Giá đến bù đất nông nghiệp TPHCM

Theo quyết định vừa được UBND TP HCM ban hành, áp dụng từ 25/8, đất ở tùy quận huyện có hệ số điều chỉnh gấp 2-15 lần so với giá nhà nước. Khu vực có hệ số cao nhất, tối đa 15 lần, là huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, TP Thủ Đức. Trong khi đó, đất nông nghiệp tại TP HCM có hệ số cao 5-35 lần giá nhà nước, nơi có hệ số cao nhất, tối đa 35 lần gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11.

Trước việc điều chỉnh giá đát bồi thường ở TP HCM, độc giả Tí Sửu Dần Mão nêu quan điểm: "Nghe qua con số gấp 15 hay 35 lần có vẻ cao, nhưng nếu quy ra thì có thể thấy nó vẫn là thấp hơn nhiều [chỉ bằng một nửa] so với giá thị trường. Ví dụ căn nhà mặt phố 50 m2 ở mặt đường Cách Mạng Tháng Tám [quận 1, hệ số 4-5] có giá thị trường tầm 25-30 tỷ nhưng cũng chỉ được đền bù được một nửa theo quy định mới [264-330 triệu đồng mỗi m2]. Như vậy, bà con có nhận được tiền đền bù cũng thấy ngậm ngùi".

Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc Victorvpnguyen phân tích: "Giá nhà mặt tiền ở đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 1 hiện tại có giá thị trường trung bình trên dưới 700 triệu đồng mỗi m2. Nếu đền bù theo giá mới [gấp 15 lần giá nhà nước] tức 264-330 triệu đồng cũng chỉ bằng chưa đến một nửa giá thị trường. Như vậy vẫn chưa hợp lý. Theo tôi, giá đền bù ít nhất cũng phải trên dưới 80% giá thị trường mới là phù hợp".

Nói về những bất cập của giá đền bù đất, độc giả TikTak chia sẻ: "Nhà ngoại của tôi ở Bến Chương Dương, quận 1. Khu vực đó được giải tỏa để làm trường học, chung cư. Nhận tiền đền bù xong, bà tôi qua khu Nguyễn Văn Cừ, quận 5 để mua một căn nhà mới với diện tích nhỏ hơn. Tuy nhiên, tiền dư được rất ít, vì căn nhà mới kia có giá thị trường cao hơn giá đền bù của nhà cũ.

Rồi ở đó cũng giải tỏa để làm cầu. Lần này tiền đền bù chỉ đủ để bà mua một miếng đất và cất nhà ở tận Bến Bình Đông, quận 8. Thế là từ một người có nhà ở quận 1, bà cứ trôi dạt theo những lần giải tỏa, để rồi khi quay đầu nhìn lại, dù bà có bán tất cả tài sản hiện có của mình cũng không thể mua nổi 5% diện tích của căn nhà đầu tiên. Cho nên, tôi cho rằng, nhà nước cần phải dùng giá thị trường để đền bù cho người dân. Bởi chênh lệch giữa giá đền bù và giá thị trường hiện vẫn là quá lớn".

>> 'Định giá đất đền bù không bằng một phần mười giá thị trường'

Trong khi đó, ủng hộ phương án giá đền bù đất mới của TP HCM, bạn đọc Nhật Tân cho rằng: "Theo tôi, mức giá đền bù gấp 15 lần giá nhà nước là tương đối hợp lý vì người dân khi bị giải tỏa có thể mua nhà khác ở khu lân cận. Nhiều người muốn đền bù theo giá thị trường, nhưng kết quả sẽ là người dân không thể mua nổi cái nhà ở khu liền kề [giá đền bù hiện tại thấp hơn giá thị trường rất nhiều]. Giá đất càng cao sẽ ảnh hưởng đến phát triển cơ sở hạ tầng rất nhiều. Điển hình là các vụ đấu giá đất rất cao nhưng có ai triển khai dự án đâu? Giờ giá mới sẽ là căn cứ để người mua nhà đàm phán giá với người bán, không còn cảnh giá đất tăng đột biến và tăng không kiểm soát. Cái quan trọng là chúng ta cần có giá kịch khung ở từng khu vực để làm căn cứ đối chiếu khi mua bán đất".

Nhấn mạnh việc tính giá đất đền bù theo giá thị trường là bất khả thi, độc giả Thanhbinh thẳng thắn nhận định: "Thực tế, giá nhà nước có tăng lên kiểu nào cũng không bao giờ đuổi kịp giá bán bên ngoài thị trường. Đơn giản là vì người dân họ có ở, hay đầu tư mua đi bán lại, thì tâm lý là cứ đôn giá liên tục chứ có quan tâm bán đúng giá hay không đâu? Khu nhà tôi năm trước có nhà kia bán được 2,5 tỷ đồng. Sau đó, hàng xóm của họ thấy vậy, ai có nhà muốn bán đều kê lên cao hơn mức giá đó, dù nhà có xấu hay đẹp. Sau đó, vòng lặp cứ thế tiếp tục, cứ có một nhà nào bán được giá cao hơn thì cả khu đồng loạt tăng giá theo.

