, khu du lịch Ba Vì. Về số di tích lịch sử, Hà Tây cũ chỉ đứng sau Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Phải kể đến các địa chỉ du lịch tại đây như: Di tích quốc gia Đền Nội – Đình Ngoại Bình Đà thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân, vườn quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Bằng Tạ, Đầm Long, hồ Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, làng cổ Đường Lâm, Lăng Ngô Quyền, Lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây… cùng nhiều lễ hội nổi tiếng.

Chính vì thế, ngành du lịch tại tỉnh Hà Tây rất có tiềm năng phát triển và đây cũng là lý do nhiều dự án bất động sản, khu du lịch văn hóa tâm linh phát triển tại đây.

Các làng nghề tại Hà Tây

Hà Tây được biết đến là tỉnh có số lượng làng nghề lớn [hơn 200] với những sản phẩm đặc sắc. Phải kể đến đó là pháp Bình Đà, lụa Vạn Phúc, sơn mài Duyên Thái, Tiện gỗ Nhị Khê, thêu Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ…

Mục tiêu quy hoạch tỉnh Hà Tây cũ trước năm 2008

Theo quy hoạch, khu vực phía Đông của thị xã Hà Đông được xác định trong quy hoạch chung điều chỉnh thị xã Hà Đông. Xây dựng khu đô thị mới đồng bộ với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xây dựng đạt tiêu chuẩn tương đương đô thị loại 1.

Các định hướng phát triển:

  • Hệ thống nhà văn hóa trung tâm: Hoàn thành nâng cấp khu trung tâm VHTT của tỉnh, xây dựng mới, cải tạo nhà văn hóa các huyện, thị đến 2005 có 100% các huyện, thị xây dựng trong nhà văn hóa, đảm bảo các hoạt động VHTT, hướng dẫn phong trào văn hóa cơ sở
  • Thông tin triển lãm: Tăng cường các hoạt động thông tin, triển lãm, đầu tư trang thiết bị cho các đội thông tin lưu động. Xây dựng các cụm tranh cổ động tại các điểm dân cư, đô thị, phù hợp quy hoạch đô thị, quy hoạch các ngành.
  • Công tác quản lý nhà nước: bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của địa phương, tăng cường công tác nhà nước về báo chí trên địa bàn. Đảm bảo chất lượng, số lượng, công tác phát hành báo của đảng bộ tỉnh. Đầu tư trang thiết bị hiện đại hóa công tác phát hành báo của đảng bộ tỉnh…
  • Hệ thống thư viện: 100% thư viện, thị xã được xây dựng, có cơ sở hoạt động đạt hạng IV trở lên. Tăng cường xây dựng mạng lưới thư viện, tủ sách, cơ sở tại các xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học…
  • Hoạt động bảo tồn bảo tàng, quản lý di tích: Đầu tư xây dựng nhà bảo tàng tỉnh, đến năm 2005 có 25-30% di tích được xếp hạng. Lập phương án trình duyệt đề nghị bổ sung di tích thuộc loại đặc biệt quan trọng.
  • Hệ thống thư viện: 100% thư viện, thị xã được xây dựng, có cơ sở hoạt động đạt hạng IV trở lên. Tăng cường xây dựng mạng lưới thư viện, tủ sách, cơ sở tại các xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học…
  • Hoạt động bảo tồn bảo tàng, quản lý di tích: Đầu tư xây dựng nhà bảo tàng tỉnh, đến năm 2005 có 25-30% di tích được xếp hạng. Lập phương án trình duyệt đề nghị bổ sung di tích thuộc loại đặc biệt quan trọng.

Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tây cũ

Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tây cũ

Thông tin quy hoạch thị xã Sơn Tây đến năm 2030

Như đã nói ở phần trên, địa phận thị xã Sơn Tây tỉnh Hà Tây cũ sau khi sáp nhập vào Hà Nội vẫn giữ nguyên tên gọi thị xã Sơn Tây.

Bản đồ hành chính thị xã Sơn Tây

Bản đồ hành chính thị xã Sơn Tây

Thị xã Sơn Tây gồm có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Phú Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn, Xuân Khanh và 6 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Xuân Sơn.

Thông tin cơ bản về thị xã Sơn Tây

Thị xã Sơn Tây nằm ở cửa ngõ phía Tây, thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 42km về phía Tây Bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ. Thị xã Sơn Tây được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả vùng với hệ thống giao thông đồng bộ. Tổng diện tích tự nhiên của thị xã Hà tây là 113,46 km2, dân số khoảng 18 vạn người.

