Giải thích ý nghĩa nhan đề bài toán dân số năm 2024

  • Giải thích ý nghĩa nhan đề bài toán dân số năm 2024
  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
    • Giải thích ý nghĩa nhan đề bài toán dân số năm 2024
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Gợi ý cho bạn

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3 Global Success - Tuần 1### Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt KNTT Tuần 1 - Đề 1### Tổng hợp cấu trúc và từ vựng tiếng Anh lớp 3 Global Success### Bài tập câu điều kiện có đáp án

    Xem thêm

    VietJack.me xin giới thiệu với các bạn học sinh lớp 8 về Tác giả tác phẩm Bài toán dân số gồm đầy đủ những nội dung chính quan trọng nhất của văn bản Bài toán dân số như sơ lược về tác giả, tác phẩm, bố cục, tóm tắt, dàn ý, phân tích .... Mời các bạn theo dõi:

    Bài toán dân số - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8

    1. Tác giả văn bản Bài toán dân số

    - Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại, chủ nhật, số 28, 1995

    Bài giảng Ngữ văn 8 Bài toán dân số

    II. Nội dung văn bản Bài toán dân số

    -0132.jpg)-0133.jpg)

    III. Tìm hiểu chung về tác phẩm Bài toán dân số

    1. Bố cục tác phẩm Bài toán dân số

    - Phần 1 (Từ đầu đến …sáng mắt ra): Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại

    - Phần 2 (Tiếp theo đến …sang ô thứ 34 của bàn cờ): Tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới

    - Phần 3 (Còn lại): Tìm kiếm lời lời giải cho bài toán dân số.

    2. Tóm tắt tác phẩm Bài toán dân số

    Tóm tắt tác phẩm Bài toán dân số (mẫu 1)

    Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại với câu chuyện cổ về việc kén rể của nhà vua thông thái. Bài toán nhà vua đưa ra là từ một hạt thóc thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ, số thóc được tính ra đủ mức bao phủ hết bề mặt trái đất này. Theo tính toán và thống kê thực tế, hiện tại dân số đã mon men tới ô thứ 34 của bàn cờ. Tác giả cảnh tỉnh con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

    Tóm tắt tác phẩm Bài toán dân số (mẫu 2)

    Văn bản "Bài toán dân số" của Thái An với việc sử dụng các dẫn chứng, số liệu chính xác cùng cách lập luận chặt chẽ, sắc bén đã đưa đến cho người đọc những suy ngẫm về sự gia tăng dân số hiện nay. Đồng thời, qua đó mỗi người sẽ tự đặt ra cho mình những giải pháp và trách nhiệm để hạn chế tốc độ gia tăng dân số. Lời cảnh báo, lời khuyên nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc của tác giả mong mọi người chung tay góp phần giảm tốc độ gia tăng dân số, thực hiện tốt dân số kế hoạch hóa gia đình.

    Tóm tắt tác phẩm Bài toán dân số (mẫu 3)

    Bài toán dân số” là một văn bản thuyết minh về vấn đề dân số, đăng trên báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, năm 1995. Bằng những minh chứng chân thực và sinh động, tác giả trình bày thực trạng của vấn đề dân số và khả năng gia tăng trong tương lai, đồng thời lên tiếng cảnh báo những hậu quả khủng khiếp đối với nền kinh tế, an ninh, chính trị và chất lượng cuộc sống của con người nếu không kiểm soát sự gia tăng dân số trên thế giới.

    3. Phương thức biểu đạt

    - Tác phẩm Bài toán dân số sử dụng phương thức biểu đạt: Nghị luận

    4. Thể loại

    - Tác phẩm Bài toán dân số được viết bằng thể loại: Văn bản nhật dụng

    5. Giá trị nội dung tác phẩm Bài toán dân số

    Từ câu chuyện về một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.

    6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bài toán dân số

    - Phương pháp thuyết minh, sử dụng và kết hợp các phương pháp so sánh, nêu số liệu, phân tích.

    - Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

    IV. Dàn ý tác phẩm Bài toán dân số

    1. Mở bài

    - Khẳng định vấn đề dân số là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các vấn đề toàn cầu

    - Khái quát về văn bản Bài toán dân số: là văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại đó là vấn đề dân số thế giới và hiểm hoạ của nó

    II. Thân bài

    1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình

    - Đưa ra hai giả thuyết về bài toán dân số: được đặt ra từ thời cổ đại hay vài chục năm gần đây

    - Trình bày quan điểm người viết:

    + Lúc đầu: không tin

    + Sau đó: “sáng mắt ra”

    ⇒ Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình được đặt ra từ thời cổ đại

    ⇒ Cách đặt vấn đề bất ngờ, hấp dẫn ⇒ Khẳng định tác giả nhận thức vấn đề rất rõ và sâu sắc

    2. Từ bài toán cổ đến bài toán dân số

    - Bài toán cổ: Số thóc tăng theo cấp sô nhân, nhiều vô kể ⇒ Không khó nhưng không thực hiện được

    ⇒ Dẫn chuyện nhằm so sánh với sự gia tăng dân số của loài người

    ⇒ Đánh giá: một con số kinh khủng ⇒ Thái độ bất ngờ, lo lắng

    - Đưa ra câu chuyện về dân số: Ban đầu thế giới có hai người, đến 1995 thế giới có 5,63 tỉ người và đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ.

