Giờ cao điểm của grab rơi vào khung giờ nào

Với lý do không được giảm phí chiết khấu từ các hãng trong bối cảnh giá xăng tăng cao, nhiều tài xế xe hợp đồng, xe ôm công nghệ hoạt động ở Hà Nội không bật ứng dụng theo quy định, tự ý tắt app và tự điều chỉnh tăng giá cước.

Nhiều lái xe công nghệ cho biết hiện mức chiết khấu lại 30% là quá cao. Ảnh: Thu Hường

Thu nhập thấp, chiết khấu cao

Những ngày gần đây vào các khung giờ cao điểm, nhiều người rất khó đặt xe công nghệ, gọi shipper từ ứng dụng [app]. Tuy nhiên, ngoài đường hay trước cửa các toà nhà văn phòng rất nhiều tài xế mặc áo của các hãng gọi xe công nghệ Grab Bike, Be đứng chờ khách.

Qua ghi nhận tại khu vực đường Phạm Hùng [Hà Nội], rất đông các tài xế công nghệ đứng chờ khách tại tuy nhiên khi truy cập vào phần mềm ứng dụng đặt xe thì rất khó đặt.

Một số tài xế cho biết, do xăng tăng giá nhưng đơn vị cung cấp phần mềm, ứng dụng không giảm cước chiết khấu. Đi như vậy chẳng được bao nhiêu nên họ tắt ứng dụng để chạy theo kiểu xe ôm truyền thống.

Theo một tài xế xe ôm Grab Bike, do xăng tăng cao, hiện thu nhập của anh không được 150.000 đồng/ngày, chi phí chiết khấu cao nên anh và nhiều anh em trong nghề bảo nhau sáng chạy app và chiều tắt để chạy theo kiểu truyền thống. Giá cả tự thương lượng với khách sẽ được cao hơn. Nhiều tài xế cho biết, họ vừa chạy xe ôm truyền thông vừa chạy Grab Bike vì theo ứng dụng, giờ thấp điểm chỉ 5.000 đồng/km, giờ cao điểm 6.000 đồng/km và phải chiết khấu lại 30%. Lúc nào gặp khách ngoài thì tắt app, còn bình thường vẫn phải bật để tìm kiếm khách.

Anh Đức Anh - một tài xế Grab Car cho biết, nếu có được khách gọi trực tiếp thì quá tốt, đỡ được khoản chiết khấu 30%. Xăng dầu cao như hiện nay, nếu nhận khách qua ứng dụng, khoản tiền thu lại chẳng được bao nhiêu.

Cùng đó, sau khi xăng tăng giá, các app giao đồ ăn, xe ôm công nghệ đồng loạt điều chỉnh giá cước. Tuy nhiên, đây lại là bất lợi đối với các tài xế, shipper vì chiết khấu thì không thấy thay đổi mà lượng khách thì lại ít đi. Nhiều tài xế phải vừa chở khách vừa tranh thủ nhận đơn giao hàng, giao đồ ăn để tiết kiệm thời gian và tăng số lượng đơn hàng.

Anh Lê Hữu Tuấn - 43 tuổi [Shipper hãng Gojek] chia sẻ: “Xăng tăng giá thì tôi chạy hơi vất thêm một tí. Bên hãng của tôi thì chưa có điều chỉnh về chiết khấu gì. Xăng thì đắt, chiết khấu càng ngày càng ít. Trong Tết thu nhập là 18.000 đồng/đơn, sau Tết xuống 15.000 đồng/đơn, hiện giờ trừ xăng xe chỉ rơi vào khoảng 10.900 đồng/đơn giao đồ ăn thôi. Bình thường thu nhập từ 800.000-900.000 đồng/ngày nhưng do dịch và phí nền tảng tăng dẫn đến ít khách, thu nhập giảm hơn nhiều, chỉ được 400.000-500.000 đồng/ngày”.

Còn theo anh Nguyễn Văn Tư, 31 tuổi [tài xế hãng Grab], hiện tại, phí nền tảng của app tăng nên khách cũng giảm đáng kể.

Sau khi xăng tăng giá thu nhập của lái xe giảm khoảng 3.000 đồng/đơn, ngày chạy 35-37 đơn thì giảm khoảng hơn 100.000 đồng/ngày nhưng nếu điều chỉnh chiết khấu thì nó sẽ rơi vào 200.000-300.000 đồng. Khi đó để đảm bảo thu nhập, lái xe sẽ vất vả hơn vì phải tăng thời gian chạy và số lượng đơn hàng.

Hy vọng, trong thời gian sắp tới các app xe công nghệ, giao hàng và giao đồ ăn sẽ có những điều chỉnh hợp lý để không ảnh hưởng quá nhiều đến thu nhập của các shipper. Cũng mong rằng giá xăng sẽ sớm bình ổn để cuộc sống người dân ít đảo lộn và trở lại trạng thái bình thường.

Cần có chế tài quản lý để bảo vệ khách hàng

Việc các hãng chậm điều chỉnh giá cước, phí chiết khấu được cho là nguyên nhân khiến nhiều tài xế tắt app, gây ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng. Do đó, cơ quan quản lý, giám sát cần kiểm soát yêu cầu các hãng và lái xe khắc phục. Không thể vì những bất cập chưa thỏa thuận giữa đơn vị ứng dụng và tài xế mà làm ảnh hưởng tới người dùng.

