Freeswitch hướng dẫn sử dụng site vntelecom.org năm 2024

  • 1. ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN -o0o- ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH Đề Tài: THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP GVHD: ThS.NGUYỄN MINH HẢI Lớp: CDTH14A Tên SV: Phạm Võ Tuấn Thanh 12148591 Trịnh Khánh Sơn 12053481 TP.HCM, Tháng 11 Năm 2015
  • 2. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP NHẬN XÉT CỦA GVHD ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… TP. Hồ Chí Minh, ngày ….tháng…...năm 2015 GVHD
  • 3. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP NHẬN XÉT CỦA GVPB ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… TP. Hồ Chí Minh, ngày….tháng…...năm 2015 GVPB
  • 4. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài báo cáo đồ án chuyên ngành này, chúng em đã được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Trước hết, chúng em xin được chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Hải người đã chịu trách nhiệm hướng dẫn cho nhóm em đề tài này. Thầy đã tận tình hướng dẫn, định hướng, góp ý, giúp đỡ và tạo điềukiện tốt nhất để chúng em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo. Bên cạnh đó, nhóm em xin gửi lời cám ơn tới ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như hệ thống thư viện rộng lớn đã giúp nhóm em có nhiều cơ hội tìm hiểu về đề tài mà nhóm em đã chọn. Chúng em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin đã tạo môi trường tốt cho chúng em học tập và nghiên cứu, tận tình dạy bảo chúng em trong suốt khóa học. Nhóm em xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2015 Nhóm sinh viên thực hiện Phạm Võ Tuấn Thanh Trịnh Khánh Sơn
  • 5. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP MỤC LỤC A. TỔNG QUAN VỀ VOIP .....................................................................................1 I. TỔNG QUAN VỀ VOIP .................................................................................1 1. Giới thiệu chung về VoIP ................................................................................1 a. Ưu điểm ........................................................................................................1 b. Nhược điểm..................................................................................................2 2. Các kiểu kết nối................................................................................................2 a. Computer to computer ................................................................................2 b. Computer to Phone ......................................................................................3 c. Phone to Phone ............................................................................................3 3. Các thành phần trong mạng VoIP .................................................................3 II. CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA VOIP ....................................................4 1. VoIP hoạt động như thế nào?.........................................................................4 a. Lấy mẫu [Sampling]....................................................................................6 b. Lượng tử hóa [Quantization]......................................................................6 c. Mã hóa [Encoding] ......................................................................................6 d. Nén giọng nói [Voice Compression].........................................................6 2. Các nhân tố ảnh hưởng...................................................................................7
  • 6. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP a. Trễ [Delay] ...................................................................................................7 b. Sự biến thiên độ trễ [Jitter].........................................................................7 c. Mất gói..........................................................................................................7 III. CÁC GIAO THỨC TRONG VOIP ................................................................7 1. Giao thức H.323 ...............................................................................................7 a. Giới thiệu......................................................................................................7 b. Các giao thức của H.323.............................................................................8 c. Các thành phần cơ bản của H.323 .............................................................8 d. Phương thức hoạt động của H.323 ............................................................9 2. Giao thức SIP..................................................................................................11 a. Giới thiệu....................................................................................................11 b. Các thành phần trong SIP .........................................................................12 c. Các bản tin trong SIP ................................................................................12 d. Phương thức hoạt động.............................................................................13 3. So sánh giữa H.323 và SIP ...........................................................................14 4. Tính bảo mật và hướng khắc phục...............................................................16 a. Tính bảo mật trong VoIP ..........................................................................16 b. Hướng khắc phục.......................................................................................17