    ⇒ Thuyết minh bằng số liệu và cách so sánh ⇒ Dân số tăng rất nhanh

    - Đưa ra câu chuyện về khả năng sinh con của người phụ nữ:

    + Tỉ lệ sinh con (tự nhiên) ở các nước châu Phi, châu Á là rất lớn

    + Châu Phi có tỉ lệ sinh con ở người phụ nữ lớn hơn châu Á

    ⇒ Tác giả muốn giải thích sự gia tăng dân số liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến tỉ lệ sinh con tự nhiên của người phụ nữ.

    ⇒ Cái gốc của vấn đề chính là việc kế hoạch hoá gia đình.

    3. Lời đề nghị của tác giả

    - Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc

    - Muốn có đất sống phải sinh hạn chế sự gia tăng dân số

    ⇒ Lời đề nghị ngắn gọn nhưng xác đáng: Cảnh báo và kêu gọi mọi người giảm thiểu sự gia tăng dân số.

    III. Kết bài

    - Khái quát thành công về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung: Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu phân tích, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục

    - Liên hệ thực tế và nâng cao nhận thức bản thân

    1. Một số đề văn bài Bài toán dân số

    Đề bài: Phân tích văn bản "Bài toán dân số".

    Phân tích văn bản Bài toán dân số - mẫu 1

    Từ xưa đến nay, dân số vẫn luôn là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của mọi người và xã hội không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Văn bản "Bài toán dân số" của Thái An đã phân tích, bàn luận tương đối sâu sắc về vấn đề nóng bỏng, cấp thiết ấy của toàn xã hội.

    Ngay trong phần mở đầu, tác giả Thái An đã nêu lên vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình một cách độc đáo và hấp dẫn. Tác giả đã khéo léo dẫn dắt người đọc đến vấn đề dân số thông qua câu chuyện dân số từ thời cổ đại, để rồi từ đó, tác giả nêu lên quan điểm của mình về vấn đề dân số trong thời điểm hiện tại. Thoạt đầu, tác giả không tin vào điều đó bởi lẽ, với tác giả "vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình mới chỉ được đặt ra vài chục năm gần đây". Nhưng rồi về sau tác giả đã "sáng mắt ra", thừa nhận điều đó là sự thật. Với cách mở đầu tự nhiên, giản dị, chân thực, tác giả đã đưa đến cho người đọc vấn đề về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời, tác giả muốn bạn đọc cũng "sáng mắt ra" như mình.

    Thêm vào đó, tác giả còn đi sâu làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình từ bài toán cổ đại cho đến thời điểm hiện tại. Trước hết, tác giả nêu lên bài toán cổ, đó là bài toán về việc kén rể của nhà thông thái. Đó là việc xếp thóc vào 64 ô theo cấp số nhân, đó là công việc không khó nhưng khó ai có thể thực hiện được vì không ai có thể có đủ số thóc ấy để xếp và các ô. Từ câu chuyện đó, tác giả muốn so sánh nó với tốc độ gia tăng dân số hiện nay, đó là sự gia tăng rất nhanh với một con số khổng lồ. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số hiện nay với các số liệu cụ thể, chính xác. Đó là những con số về tốc độ gia tăng dân số.

    Tác giả dẫn ra giả thiết, nếu khi khai thiên lập địa, dân số trên thế giới chỉ có A-đam và Ê-va thì đến năm 1995, dân số trên thế giới đã đạt mức là 6.53 tỉ người. Đó là một tốc độ gia tăng dân số chóng mặt. Tác giả còn đưa ra những con số sinh động về tỉ lệ sinh con của người phụ nữ như "một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê-pan: 6,3; Ru-an-đa: 8,1; ...Với những con số cụ thể ấy, tác giả một lần nữa muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng tốc độ gia tăng dân số trên thế giới đang rất nhanh và đó là một con số cực khủng, như số thóc trên bàn cờ trong bài toán cổ mà tác giả đã dẫn ra. Đồng thời, qua những con số ấy, tác giả còn muốn giải thích với người đọc rằng tốc độ gia tăng dân số gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với tỉ lệ sinh con tự nhiên ở người phụ nữ.

    Trên cơ sở nêu lên các dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số thế giới, trong phần cuối cùng của văn bản, tác giả Thái An đã đưa ra lời cảnh báo và kêu gọi mọi người để giảm thiểu tốc độ gia tăng dân số: "Đừng để cho mỗi con người trên Trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt". Lời cảnh báo, lời khuyên nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc của tác giả mong mọi người chung tay góp phần giảm tốc độ gia tăng dân số, thực hiện tốt dân số kế hoạch hóa gia đình.