Lịch sử thành lập thị xã Sơn Tây

  • Năm 1979, thực hiện quyết định của Hội đồng bộ trưởng, thị xã Sơn Tây cùng một số huyện của tỉnh Hà Sơn Bình chuyển về thành phố Hà Nội
  • Tháng 10 năm 1991, thị xã Sơn Tây được tách và chuyển về trực thuộc tỉnh Hà Tây
  • Ngày 13/4/2006, thị xã Sơn Tây được công nhận là đô thị loại III
  • Ngày 02/08/2007, Chính phủ đã có Nghị định thành lập Thành phố Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây
  • Ngày 01/08/2008, sáp nhập thành phố Sơn Tây vào Thủ đô Hà Nội.

Thông tin quy hoạch

Và theo như quy hoạch xây dựng 1/10.000 thị xã Sơn Tây đến năm 2030 với tổng diện tích khoảng 12.185,22ha.

Cũng theo quy hoạch chung, thị xã Sơn Tây gồm toàn bộ thị xã Sơn Tây, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì. Dự kiến đến năm 2030, dân số tại đây sẽ khoảng 239.000 người.

Đô thị vệ tinh Sơn Tây là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của thủ đô, có tính chất là đô thị văn hóa lịch sử, đô thị du lịch nghỉ dưỡng.

Đất phát triển đô thị khoảng: 

  • 4.409,26 ha gồm đất thuộc thị xã Sơn Tây
  • 3.841,63 ha và xã Cam Thượng
  • 567,63 ha thuộc huyện Ba Vì

Trong đó:

  • Đất xây dựng đô thị khoảng: 3.542,88ha
  • Đất dân dụng khoảng: 2.416,58ha

Bản đồ phát triển không gian vùng thị xã Sơn Tây

Theo quy hoạch phát triển không gian, thị xã Sơn Tây được chia thành 3 vùng không gian chính đó là:

Khu bảo tồn, hạn chế phát triển: Gồm khu thành cổ, phố cũ với hệ thống trung tâm hành chính, thương mại hiện hữu. Chủ yếu tổ chức không gian thấp tầng, kiểm soát chức năng sử dụng đất, tầng cao công trình, hình thức kiến trúc nhằm giữ được nét đặc trưng của khu phố cũ, thành cổ.

Khu phát triển đô thị mới: Chủ yếu lấy khu vực thành cổ làm không gian trọng tâm để phát triển đô thị về hướng Tây, đến khu vực hồ Xuân Khanh. Phát triển đô thị mới về hướng bờ Tây sông Tích, bảo tồn, tôn tạo khu phố cũ ở bờ Đông sông tích, tạo nên các liên kết trục không gian, giao thông giữa khu bảo tồn, khu phát triển mới.

Khu tổ hợp y tế: Trường đại học nằm phía Tây, dựa trên những đặc điểm như địa hình, cảnh quan tự nhiên gắn liền với vùng du lịch hồ Xuân Khanh. Khu đại học tập trung quy mô lớn 301ha, ưu tiên các ngành nghề đào tạo văn hóa, nghệ thuật, xã hội và quân sự. Khu tổ hợp y tế có quy mô 54,12ha, là tổ hợp y tế gồm khu khám chữa bệnh, khu nghiên cứu đào tạo, sản xuất dược phẩm, trang thiết bị y tế.

Bản đồ quy hoạch giao thông thị xã Sơn Tây

Bản đồ quy hoạch giao thông thị xã Sơn Tây

Đô thị vệ tinh Sơn Tây có tính chất:

  • Là đô thị văn hóa lịch sử: phát triển đô thị văn hóa đặc trưng của cửa ngõ phía Tây Bắc thủ đô, trên cơ sở bảo tồn di sản văn hóa truyền thống, bảo tồn và phát triển tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho du lịch
  • Là đô thị nghỉ dưỡng: Tăng cường đa dạng môi trường tự nhiên, tinh chất sinh học của vùng phát triển trung tâm kỹ thuật sinh học, hỗ trợ du lịch, phát triển nông nghiệp sinh thái trên cơ sở khai thác lợi thế ưu đãi về cảnh quan vùng sông Hồng, sông tích, Ba – Vì, Suối Hai.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Tây cùng những định hướng phát triển của tỉnh trước, sau khi sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Hy vọng rằng, sau khi tham khảo bạn sẽ hiểu hơn về khu vực này và sớm có được quyết định đầu tư vào thị trường này hay không?

Chủ Đề