Giun kim kí sinh ở đâu Sinh học 7

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Sinh Học 7: Giun kim kí sinh ở ruột già gây hại gì cho con người?

GIÚP T VS

Các câu hỏi tương tự

Bài 1, 2, 3 trang 52 sgk sinh học 7: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn. Câu 1: Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc cảu, xem loài giun nào nguy hiếm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn? Câu 2: Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Giun tròn là gì? Câu 3: Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?

Câu 1: Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc cảu, xem loài giun nào nguy hiếm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn?

Giun kim kí sinh ở đâu Sinh học 7
So sánh giun kim và giun móc câu– Giun kim kí sinh trong ruột già của người, giun cái đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm. gây ngứa ngáy mất ngủ. Trứng giun có thể qua tay và thức ăn truyền vào miệng người.– Giun móc càu kí sinh ở tá tràng của người, ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân (khi đi chân đất).Như vậy, giun móc cáu nguy hiểm hơn, vì nó kí sinh ở tá tràng. Tuy nhiên, phòng chống giun móc câu lại dề hơn giun kim. chỉ cần đi giày, dép, thì âu trùng giun móc cảu không có co’ hội xâm nhập vào cơ thể người (qua da bàn chân).

Câu 2: Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Giun tròn là gì?


Giun kim kí sinh ở đâu Sinh học 7
Đặc điểm dễ nhận biết Giun tròn nhát là cơ thể không phân đốt và có dạng hình trụ tròn.

Câu 3: Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?


Giun kim kí sinh ở đâu Sinh học 7

Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi. ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân tươi tưới rau. ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng…).

Giun kim (Danh pháp khoa học: Enterobius vermicularis) là một loại giun ký sinh. Ở người, chúng là loại ký sinh trùng dễ mắc phải, gây ngứa vùng hậu môn.

Giun kim kí sinh ở đâu Sinh học 7
Giun kimPhân loại khoa họcGiới (regnum)AnimaliaNgành (phylum)NematodaLớp (class)SecernenteaPhân lớp (subclass)SpiruriaBộ (ordo)OxyuridaHọ (familia)OxyuridaeChi (genus)EnterobiusLoài

  • Enterobius vermicularis (Linnaeus, 1758)[1]
  • Enterobius anthropopitheci (Gedoelst, 1916)
  • Enterobius gregorii (Hugot, 1983) (disputed)<

Là loại giun có kích thước cơ thể nhỏ, màu trắng đục. Đầu hơi phình. Hai bên thân có 2 mép hình lăng trụ do sự dày lên của lớp vỏ cuticun bọc bên ngoài. Giun kim đực đuôi cong và có 1 gai giao hợp cong như lưỡi câu. Con cái to hơn, dài hơn con đực đuôi nhọn và thẳng, tử cung chứa đầy trứng. Cơ thể có khía ngang sần sùi để ma sát tốt cho di chuyển. Cuối thực quản có ụ phình. Trứng giun kim có vỏ nhẵn hình bầu dục và thường vẹt một đầu như hình hạt gạo. Tính chất bắt màu của trứng giun kim phụ thuộc vào trứng có tiếp xúc với phân hay không.Kí sinh ở ruột già người, nhất là ở trẻ em. Đêm, giun cái liên tục tìm đến hậu môn để đẻ trứng gây ngứa ngáy. Trứng giun qua tay và thức ăn truyền vào miệng.

Đường lây truyền phổ biến của chúng là các vật dụng trong nhà như: quần áo, đồ chơi, gối, mùng, màn. Trứng giun rất nhẹ, có thể bay trong không khí và ai cũng có thể nuốt phải. Khi vào trong ruột, giun kim gây tổn thương niêm mạc ruột, làm rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn dị ứng, viêm sinh dục, âm hộ, âm đạo, rối loạn tiểu tiện và thậm chí rối loạn kinh nguyệt (đối với bé gái)... Nếu giun kim lọt vào ruột thừa có thể gây nên tình trạng viêm ruột thừa. Ban đêm, giun kim cái bò ra ngoài hậu môn đẻ trứng và gây ngứa, người bệnh gãi sẽ làm trầy, xước, loét, nhiễm trùng thứ phát và tái nhiễm thường xuyên.

