Giá trị sử dụng của hàng hóa nhằm mục đích gì

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có giá trị có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thông trên thị trường, có sẵn trên thị trường. Về hàng hóa hữu hình, xem Vật phẩm

Xem thêm: Hàng dân dụng

Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa cũng được định nghĩa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình như sức lao động. Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó[1]. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có:

  • Tính ích dụng [tiện ích, tiện dụng] đối với người dùng
  • Giá trị [kinh tế], nghĩa là được chi phí bởi lao động hay hao phí lao động để tạo ra một sản phẩm
  • Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm

David Ricardo cho rằng hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng và giá trị.

  • Giá trị sử dụng của hàng hóa là ích dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ, công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để cắt; công dụng của bút để viết nên giá trị sử dụng của nó là để viết. Một hàng hóa có thể có một công dụng hay nhiều công dụng nhưng nó chỉ có thể có một giá trị sử dụng duy nhất.
  • Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Cả quần áo và thóc lúa đều là sản phẩm của quá trình sản xuất thông qua lao động, là sản phẩm của lao động, có lao động kết tinh vào trong đó. Có sự chi phí về thời gian, sức lực và trí tuệ của con người khi sản xuất chúng.

Khi đưa ra ngoài thị trường để trao đổi, mua bán thì giá trị của hàng hóa thể hiện qua giá trị trao đổi hay giá cả của hàng hóa. Ví dụ một cái tủ có thể trao đổi được với hai lượng bạc, trong khi một cái bàn có thể trao đổi được một lượng bạc. Như vậy giá trị của cái tủ lớn hơn giá trị của cái bàn.

Sự thay đổi và phát triển nhận thức đối với đời sống kinh tế dẫn đến cách hiểu hàng hóa không như các nhà kinh tế cổ điển xác định. Phạm trù hàng hóa mất đi ranh giới của sự hiển hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị. Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao động... được xem là hàng hóa trong khi chúng không nhất thiết có những tính chất như đã liệt kê trên.

Theo luật giao thông đường bộ: Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ. Theo luật thương mại thì hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai.

  1. ^ "Kapital" T.1

  • Lao động
  • Giá trị
  • Nhu cầu

  Bài viết chủ đề kinh tế học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hàng_hóa&oldid=68874803”

Giá trị sử dụng của một vật phẩm là bao gồm các tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân. Tính có ích của một vật làm cho vật đó trở thành một giá trị sử dụng. Bạn hãy chú ý nhìn vào số một ở đây, là một chứ không phải là nhiều hơn, bởi vậy nên một vật có thể có nhiều tính có ích [cả một tập hợp nào đó] nhưng nó chỉ có một giá trị sử dụng thôi mà thôi. Một vật như con dao… chỉ có một giá trị sử dụng mà thôi [một tập hợp các tính có ích], và cái một giá trị sử dụng này sẽ có nhiều cách để con người dùng nó: tự vệ hay làm bếp, đâm cắt hay xẻo cạo, trưng bày… tựu trung cũng là sử dụng cái tính chất vốn có của con dao cung cấp. Một số người có thể sẽ hiểu lầm rằng một đồ vật do có nhiều ứng dụng nên sẽ có nhiều giá trị sử dụng, và thế là dễ đi đến kết luận giá trị sử dụng bị quyết định bởi hình thức sử dụng vật đó.

Trong các tác phẩm về kinh tế chính trị của Karl Marx, bất kỳ sản phẩm lao động [hay hàng hóa] nào đều có giá trị và giá trị sử dụng. Trong Tư bản luận Marx còn cho ta một ý tưởng, ta có thể gọi thẳng một vật thể hàng hóa là một giá trị sử dụng luôn. Vậy nên lúc này, ta có thể thấy rằng một vật không phải gọi là có giá trị sử dụng nữa mà là, nó chính là một giá trị sử dụng luôn [không phải có nữa, mà là chính nó là một giá trị sử dụng]. Nếu hàng hóa này được trao đổi như một mặt hàng thương mại ở thị trường thì nó được thêm vào giá trị trao đổi và thường được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá hay giá cả của hàng hóa đó.

