Giá trị về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng

Nhắc đến kiến trúc đình làng cổ ở vùng Bắc bộ, dân gian ca tụng đình Đình Bảng được xếp thứ nhì về quy mô kiến trúc và vẻ đẹp toàn vùng Bắc bộ, chỉ sau đình Đông Khang. Thời kháng Pháp, đình Đông Khang đã bị phá hủy, đình làng Đình Bảng trở thành ngôi đình tiêu biểu, mang quy mô hàng đầu về kiến trúc và nghệ thuật trang trí, nổi bật là kỹ thuật chạm khắc gỗ dân gian.

Tương truyền, đình làng Đình Bảng mất đến 36 năm xây dựng mới hoàn thiện [1700 - 1736]. Đây là quãng thời gian rất dài cho một công trình kiến trúc đình làng như Đình Bảng. Ngày xưa, việc xây dựng đình - chùa vào thời Lê Trung hưng, từ chuyện tay nghề thợ thủ công, đến những vị hưng công đóng góp việc xây dựng, cùng sự góp sức của dân làng, thợ thuyền quanh vùng… luôn được cả xã hội hết sức chú trọng, đề cao, được thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể chứ không kéo dài, dai dẳng như câu chuyện của đình Đình Bảng.

Dựa trên kiến trúc và những chi tiết trang trí ở đình làng Đình Bảng, có thể hiểu rõ ngay một trong những lý do chính, khiến đình mất nhiều năm mới hoàn thiện, chính là lối trang trí được thực hiện hết sức cầu kỳ, chi tiết, thông qua các mảng chạm khắc gỗ, phủ kín từ đầu bẩy hiên, rường, xà nách, vì nách, cửa võng… với đề tài đa dạng từ đường văn kỷ hà, vân mây, đến các linh thú như nghê, rồng, phượng, tùng, trúc, cúc, mai… Mỗi mảng chạm ở đình Đình Bảng thực sự là một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, đủ sánh mọi thời đại khác trong trang trí kiến trúc mỹ thuật Việt.

Trong số hơn 500 mảng chạm hình rồng và nhiều đề tài khác ở đình làng Đình Bảng, hai mảng chạm khắc giới thiệu trong bài, mang điểm chung là hình tượng nghê hóa rồng, được giới nghiên cứu định danh là long nghê, với râu bờm hóa lửa đầy sinh động. Dáng thế uyển chuyển, sống động của nghê ở hai mảng chạm này được khoác lên lớp vảy - một chi tiết dễ nhận trong trang trí hình tượng nghê thời Lê Trung hưng. Hình tượng nghê có mình vảy, nếu đứng đơn lẻ thường có dáng chân sau quỳ, hai chân trước thẳng, tư thế oai nghiêm, chầu, thờ. Nhưng trong cấu kiện kiến trúc, dáng thế ấy rất đa dạng, được người thợ chạm ứng biến tùy vào kích thước, vị trí, nghê ở đình Đình Bảng là một ví dụ.

Nghê sánh đôi với phượng trong mảng trang trí ở vì nách của kiến trúc đình làng Đình Bảng

ẢNH: HIẾU TRẦN

Mảng chạm nghê trên vì nách, thể hiện hình tượng ba con long nghê đang đùa giỡn. Quan sát vào chi tiết, có thể thấy kỹ thuật xử lý hình khối và nối kết liền mạch trong chạm khắc, đạt đến ngưỡng thượng thừa. Ba con nghê, ba dáng thế khác nhau, biểu đạt chung niềm hoan hỉ, sum vầy, tươi vui. Cả ba đang thỏa chí nô đùa, vờn đuổi, tranh nhau bình hồ lô trông thật vui mắt, kéo theo là đường chạm của vân mây tạo tính thiêng hóa cho linh thú, và cũng khiến mảng chạm thêm uyển chuyển theo hình thể nghê đang biểu đạt. Ba con nghê bố cục hài hòa, từng nét chạm là một sự tính toán cẩn trọng, chi li, đẹp hoàn chỉnh trong cấu kiện kiến trúc trang trí.