Theo Trưởng phòng Quản lý Vận tải [Sở GTVT Hà Nội] - ông Nguyễn Tuyển, hiện nay Hà Nội chưa có chế tài quản lý xe ôm công nghệ và xe ôm hai bánh. Do đó, các tài xế ra đường kinh doanh chỉ phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ theo quy định.

Có thể đây là nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh của họ vẫn tùy tiện. Để hoạt động kinh doanh theo hướng hiệu quả, các hãng cần làm hợp đồng dân sự với lái xe, có những quy định ràng buộc rõ ràng và phải sẵn sàng cho nghỉ việc với lái xe vi phạm.

Chị Thu, nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết sáng 28/12 chị bắt taxi đi làm vì không đặt được các ứng dụng gọi xe. "Tôi đặt ứng dụng mới của 'be' với mã giảm giá 40.000 đồng, giá cước báo quãng đường từ nhà đến văn phòng 79.000 đồng nhưng hệ thống báo không có xe.

Sau đó, tôi chuyển sang Grab thì thấy giá tăng vọt. Bình thường đi GrabCar từ nhà lên cơ quan chỉ khoảng 110.000 đồng thì hôm nay tăng lên gần 300.000 đồng", chị chia sẻ.

Khách hàng này cũng phản ánh trong sáng nay, ứng dụng đặt xe của Grab chỉ cung cấp JustGrab hoặc GrabCar, không có GrabTaxi như ngày thường. Cuối cùng, chị bắt taxi, giá cho cả chuyến đi là 120.000 đồng.

Giá cước GrabCar sáng nay tăng mạnh so với ngày thường. Ảnh chụp màn hình.

Tương tự, chị Bích Phương đi từ Đại học Ngoại thương [Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội] đến khu vực Hoàn Kiếm bằng GrabBike với giá cao hơn ngày thường 50%.

Chị Bích Phương cho biết nếu như ngày thường mức giá GrabBike cho chuyến đi của chị là 35.000 đồng thì hôm nay ứng dụng báo giá 50.000 đồng. Bên cạnh đó, chị Phương phải mất 40 phút mới gọi được xe do ứng dụng liên tục báo quá tải.

Không chỉ Grab, sáng nay, ứng dụng Go-Viet cũng ghi nhận mức tăng giá đáng kể cho các chuyến đi. Anh Hoàn đặt xe từ Cầu Giấy đến đến khu vực Ba Đình, mức giá liên tục thay đổi vì ứng dụng quá tải.

“Cứ mỗi lần bấm đặt xe là ứng dụng báo một mức giá khác, chỉ trong 10 phút, tôi nhận 3 lần báo giá khác nhau. Đầu tiên, ứng dụng báo 38.000 đồng, sau đó là 42.000 đồng và lần cuối là 48.000 đồng”, anh Hoàn kể.

Tuy nhiên, cũng theo lời anh Hoàn, giá tăng nhưng anh không vẫn không thể đặt được xe do ứng dụng báo bận. “Có chuyến tài xế nhận nhưng lại liên hệ nhờ huỷ do đang ở cách 2 km và tắc đường”, anh Hoàn nói thêm.

Giá cước giờ cao điểm, ngày lễ, tết, ngày mưa gió của các ứng dụng đặt xe như Grab, Go-Viet có lúc tăng gấp đôi, gấp ba.

Mặc dù mức tăng được báo trước nhưng khách hàng vẫn tỏ ra không hài lòng về đặc điểm này do không biết cơ sở nào để tăng giá như vậy. Lý giải về điều này, đại diện Grab từng cho biết cước giờ cao điểm tăng do nhu cầu tăng.

Một số ứng dụng đặt xe lấy việc điều chỉnh giá cước giờ cao điểm làm ưu thế cạnh tranh khi bắt đầu tham gia thị trường. “Cam kết không tăng cước trong giờ cao điểm” là một trong những khẩu hiểu của các ứng dụng đặt xe mới xuất hiện gần đây như 'be' hay trước đó là FastGo, Mai Linh Bike.

Giờ cao điểm của Grab là mấy giờ?

Thưởng giá cước cuốc xe theo khung giờ.

Grab xe máy hoạt động đến mấy giờ?

Giờ hoạt động của GrabBike? Grab không quy định thời gian hoạt động bắt buộc của đối tác tài xế GrabBike. Người dùng có thể mở ứng dụng kiểm tra và tiến hành đặt xe khi có nhu cầu.

Đặt Grab khoảng bao lâu thì có xe?

5.1. Đặt Grab bao lâu thì có xe? Thông thường, thời gian có xe Grab sẽ là 5 phút sau khi đặt.

Grab Benefits là gì?

GrabBenefits là gì? GrabBenefits là cổng tổng hợp các ưu đãi hấp dẫn được cập nhật liên tục và đa dạng chỉ dành riêng cho Đối tác GrabCar giúp Đối tác tiết kiệm chi phí hàng tháng. Các ưu đãi sẽ được phân bổ theo từng thứ hạng khác nhau.

Chủ Đề