Bốn khái niệm [giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá cả] đã có một quá trình lịch sử lâu dài trong kinh tế học và triết học, từ Aristotle đến Adam Smith, và nghĩa của các khái niệm này cũng được phát triển mở rộng ra. Marx cho rằng các tác giả thế kỷ XVII thường sử dụng nhầm lẫn giữa giá trị với giá trị sử dụng, giá trị với giá trị trao đổi. Karl Marx nhấn mạnh rằng giá trị sử dụng của một sản phẩm lao động là lợi ích, sự thiết thực của nó và điều này được quyết định một cách khách quan, nó là đặc tính vốn có của sản phẩm không phụ thuộc vào hình thái xã hội của cải đó như thế nào, nó làm thỏa mãn sự cần thiết của con người hay người ta cần đến nó.

  Bài viết chủ đề kinh tế học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giá_trị_sử_dụng&oldid=66746089”

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn GDCD 11 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là?

A. Công dụng của sản phầm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

B. Sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đỏ của con người

C. Cơ sở của giá trị trao đổi

D. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Công dụng của sản phầm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

- Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là Công dụng của sản phầm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Hàng hóa dưới đây nhé!

Kiến thức mở rộng về hàng hóa

1. Hàng hóa là gì?

- Hàng hoá trong tiếng Anh là Goods hoặc Commodities, là các sản phẩm hữu hình, giúp làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Các sản phẩm có thể là máy giặt, bột giặt, tủ lạnh, máy rửa bát,… đều rất cần thiết trong cuộc sống.

- Trong kinh tế chính trị Mac – Lenin, hàng hoá còn được hiểu là sản phẩm lao động thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Người ta có thể dùng tiền để mua bất cứ loại hàng hóa nào nhằm phục vụ cho đời sống con người. Trong đó, hàng hóa được chia thành hàng tiêu dùng và hàng đầu tư. Đây là những nhân tố quan trọng tạo nên tổng sản phẩm trong nước. Hàng đầu tư là những mặt hàng sinh lợi nhuận cho con người.Để đồ vật trở thành hàng hoá cần phải có:

+ Tính hữu dụng đối với người dùng

+ Giá trị [kinh tế], nghĩa là được chi phí bởi lao động.

+ Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm.

- Ngoài ra, một khái niệm khác chính là hàng hóa kinh tế. Đây là những hàng hóa khan hiếm hay các loại hàng hóa mà người ta muốn mua nhiều hơn điều kiện cho phép. Các loại hàng hóa này thường mang đến cho con người sự thỏa mãn tốt hơn mong đợi.

- Hàng hóalà sản phẩm của lao động, có giá trị có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thông trên thị trường, có sẵn trên thị trường.

2. Các thuộc tính của hàng hóa

- Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thì đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.

a. Giá trị sử dụng

- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp. Giá trị sử dụng có những đặc trưng sau:

+ Hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau. Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật.

+ Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng [tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng cho cá nhân], nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào.

+ Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá trị sử dụng càng cao.

b. Giá trị của hàng hoá

- Trong nền sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao đổi.

- Muốn hiểu giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau.

Ví dụ: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc.

Sở dĩ vải và thóc là hai hàng hóa mặc dù có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại có thể trao đổi với nhau được theo một tỉ lệ nhất định nào đó là vì giữa chúng có một cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động [thời gian lao động và công sức lao động] do lao động được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.

- Đây là khái niệm được khẳng định trong các giáo trình kinh tế chính trị. Nếu xét nó trên quan điểm của trường phái hiệu dụng biên thì vẫn đạt được lý lẽ hoàn chỉnh.

- Theo đó, đối tượng chung của nhu cầu có trong các cá nhân khác nhau vẫn đảm bảo cơ sở cho trao đổi.

3. Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa

a. Thống nhất

- Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa. Nếu một vật có giá trị sử dụng [tức có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội], nhưng không có giá trị [tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động] như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa. Ngược lại, một vật có giá trị [tức có lao động kết tinh], nhưng không có giá trị sử dụng [tức không thể thỏa mãn nhu cầu nào của con người, xã hội] cũng không trở thành hàng hóa.

b. Đối lập

- Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất [vải mặc, sắt thép, lúa gạo…]. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá lại đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá [ vải mặc, sắt thép, lúa gạo… đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó].

- Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian.

+ Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước.

+ Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng.

- Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.

- Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.

Video liên quan

Chủ Đề