Cũng là một mảng chạm nghê khác ở vì nách, nhưng ở đây nghê không còn đơn lẻ mà được sánh đôi cùng phượng hoàng. Hình tượng sánh đôi [cặp đôi] nghê - phượng hiếm gặp, ngoại trừ trên cột trụ biểu [nghi môn] các đình - chùa phổ biến ở Bắc bộ. Vai trò của “nghê chầu - phượng múa” thường gặp nơi nghi môn với vị thế nghê thường được bố trí thấp hơn phượng, ở mảng chạm này đã được hóa giải, nghê với phượng trở thành hai thành tố ngang bằng, tương xứng, hòa hợp.

Khuôn mặt của nghê và phượng được nghệ nhân sắp đặt nhìn về hai hướng, tạo bố cục cân đối, âm dương giao hòa. Ở góc độ liên tưởng, đó là chất đời, nghê - phượng ở đây như một gia đình nhỏ, với nghê con đang nấp sau nghê bố, xung quanh phượng có hai con thú nhỏ, tạo hình như con hồ ly rình mò… phượng xòe cánh, trấn giữ, che chở, xua đuổi kẻ thù. Chỉ vài chi tiết của mảng chạm đã đủ thể hiện tình cảm vợ chồng, tình thương yêu, sẵn sàng xả thân bao bọc con cái, hẳn đó cũng là những liên tưởng rất thật từ cuộc sống đời thường được chuyển tải lên mảng chạm trong trang trí đình làng, như một bài học về đời sống vợ chồng, gìn giữ hạnh phúc gia đình của người xưa.

Chỉ với hai mảng chạm, nhưng đẹp cả về ý nghĩa lẫn cách thể hiện, phần nào giúp hậu thế hiểu rõ hơn lý do tại sao đình làng Đình Bảng phải mất đến 36 năm mới hoàn thiện, và cũng thầm cảm phục tiền nhân đã để lại cho đời một tuyệt tác về trang trí kiến trúc, một di sản giá trị để cùng nhau chiêm ngưỡng, bảo tồn, trân trọng và nâng niu cho đến cả mai sau. [còn tiếp]

Tin liên quan

Nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ Việt Nam là một trong những nét kiến trúc cổ xưa mang nhiều nét giá trị văn hóa đặc biệt. “Cây đa, bến nước, sân đình”, là những hình ảnh đình làng đã gắn bó với tuổi thơ rất đẹp của biết bao nhiêu thế hệ người Việt từ xa xưa:

"Đình làng bảy gian cao to lồng lộng

Hai mươi bốn cây cột cái, cột con

Lũ học trò chúng tôi giang tay ôm,

Phải hai đứa mới đo vừa một cột!"

Nghệ thuật điêu khắc đình làng Bắc Bộ Việt Nam khá gần gũi với những người gắn bó với thôn quê từ xưa. Điêu khắc ở đây cũng được coi như việc trang trí khiến cho ngôi đình mang được những nét đặc trưng riêng.

Nghệ thuật điêu khắc là gì? - Nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ Việt Nam.

Để tìm hiểu rõ và sâu hơn về nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ, chúng ta phải hiểu rằng điêu khắc là gì. Nghệ thuật điêu khắc đã được ra đời và có những dấu ấn riêng như một số công trình kiến trúc tiêu biểu: kim tự tháp, đấu trường, đền thờ hoặc điêu khắc tượng đài… Điêu khắc được định nghĩa là một ngành của nghệ thuật tạo hình, được sáng tạo theo theo nguyên tắc về thể tích, hình khối và vật chất trong không gian ba chiều, nó cũng bị chi phối của những quy luật tạo hình.

Điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ được coi như việc trang trí, tô điểm cho đình làng trở nên đẹp và độc đáo hơn. Ở chùa chiền, điêu khắc cũng được thể hiện song nó không đặc biệt như điêu khắc ở đình làng. Điêu khắc thực sự gắn liền và trở thành một phần không thể thiếu của kiến trúc. Điêu khắc được ví như “bức nền” làm cho nghệ thuật kiến trúc được tôn vinh hơn.

