Giới thiệu sách Bác Hồ tấm gương học tập suốt đời

“Suốt đời học Bác”

[ĐCSVN] - Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh [19/5/1890 – 19/5/2020], Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả ấn phẩm mới “Suốt đời học Bác”. Cuốn sách giới thiệu mười sáu câu chuyện về Bác qua ghi chép từ lời kể “người thật việc thật” của nhà báo Kiều Mai Sơn, với những phát hiện và góc nhìn mới.

Cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học và nghệ thuật. Trong suốt hơn 60 năm qua, tủ sách Bác Hồ kính yêu luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong những ấn phẩm được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc thiếu nhi.

Đã có rất nhiều cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng có không ít những cuốn sách ghi lại những hồi ức, kỷ niệm, tình cảm thiêng liêng của các tầng lớp nhân dân dành cho Người, nhưng mỗi câu chuyện về Người được kể lại, được viết ra, lại thêm một lần cuốn hút.

Cuốn sách "Suốt đời học Bác"

Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ cộng sản suốt đời tận tụy vì nước, vì dân với những phẩm chất giản dị mà cao đẹp luôn là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ tìm hiểu, học tập, noi theo. Những chuyện kể về Người luôn gợi cho chúng ta nhiều xúc cảm chân thành.

Cuốn sách “Suốt đời học Bác” sẽ đưa bạn đọc trở lại Cao Bằng, lắng nghe hoài niệm về thời kì gian khó, hiểm nguy - những ngày đầu tiên khi vị Cha già trở về Tổ quốc qua lời kể của cụ Hoàng Thị Đào, dân tộc Tày, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Hay hòa cùng không khí tưng bừng, trang nghiêm của buổi lễ Tuyên ngôn Độc lập, đồng cảm với người thanh niên Hà Nội về niềm tôn kính Bác, về lí tưởng được cống hiến cho sự nghiệp kháng chiến bảo vệ Thủ đô và xây dựng đất nước của đại tá Nguyễn Xuân Lương.

Những ấn phẩm kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong cuốn sách, độc giả cũng thêm cảm phục tài dân vận của Bác trong công cuộc kêu gọi những trí thức lớn ở nước ngoài về phụng sự Tổ quốc, khiến họ “yêu quý, khâm phục và một lòng một dạ tin tưởng đi theo Người, cho đến trọn cuộc đời mình”, bằng “nhân cách cao cả cùng sự uyên thâm của Người: một nhà văn hóa lớn, một người yêu nước thương nòi sâu sắc.”… Và còn nhiều nữa, những câu chuyện dung dị, sâu sắc về Bác mà mỗi việc làm, mỗi cử chỉ, lời nói của Người đều được khắc ghi, trở thành nguồn động viên, khích lệ mọi người nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi thử thách khó khăn để hướng tới một ngày mai tươi sáng, hòa bình, ấm no và hạnh phúc.

Trong dịp này, Nhà xuất bản Kim Đồng cũng tái bản một loạt ấn phẩm: “Nhật ký trong tù” – bản dịch trọn vẹn của Viện Văn học, tiểu thuyết “Búp Sen Xanh” của nhà văn Sơn Tùng, truyện tranh “Từ Làng Sen” – lời của nhà văn Sơn Tùng, tranh minh họa của họa sĩ Lê Lam, và tập chuyện kể “Bác Hồ kính yêu”./.

Tin, ảnh: H.Thảo

Hồ Chí Minh- Danh nhân văn hóa Thế giới, người cha muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Người là tấm gương sáng chói về chủ nghĩa yêu nước, phẩm chất người cộng sản, về lòng tự hào dân tộc và là sự cổ vũ to lớn với nhiều người thế hệ người Việt Nam. Có nhiều bài viết nói về cuộc đời và sự nghiệp cũng như tư tưởng của Người. Mỗi cuốn sách là một tư liệu quý giá đối với bạn đọc

Hưởng ứng Tuần lễ  học tập suốt đời

“Đọc và học suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”

Thư viện trường xin giới thiệu với bạn đọc cuốn sách:

Sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh: Những mầu chuyện về Bác Hồ

Tác giả: Tạ Hữ Yên-. In lần thứ 4.-Hà nội.: NXB Thanh Niên.-219tr.