  • 7. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP B. FUSIONPBX .......................................................................................................17 I. GIỚI THIỆU VỀ FUSIONPBX....................................................................17 II. CÀI ĐẶT FUSIONPBX VÀ CẤU HÌNH CÁC TÍNH NĂNG CĂN BẢN18 1. Cài đặt .............................................................................................................18 2. Mô hình tổng đài VoIP ..................................................................................23 a. Chức năng của tổng đài VoIP ..................................................................24 3. Cấu hình ..........................................................................................................24 a. Tạo tài khoản SIP ......................................................................................24 b. Gọi nội bộ...................................................................................................26 c. Voicemail....................................................................................................27 d. Video Call...................................................................................................28 e. Call Block...................................................................................................28 f. Conference Center .....................................................................................29 g. IVR ..............................................................................................................31 h. Gọi 2 tổng đài.............................................................................................32 i. Kết nối IPtel để thực hiện gọi ngoại mạng.............................................38 j. Recording....................................................................................................41 k. Ring Group .................................................................................................42
  • 8. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP l. Thực hiện cuộc gọi ra GSM .....................................................................44 Giải pháp sử dụng Gateway bằng tài khoản FPT provider ..............44 Giải pháp sử dụng phần cứng GSM Gateway....................................47 C. TỔNG KẾT..........................................................................................................52
  • 9. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ITU International Telecommunication Union Liên hiệp Viễn thông Quốc tế PSTN Public Switched Telephone Network Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng IP Internet Protocol Giao thức Internet SCN Switched Curcuit Network Chuyển mạch kênh PCN Packet Curcuit Network Chuyển mạch gói MCU Multipoint Control Unit Khối điều khiển đa điểm PCM Pulse Code Modulation Điều chế xung mã LAN Local Area Network Mạng cục bộ RAS Register Administrator Stratus Kênh đăng ký, đăng nhập, trạng thái RTCP Receive Loudness Rating Giao thức điều khiển thời gian thực MC Multipoint Controller Bộ xử lý đa điểm SIP Session Initiation Protocol Giao thức khởi tạo phiên PC Personal Computer Máy tính cá nhân UA User Agent Đại lý trạm người dùng PBX Private Branch Exchange Hệ thống tổng đài cá nhân MP Multipoint Processor VGA Video Graphics Array Một chuẩn hiển thị đồ họa máy tính UAC User Agent Client Khởi tạo cuộc gọi UAS User Agent Server Trả lời cuộc gọi VoIP Voice Over Internet Protocol Truyền giọng nói trên giao thức IP TMD Time Division Multiplex Chuyển mạch phân chia theo thời gian UDP User Datagram Protocol Giao thức gói dữ liệu người dùng
  • 10. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển tri thức của con người, sự bùng nổ về công nghệ thông tin được xem là dẫn đầu trong số các phát minh của con người. Từ khi điện thoại được biết đến nhờ phát minh rất nổi tiếng của Graham Bell, cho đến nay lợi ích mà nó mang lại quả là không kể hết được. Việc giao tiếp của con người được đưa lên một tốc độ và khoảng cách ở một tầm cao mới. Đánh dấu cho một bước ngoặt mới, Internet ra đời đã làm cho ngành công nghệ thông tin giành thêm một phần quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Nhu cầu tìm hiểu và tiếp cận với thông tin, tri thức của con người được nâng lênmột bước cao hơn. Con người đã tìm hiểu xem, tại sao không kết hợp giữa điện thoại thông thường và hệ thống mạng Internet để tạo ra một thứ điện thoại mới? Chính vì thế VoIP đã ra đời. Tính hấp dẫn của việc khai thác dịch vụ VoIP so với điện thoại truyền thống không chỉ ở việc tiết kiệm chi phí mà còn ở các khả năng mở rộng các dịch vụ mới của nó. VoIP cho phép kết hợp một cách chặt chẽ giữa mạng thoại và các mạng số liệu. Người dùng có thể vừa truy cập Internet, đồng thời vẫn thực hiện và nhận các cuộc gọi điện thoại, fax…. Vì vậy, có thể nói VoIP là lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp để liên lạc với nhau. Với xu hướng phát triểncủa dịch vụ VoIP nhóm em quyết định chọn đề tài “Thiết lập tổng dài VoIP” làm đồ án chuyên ngành. Mục đích của đồ án là tìm hiểu về VoIP và chức năng của tổng đài VoIP. Chúng em hy vọng có thể hiểu rõ về các khái niệm, cách thức hoạt động và các ứng dụng của VoIP trong cuộc sống.
  • 11. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 1 A.TỔNG QUAN VỀ VOIP I. TỔNG QUAN VỀ VOIP 1. Giới thiệu chung về VoIP VoIP [Voice over Internet Protocol] là một công nghệ cho phép truyền thoại sử dụng giao thức mạng IP, trên cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng internet. VoIP là một trong những công nghệ viễn thông đang được quan tâm nhất hiện nay không chỉ đối với nhà khai thác, các nhà sản xuất mà còn cả với người sử dụng dịch vụ. VoIP cho phép tạo cuộc gọi dùng kết nối băng thông rộng thay vì dùng đường dây điệnthoại tương tự [Analog]. Nhiều dịch vụ VoIP có thể chỉ cho phép bạn gọi người khác dùng cùng loại dịch vụ, tuy nhiên cũng có những dịch vụ cho phép gọi những người khác dùng số điện thoại như số nội bộ, đường dài, di động, quốc tế. Trong khi cũng có những dịch vụ chỉ làm việc qua máy tính, cũng có vài dịch vụ dung điệnthoại truyền thống qua một bộ điều hợp [Adaptor]. Nguyên tắc hoạt động của VoIP bao gồm việc số hoá tín hiệu tiếng nói, thực hiện việc nén tín hiệu số, chia nhỏ các gói nếu cần và truyền gói tin này qua mạng, tới nơi nhận các gói tin này được ráp lại theo đúng thứ tự của bản tin, giải mã tín hiệu tương tự phục hồi lại tiếng nói ban đầu. a. Ưu điểm Một ưu điểm đầu tiên là gọi miễn phí nếu sử dụng cùng dịch vụ, cùng thiết bị VoIP hoặc cùng tổng đài IP. Hoặc nếu không thì giá thành cũng rẻ đáng kể so với sử dụng cách gọi truyền thống PSTN. Giải pháp VoIP cũng làm giảm đáng kể chi phí cho việc quản lý bảo trì hệ thống mạng thoại và dữ liệu. Tích hợp mạng thoại, mạng số liệu và mạng báo hiệu: trong điện thoại IP, tín hiệu thoại, số liệu và ngay cả báo hiệu đều có cùng đi trên một mạng IP. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí khi đầu tư nhiều mạng riêng lẽ. Khả năng mở rộng: Các tổng đài điện thoại thường là những hệ thống kín, rất khó để thêm vào đó những tính năng thì các thiết bị trong mạng internet thường có khả năng thêm vào những tính năng mới.