Đặc điểm của nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ Việt Nam

Ở nông thôn Bắc Bộ, mỗi làng thường có một cái đình để làm nơi hội họp, sinh hoạt chung cho cả cộng đồng và nó cũng là nơi gắn bó tất cả mọi người với nhau. Ở miền Trung, miền Nam cũng có xuất hiện đình làng nhưng về điêu khắc thì hoàn toàn đơn giản, không có nhiều dấu ấn riêng như ở đình làng Bắc Bộ. Chạm khắc đình làng được thể hiện ở phần mái, ở các vì kèo, mái và một số phần khác trong toàn bộ ngôi đình. Những ngôi đình ở các thế kỉ trước thường điêu khắc đình làng đậm chất nghệ thuật dân gian. Trong các ngôi đình, các chi tiết quá đồ sộ, quá to lớn như trong các cung của vua chúa thì thường không được ứng dụng trong điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ. Bởi lẽ, loại hình này xuất phát từ những nét văn hóa dân gian giản dị, gần gũi.

Những nhà điêu khắc thường tạo ra những tác phẩm độc đáo bằng cả tinh thần đầy nhiệt huyết và sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Không áp đặt như điêu khắc ở trong tôn giáo, hình ảnh trong điêu khắc đình làng với những chủ đề tự do, không hề gò bó. Hệ tư tưởng phong kiến thống trị thì nghệ nhân ở các địa phương chỉ áp dụng lại những tác phẩm kinh điển và những mẫu dập khuôn của nền nghệ thuật cung đình như phượng, rồng và lân…trong các tư thế rất oai nghiêm, cứng nhắc và thể hiện theo mẫu nước ngoài. Tuy nhiên, khi phong trào công nhân đã bùng nổ, sự lay chuyển trong xã hội truyền thống thì nghệ thuật theo hướng dân gian lại phát triển mạnh. Tinh dân gian của điêu khắc đình làng Bắc Bộ thể hiện mạnh mẽ ở việc không có một ước lệ nào về hình thức hay nội dung, mọi thứ đều rất tự nhiên và bộc lộ được rõ cá tính của tác giả cũng như nghệ thuật điêu khắc này mang hoàn toàn tính chất của nhân vật.

Xem thêm: Nhà 3 tầng 4 phòng ngủ

Phần mái trong nghệ thuật điêu khắc đình làng ở bắc bộ vẫn thường được chạm khắc với những hình con rồng, con phượng … với những nét mềm mại, uyển chuyển hoặc rắn rỏi tủy theo những nét kiến trúc mới lạ đối với từng ngôi đình, yêu cầu của từng thời đại.

Chiêm ngưỡng những nét chạm khắc trên gỗ, trên đá ở các vì kèo, cột trụ…ta nhận rõ thấy những nét đục, nhát búa, nhát dao vững chãi, mạnh mẽ. Người nghệ sĩ vừa nồng nhiệt vừa đắm say tạo ra những tác phẩm vô cùng độc đáo và mang hơi thở thôn quê. Ở thế kỉ XVI, nhà Mạc đã cho phục hưng nghệ thuật dân gian với những hoạt cảnh chính đó là thiên thần và con người hết sức bình dị. Có nhân vật là nữ thì được điêu khắc với trang phục đơn giản, tóc tết, áo ngắn với ống tay rộng, áo không cài khuy, mặt mũi và tay đều giống hình hài con người nhưng phần chân thì lại là đuôi cá. Hay như có những hình ảnh được chạm khắc ở cột thì có người lại mọc cánh chim ở lưng. Nghệ thuật điêu khắc đình làng Việt Nam vào thế kỉ này thường gặp với hình ảnh như thiếu nữ cưỡi rồng, nàng tiên cá, nam nhân thì đóng khố cưỡi trên mình rồng. Việc chạm khắc thời kì này vẫn còn khá đơn giản với những nét phác mạnh mẽ, hơi thô cứng song vẫn đầy sức sống.