Chúng đẻ trứng ở bên ngoài cơ thể người, thường là vùng xung quanh hậu môn, gây ngứa ngáy: điều này giúp thực hiện sự lây lan của ấu trùng qua tay người. Việc gãi liên tục khiến rìa hậu môn bị tấy đỏ, sưng huyết. Ngoài ra, giun kim cũng có thể xâm nhập và gây viêm phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung, gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột[2].

Ở vật nuôi

Bệnh giun kim là một bệnh ký sinh trùng phổ biến ở nhiều loài gia cầm và thủy cầm nuôi cũng như hoang cầm. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi bởi không những chúng trực tiếp gây giảm trọng lượng, gây tắc ruột, làm chết vật nuôi mà còn tạo điều kiện cho nhiều bệnh thứ phát (bội nhiễm) khác, đặc biệt nó là vật chủ trung gian truyền lây bệnh viêm gan - ruột truyền nhiễm (bệnh đầu đen) ở gà và gà Tây.

  • Hasegawa H, Ikeda Y, Fujisaki A et al. (December 2005). "Morphology of chimpanzee pinworms, Enterobius (Enterobius) anthropopitheci (Gedoelst, 1916) (Nematoda: Oxyuridae), collected from chimpanzees, Pan troglodytes, on Rubondo Island, Tanzania". The Journal of Parasitology 91 (6): 1314–7. doi:10.1645/GE-569R.1. PMID 16539010

  1. ^ Hasegawa et al. 2005.
  2. ^ “Bệnh nguy hiểm ở người trưởng thành do nhiễm giun - VnExpress Sức khỏe”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 11 tháng 8 năm 2015.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giun_kim&oldid=67472767”

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 14 trang 51: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

– Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra các tác hại gì cho vật chủ?

– Hãy giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4:

+ Giun gây cho trẻ em điều phiền toái như thế nào?

+ Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời?

– Để đề phòng bệnh giun, chúng ta phải có biện pháp gì?

Trả lời:

– Các loài giun tròn thường kí sinh ở hệ tiêu hóa → gây ra tác hại: thiếu chất, xanh xao, vàng vọt, ngứa ngáy…

– Giải thích sơ đồ:

+ Giun gây cho trẻ em thiếu chất dẫn đến xanh xao, ngứa ngáy

+ Giun khép kín được vòng đời do thói quen mút tay ở trẻ, kể cả khi tay bẩn.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 14 trang 51: – Hãy dựa vào hình vẽ và thông tin trong bài 13, 14, thảo luận đánh dấu (X) và điền chữ vào bảng sao cho phù hợp:

Bảng. Đặc điểm của ngành Giun tròn

STT Giun đũa Giun kim Giun móc câu Giun rễ lúa
1 Nơi sống
2 Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu
3 Lớp vỏ cuticun thường trong suốt (nhìn rõ nội quan)
4 Kí sinh chỉ ở một vật chủ
5 Đầu nhọn, đuôi tù

– Thảo luận rút ra các đặc điểm chung của ngành Giun tròn.

Trả lời:

STT Giun đũa Giun kim Giun móc câu Giun rễ lúa
1 Nơi sống Ruột non người Ruột già người Tá tràng người Rễ lúa
2 Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu X
3 Lớp vỏ cuticun thường trong suốt (nhìn rõ nội quan) X X X X
4 Kí sinh chỉ ở một vật chủ X X X X
5 Đầu nhọn, đuôi tù X X X

– Các đặc điểm chung của ngành Giun tròn: cơ thể hình trụ, khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn, có lớp cuticun bên ngoài cơ thể, đa số kí sinh.

Câu 1 trang 52 Sinh học 7: Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn?

Trả lời:

– Giun kim sống ở ruột già người, giun móc câu sống ở tá tràng người.

– Giun móc câu nguy hiểm hơn nhưng cũng dễ phòng chống hơn vì chúng lây qua da bàn chân khi đi chân đất, nên chỉ cần đi dép là sẽ phòng chống được.

Câu 2 trang 52 Sinh học 7: Trong số các đặc điểm chung của Giun tròn, đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng?

Trả lời:

– Đặc điểm dễ nhận biết giun tròn là cơ thể không phân đốt, có dạng hình trụ tròn.

Câu 3 trang 52 Sinh học 7: Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?

Trả lời:

– Nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh → tạo điều kiện cho trứng giun phát tán

– Ruồi nhặng nhiều mang trứng giun phát tán khắp nơi

– Ý thức vệ sinh chưa cao: đem phân đi tưới rau, bán thực phẩm ở nơi bẩn, ăn uống chưa hợp vệ sinh…