Cuốn sách gồm những mẩu chuyện sinh động về tấm gương cao đẹp của Bác trên bình diện đạo đức như cần, kiệm, liêm, chính, trung thực, khiêm tốn mà thanh niên ta noi theo để rèn luyện bản thân, hoàn thiện phẩm chất cá nhân con người chân chính nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đất nước đang bước vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội có nhiều biến chuyển tốt đẹp nhưng cũng không ít những tiêu cực, xuống cấp về đạo đức cần được khắc phục nhằm lành mạnh hóa con người và xã hội nhất là lớp trẻ, góp phần đưa sự nghiệp xây dựng đất nước tới những thành công to lớn hơn.

Mỗi câu chuyện là một bài quý giá cho bạn đọc tự cảm nhận và tự rèn luyện bản thân, hoàn thiện phẩm chất đạo đức của mình để góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Cuốn sách: Bác Hồ với giáo dục do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành và xuất bản năm 2007.

Bác luôn dành tình cảm đặc biệt cho ngành giáo dục bởi bác nhận thấy vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách con người, Bác Hồ khẳng định: “Con người sinh ra vốn sẵn tính thiện, về sau trở thành người tốt hay người xấu, thiện hay ác phần lớn là do được giáo dục tốt hay không tốt”.

“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” “Non sông Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Thông điệp của Bác để lại cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là tuổi trẻ, trong mọi thời đại là: “Học và học suốt đời” “Người không học như đi trong đêm không có đèn, không có gậy, dễ vấp té”, “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”

“Học văn hóa, học đạo đức lối sống”, “Học phải kết hợp với hành”, “Học ở trường, ở nhà, ở nhà, ở xã hội”

Cuốn sách Bác Hồ với giáo dục gồm nhiều bức ảnh, bút tích, văn bản, thư từ gắn liền với ngành giáo dục rất có giá trị. Cuốn sách như cẩm nang quý giá để mỗi người hiểu sâu hơn tình cảm, tấm lòng của Bác cũng như những tư tưởng lớn của Bác đối với ngành giáo dục, để kính yêu, tri ân và học tập tư tưởng của Người.

                Học để làm gì?

                Bác viết: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích đó thì phải: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Như vây, quan niệm về học tập của Bác rất toàn diện: Học tập tri thức đi đôi với rèn luyện đạo đức cách mạng; học tập nhằm hoàn thiện đạo làm người, nâng cao trình độ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; học để phục vụ lợi ích của Đảng, nhân dân, Tổ quốc và cả nhân loại.

                Bác Hồ phê phán nghiêm khắc tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cho mình là giỏi nhất thiên hạ. Năm 1957, Người nói với lớp lý luận chính trị khóa I trường Nguyễn Ái Quốc: “Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”. Năm sau, trong bài đạo đức cách mạng đăng trên tạp chí Học tập số 12, năm 1958, Bác viết: “Hiện nay, chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình là cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng và chỉ muốn làm thầy quần chúng [Sđd, tập 9, trang 290].

                Trước khi ra đi tìm đường cứu nước [1911], Bác đã học lớp trung đẳng [lớp nhì] tại Trường Quốc học Huế và lớp cao đẳng [lớp nhất] ở Trường Tiểu học Quy Nhơn với thầy Phạm Ngọc Thọ. Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Người có học ở Trường Đại học Phương Đông [1923], Đại học Quốc tế Lênin [1934], nghiên cứu sinh Viện nghiên cứu các vấn đề thuộc địa [1937] với luận án về cách mạng ruộng đất ở Đông Nam Châu Á. Nhưng Bác chỉ nhận mình tự học và trên thực tế cả cuộc đời Bác vẫn tự học là chính. Năm 1935, dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Người ghi vào phiếu lý lịch của mình như sau: Trình độ học vấn: tự học; ngoại ngữ: Pháp, Anh, Nga, Đức, Ý, Trung Quốc.

                Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa Phương Đông và văn hóa Phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Phát biểu với sinh viên Trường Đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia sinh 1959, Người nói đại ý: Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…

                Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thường thấy trên chiếc bàn con bên giường của Bác để đầy sách báo đang xem. Ông lo lắng đến sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”. Bác trả lời, giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là vấn đề nắm vững tình hình chứ!”. Những cuốn sách Người đọc ở thời gian cuối đời là các cuốn: Chuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, The Truth about VietNam [sự thật về vấn đề Việt Nam NXB. Green Leaf Classic, 1966].

                Cuộc đời của Bác là một quá trình: vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Người là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời để chúng ta noi theo. Vì vậy, mỗi cán bộ, Đảng viên nên đề ra cho mình một lộ trình, một mục tiêu và một phương pháp tự học suốt đời phù hợp với điều kiện cụ thể của bản thân, của gia đình. Có tự học suốt đời mới có thể phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn./.

[Sưu tầm]

Video liên quan

Chủ Đề