Đến thế kỉ XVII, thời kì này lại là sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc trong kiến trúc truyền thống. Vì vậy mà đình làng Bắc Bộ cũng có những ảnh hưởng lớn. Nếu thế kỉ trước nổi bật với các hình ảnh thần thánh, tiên thì thế kỉ này hình tượng con người lại được chú trọng và phát triển cả về hình tượng tiên nữ và người thường. Tiên nữ thường được khắc ở cánh gà trong bố cục cưỡi rồng. Tiên nữ được điêu khắc với gương mặt phúc hậu, thân hình mập mạp với đầu to hơn thân, hai cánh thì dang rộng và uốn cong mềm mại. Đến cuối thế kỉ XVII thì tiên nữ được chạm khắc nổi, kênh bong với nhiều vị trí như cột, ván nong…với những chi tiết đa dạng và phong phú hơn từ gương mặt cho tới trang phục. Hình ảnh người thường cũng xuất hiện nhiều và dần được cải tiến trong nghệ thuật điêu khắc đình làng Bắc Bộ. Đó là những nam giới trong hoạt cảnh như đấu vật, chèo thuyền hoặc uống rượu. Và nét đặc biệt hơn nữa đó là hình ảnh về tình yêu đôi lứa đã được đề cập tới. Một số đình làng ở Bắc Bộ, những hình ảnh đó còn được thể hiện một cách khá táo bạo.

Xem thêm: thiết kế nhà 1 tầng

Tới thế kỉ XVIII, nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ Việt Nam đã đạt tới độ chín và có sự chậm lại của nghệ thuật chạm khắc đình làng dân gian với hình ảnh con người. Không còn tư tưởng Nho giáo, hình ảnh điêu khắc lại là cuộc sống đời thường của người dân.

Nghệ thuật điêu khắc đình làng Việt Nam với những nét kiến trúc đặc trưng vô cùng ấn tượng

Nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ được thiết kế với phần mái là điểm nhấn. Mái đình con về 4 phía và tạo thành các đầu đao mềm mại, khiến phần kiến trúc trở nên nhẹ đi. Cột, kèo và những chi tiết cấu thành khác làm cho những chi tiết cấu thành luôn được khéo léo ra trong sự đơn giản tự nhiên của nó. Những đường mái thẳng hơi võng xuống hoặc những bình đồ không cân đối. Những mái trùm rộng ra, ngôi đình thể hiện sức khái quát lớn, thể hiện sự đồ sộ, mang đến sự đùm bọc và che chở. Các nét điêu khắc, chạm trổ ở đình làng thể hiện được những nét tinh hoa trong văn hóa của vùng miền đó, đời sống tinh thần của con người và những yếu tố nhân văn đặc sắc.

Các nét kiến trúc trong nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ vẫn được kế thừa và phát huy trong rất nhiều những thiết kế nhà ở, đặc biệt là các mẫu kiến trúc nhà ở kết hợp với nhà thờ xây dựng ở khu vực nông thôn hiện nay.

Tham khảo một số công trình tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ Việt Nam

1. Đình làng Thổ Hà – Bắc Giang

Đây là ngôi đình được xây dựng trên khu đất rộng gần 3000m2, hướng Tây Nam ra sông Cầu. Đình thờ Thái Thượng Lão Quân hoặc gọi là Lão tử. Chạm khắc ở đình Thổ Hà khá đa dạng với những con vật tứ linh quen thuộc như voi, ngựa, hươu và nai…Các văn hóa dây, lá lật, mây xoắn ốc khá phổ biến. Hình ảnh con người được thể hiện như các tiên nữ, rồng bay phượng múa. Đình có tất cả 22 đầu bẩy lực lưỡng, chạm rồng, mây, nghê và thú được trau truốt rất nhiều. Bộ khung mái đình được chạm trổ hết sức tinh vi với nhiều cảnh vật sinh động. Có rất nhiều thiếu nữ mặc váy, yếm, tóc búi cao hoặc chít khăn đang cưỡi trên long, rồng và nhảy múa. Đặc biệt ở trong đình có các bia đá được  khắc chữ Nho mang hơi thở của thời đại đó.