    Tóm lại, văn bản "Bài toán dân số" của Thái An với việc sử dụng các dẫn chứng, số liệu chính xác cùng cách lập luận chặt chẽ, sắc bén đã đưa đến cho người đọc những suy ngẫm về sự gia tăng dân số hiện nay. Đồng thời, qua đó mỗi người sẽ tự đặt ra cho mình những giải pháp và trách nhiệm để hạn chế tốc độ gia tăng dân số.

    Phân tích văn bản Bài toán dân số - mẫu 2

    Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả của "Bài toán dân số" đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Từ câu chuyện nhà thông thái kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng thóc "nhiều đến mức có thể phù khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.

    Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản này là: Con người đang ngày càng tăng lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Điều làm tác giả "sáng mắt ra" ấy là: không ngờ một vấn đề rất hiện đại mới được đặt ra gần đây (vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình) thế mà dường như nó đã được đặt ra từ thời cổ đại.

    Nhập đề dưới hình thức một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái, phần kể của nhà văn đã vừa gây được sự tò mò, hấp dẫn của người đọc, vừa mang lại một kết luận rất bất ngờ ở phía cuối của câu chuyện kể. Lấy câu chuyện ấy làm tiền đề, tác giả đã so sánh ngay với sự bùng nổ và gia tăng dân số (cả hai đều tăng theo cấp số nhân). Cách so sánh ấy, quả thực đã làm cho người đọc hình dung một cách nhanh chóng đến tốc độ gia tăng kinh khủng của dân số. Và đây cũng chính là trọng tâm vấn đề mà bài viết muôn nêu lên.

    Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô là rất có ý nghĩa. Trước hết, nó thông tin cho người ta thấy người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con (ít như Việt Nam thì trung bình cũng là 3,7; nhiều như Ru-an-đa thì tới 8,1). Từ đó có thể thấy chỉ tiêu mỗi gia đình có hai con là rất khó khăn. Thứ hai, các con số thống kê còn cho thấy các nước chậm phát triển lại sinh con rất nhiều.

    Sự bùng nổ dân số sẽ đi kèm với sự nghèo nàn lac hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hoá, giáo dục không được nâng cao... Ngược lại, kinh tế, văn hoá, giáo dục càng yếu kém thì lại càng không thể khống chế được sự gia tăng dân số. Nói cách khác, hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động đến nhau một cách sâu sắc.

    Phân tích văn bản Bài toán dân số - mẫu 3

    “Bài toán dân số” là một văn bản thuyết minh về vấn đề dân số, đăng trên báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, năm 1995. Bằng những minh chứng chân thực và sinh động, tác giả trình bày thực trạng của vấn đề dân số và khả năng gia tăng trong tương lai, đồng thời lên tiếng cảnh báo những hậu quả khủng khiếp đối với nền kinh tế, an ninh, chính trị và chất lượng cuộc sống của con người nếu không kiểm soát sự gia tăng dân số trên thế giới.

    Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới. Từ câu chuyện về bài toán của nhà thông thái thời cổ đại, liên tưởng đến vấn đề dân số của hiện tại, tác giả bỗng “sáng mắt ra” vì hiểu được dân số thế giới đã và đang tăng theo cấp số nhân, rồi sẽ dạt đến ruột con số khủng khiếp trong tương lai.

    Câu chuyện kén rể của nhà thông thái cổ ý nghĩa thuyết minh một cách cụ thể để làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới. Hình ảnh bàn cơ tướng với 64 ô mà từ ô thứ nhất đến ô cuối cùng, sô” thóc – có thể hiểu mỗi hạt thóc chỉ một ngươi – tăng theo cấp sô” nhân với công bội là 2, cổ ý nghĩa giúp cho người đọc hình dung một cách cụ thể nguy cơ gia tăng dân số loài người.

    Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích trình bày nguy cơ gia tăng dân số. Tính trong điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con, dân số thế giới đã gia tăng đến mức đáng lo ngại. Nhưng “trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rât nhiều con”.

    Tác giả đưa ra những số liệu cụ thể để chứng minh cho điều này. Nhìn chung, các nước châu Phi (Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca…) có tỉ lệ sinh con ơ phụ nữ cao hơn các nước châu Á (Ân Độ, Nê-pan, Việt Nam…). “‘Như vậy, phấn đấu mỗi gia đình có một đến hai con là chỉ tiêu rất khó khăn”. Nhưng nếu không phân đấu như vậy, dân số” sẽ gia tăng đến con số khủng khiếp.

    Ở các châu lục còn nhiều nước chậm phát triển như châu Phi và châu Á, nguy cơ đó càng đáng sợ bởi sự phát triển xà hội không theo kịp tốc dộ gia tăng dân số, đời sống con người càng khó khăn hơn. Nếu không điều chỉnh được tỉ lệ gia tăng dân số, sẽ đến lúc ‘‘mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc”, tức là con người không còn đất đai để sinh sông, và cũng không còn cái để sống.

    Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một hài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân sô đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.

    “Bài toán dân số” đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số trên thế giới và ở Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực và cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế gia tăng dân số. Đây là một thông điệp cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn với toàn nhân loại.