Bây giờ, nhiều người đòi hỏi công tâm, phải bồi thường theo giá thị trường bên ngoài, vậy cơ sở nào làm giá chuẩn khi không có một cơ quan nào kiểm soát việc giao dịch bất động sản? Hoặc gải sử giờ có một cơ quan như vậy, có một bảng giá cụ thể rồi, liệu các bạn có chịu chấp nhận bán theo giá đó không? Hay chúng ta vẫn cứ mặc sức thu mua bất động sản rồi đầu cơ cho lên giá, làm mọi cách kéo giá đất lên để bán kiếm lời?

Tôi cho rằng, nhà nước chấp nhận tăng mức bồi thường như vậy là một tín hiệu tích cực rồi. Nếu có trách thì trách tại sao mình lại mua bất động sản đó với giá trị cao hơn thực tế như vậy? Nhiều nơi tại TP HCM như khu Vĩnh Lộc B có người còn bán đất nông nghiệp diện tích chưa tói 60 m2 mà giá gần hai tỷ đồng. Nhiều nhà trong hẻm quận 1, diện tích chưa được 50 m2, được cái là nằm gần Nguyễn Thị Minh Khai, nhưng người ta hét giá hơn chục tỷ mới bán. Vậy chủ bất động sản bán giá như vậy có hợp lý không mà trách mức bồi thường đang rẻ hơn giá thị trường?".

Việt Thành tổng hợp

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

    Đang tải...

  • {{title}}

Xuất bản: 07:00 01/01/1970 [GMT+7]

UBND TPHCM vừa phê duyệt đơn giá bồi thường đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư thuộc phạm vi giải tỏa của dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, giá cao nhất lên đến 2,25 triệu đồng/m2.

Lâu nay đơn giá bồi thường đất nông nghiệp vẫn chênh lệch với giá thị trường đến hàng chục lần, khiến người dân khó chấp nhận.

Lâu nay, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại TPHCM thường kéo dài do người dân không đồng tình với đơn giá bồi thường; đặc biệt là đất nông nghiệp thường chỉ được bồi thường 200 - 300 nghìn đồng/m2 [đã cao hơn đơn giá quy định] - rất thấp so với giá chuyển nhượng trên thị trường.Theo Nghị định 123, giá đất để tính bồi thường là giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường theo mục đích sử dụng hợp pháp.Việc xác định giá thị trường đối với đất nông nghiệp là rất khó, bởi đất nông nghiệp tại TPHCM hiện nay khi chuyển nhượng hầu hết không được dùng để làm nông nghiệp mà dùng để xây dựng nhà ở nên giá chuyển nhượng trong dân thường cao như đất ở.Do đó, lâu nay đơn giá bồi thường đất nông nghiệp vẫn chênh lệch với giá thị trường đến hàng chục lần, khiến người dân khó chấp nhận. Nay UBND TP quyết định phê duyệt đơn giá bồi thường đất nông nghiệp tại dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây cao hơn quy định rất nhiều lần để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.Cụ thể, theo quy định về giá các loại đất trên địa bàn TPHCM ban hành kèm theo quyết định số 89/2008/QĐ-UBND ra ngày 20/12/2008 [có hiệu lực từ ngày 1/1/2009], tại mục 4, điều 3 ghi rõ:“Đối với đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư tại các quận chưa được quy hoạch là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp khác thì giá đất được tính bằng 2 lần mức giá đất trồng cây lâu năm vị trí 1, khu vực 1”.Cũng theo quy định này thì giá đất trồng cây lâu năm vị trí 1 [tiếp giáp với lề đường có tên trong bảng giá đất ở trong phạm vi 200m], khu vực I [địa bàn các quận] cũng chỉ là 190 nghìn đồng/m2.Tuy nhiên, trong giá bồi thường đất nông nghiệp của dự án này trên địa bàn quận 9, UBND TP phê duyệt cao nhất là tại đường Nguyễn Duy Trinh, vị trí mặt tiền là 2,25 triệu đồng/m2, vị trí thấp nhất cũng có giá đến 690 nghìn đồng/m2.Với các điều kiện thuận lợi từ quyết định này, UBND TP yêu cầu UBND quận 9 tích cực triển khai vận động các hộ dân trong dự án sớm nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bàn giao mặt bằng. UBND TP yêu cầu đến ngày 15/6 phải bàn giao cho chủ đầu tư 80% diện tích mặt bằng của gói thầu 1A để khởi công dự án trong cuối tháng 6/2009.Được biết, dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây dài gần 55km với 17 cầu vượt sông và 6,9km cầu vượt; đi qua địa phận quận 2 và quận 9 của TPHCM và qua các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Thống Nhất của tỉnh Đồng Nai; có tổng vốn đầu tư gần 9.760 tỉ đồng.

Đơn giá bồi thường đất nông nghiêp nằm xen kẽ trong khu dân cư trên địa bàn quận 9 thuộc dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

1/ Đối với đất trồng cây hàng năm:- Đường Bưng Ông Thoàn và đường Liên Phường, vị trí mặt tiền là 1,8 triệu đồng/m2 và vị trí không mặt tiền, hẻm cấp 1, vị trí 2 [3 - 5m] là 1,2 triệu đồng/m2.- Đường Nguyễn Duy Trinh, vị trí mặt tiền là 2,025 triệu đồng/m2 và vị trí không mặt tiền, hẻm cấp 1, vị trí 2 [

Chủ Đề