Năm 1996 thì đình đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa. Đây là công trình kiến trúc hiếm có.

Đình làng Thổ Hà- Vẻ đẹp tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ nước ta

2. Đình làng Tây Đằng – Ba Vì, Hà Nội

Đây cũng là nơi mà người dân nơi đây tổ chức sinh hoạt làng với nhiều hoạt động mang đậm chất dân gian như hát chèo, đánh cờ, chọi gà, đánh vật. Có thể nói nghệ thuật điêu khắc đình làng ở những thế kỉ XVI, XVII đại diện điển hình nhất cho toàn bộ nghệ thuật điêu khắc ở đồng bằng Bắc Bộ.  Đình thờ ba vị Thành Hoàng: Tản Viên, Cao Sơn và Qúy Minh, những người anh hùng văn hóa dân tộc. Cổng đình thì xây đơn giản với hai trụ liền tường bao, trụ với tiết diện hình vuông. Nghệ thuật điêu khắc được thể hiện rõ như ở đỉnh trụ thì được lắp tứ phượng, đầu quay về bốn hướng với đuôi chụm lại thành hình trái giành. Ở mui thì trang trí hình hổ rất uy nghi. Các ô lồng đèn thì lại được trang trí đề tài tứ linh. Các câu đố chữ Hán thì được đắp nổi ở thân trụ. Đỉnh trụ ở các trụ nhỏ thì đắp hình nghê. Đó chính là điêu khắc ở nghi môn. Gỗ mít là loại gỗ tạo thành các cấu kiện trong hệ thống khung đỡ.

Đầu dư, cốn, xà nách, ván nong…thì được chạm khắc trang trí trên kết cấu gỗ của đình với nhiều loại điêu khắc như chạm nổi, chạm lộng hay chạm bong kênh đã đạt tới trình độ điêu luyện. Đề tài điêu khắc ở đình làng Bắc Bộ thì vẫn luôn đa dạng từ thiên nhiên tới con người.

3. Đình Thụy Phiêu – Ba Vì, Hà Nội

Đây cũng là một đình khá lớn với nghệ thuật điêu khắc đình làng Bắc Bộ chạm tới đỉnh cao. Biểu tượng vân xoắn có lẽ được thể hiện rất nhiều trong kết cấu đình. Đây được coi là biểu tượng của nguồn sáng trong tư duy của người dân khi làm nông nghiệp. Nó được thể hiện bằng các kĩ thuật điêu khắc như chạm nổi và chạm chìm một cách tỉ mỉ. Hình tượng đầu rồng cũng được điêu khắc nhiều ở trong các đình làng Bắc Bộ, đặc biệt là hình tượng con người cưỡi rồng. Rồng đều được tạc đầu lớn với thân hình uốn uyển chuyển và mềm mại với từng chiếc vẩy lớn được tạc vô cùng đẹp. Các hình tượng người được chạm khắc vô cùng sinh động đem lại giá trị văn hóa tinh thần to lớn cho người dân nơi đây.

Xem thêm: Nhà 3 tầng có gác lửng

Với những nét đặc trưng ghi đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa của dân tộc, con người Việt Nam, nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ được ông cha ta kế thừa xây dựng và phát huy, với đầy đủ những nét kiến trúc đặc trưng đem đến những giá trị cao về cả gia trị vật chất, lẫn văn hóa, tinh thần không gì sánh bằng được. Hy vọng rằng, qua một số những yêu cầu trên đây, bạn có thể hiểu hơn về nghệ thuật điêu khắc đình làng Việt - nét kiến trúc điêu khắc xưa đầy ấn tượng. 

Nguồn ảnh: [Sưu tầm]

Xem thêm: thiết kế phòng ngủ cho vợ chồng mới cưới

Video liên quan

Chủ Đề