  • 12. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 2 Trong một cuộc gọi người sử dụng có thể vừa nói chuyện vừa sử dụng các dịch vụ khác như truyền file, chia sẽ dữ liệuhay xem hình ảnh của người nói chuyện bên kia. Một lợi ích nữa là, việc sử dụng đồng thời cả điện thoại bàn thông thường và điện thoại IP [có dây hoặc không dây] qua hệ thống mạng LAN [Local Area Network] sẽ đảm bảo thông tin liên lạc của doanh nghiệp không bị gián đoạn khi xảy ra sự cố. b. Nhược điểm Kỹ thuật phức tạp: để có được một dịch vụ thoại chấp nhận được, cần thiết phải có một kỹ thuật nén tín hiệu phải đạt được các yêu cầu như: tỉ số nén lớn, có khả năng suy đoán và tạo lại thông tin của các gói bị thất lạc, tốc độ xử lý của các bộ codec [Coder and Decoder] phải đủ nhanh… Vấn đề bảo mật [Security]: Mạng internet là một mạng có tính rộng khắp và hỗn hợp. Trong đó có rất nhiều loại máy tính khác nhau và các dịch vụ khác nhau cùng sử dụng chung một cơ sở hạ tầng. Do vậy không có gì đảm bảo rằng những thông tin của người sử dụng được bảo mật an toàn. 2. Các kiểu kết nối a. Computer to computer Với 1 kênh truyền Internet có sẵn, là 1 dịch vụ miễn phí được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Chỉ cần người gọi và người nhận sử dụng chung 1 VoIP service [Skype, Yahoo Messenger,…], 2 headphone + microphone, sound card. Cuộc hội thoại là không giới hạn. Vì dễ dàng sử dụng, không phải trả phí cho các cuộc gọi nên mô hình này thường được áp dụng trong phạm vi tổ chức, công ty, cá nhân để đáp ứng nhu cầu liên lạc mà không cần phải cài đặt thêm hệ thống tổng đài nội bộ. Hình 1. Computer to computer
  • 13. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 3 b. Computer to Phone Là 1 dịch vụ có phí. Bạn phải trả tiền để có một account và một software [VDC, Evoiz, Netnam,…]. Với dịch vụ này một máy PC có kết nối tới một máy điện thoại thông thường ở bất cứ đâu [tuỳ thuộc phạm vi cho phép trong danh sách các quốc gia mà nhà cung cấp cho phép]. Người gọi sẽ bị tính phí trên lưu lượng cuộc gọi và khấu trừ vào tài khoản hiện có. Hình 2. Computer to phone c. Phone to Phone Là một dịch vụ có phí. Bạn không cần kết nối Internet mà chỉ cần một VoIP adapter kết nối với máy điện thoại. Lúc này máy điện thoại trở thành một IP phone. Hình 3. Phone to phone 3. Các thành phần trong mạng VoIP Các thành phần cốt lõi của 1 mạng VoIP bao gồm: Gateway, VoIP Server, IP Network, End User Equipments. Gateway: là thành phần giúp chuyển đối tín hiệu Analog sang tín hiệu số [và ngược lại].
  • 14. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 4 VoIP Gateway: là các Gateway có chức năng làm cầu nối giữa mạng điện thoại thường [PSTN] và mạng VoIP. VoIP GSM Gateway: là các Gateway có chức năng làm cầu nối cho các mạng IP, GSM và cả mạng Analog. VoIP server: là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi VoIP. Trong mạng H.323 chúng được gọi là Gatekeeper. Thiết bị đầu cuối [End User Equipments]. Softphone và máy tính cá nhân [PC]: bao gồm 1 Headphone, 1 phần mềm và 1 kết nối Internet. Các phần mềm miễn phí phố biến như Skype, Ekiga,… Điện thoại truyền thông với IP adapter: để sử dụng dịch vụ VoIP thì máy điện thoại thông dụng phải gắn với 1 IP adapter để có thế kết nối với VoIP Server. Adapter là 1 thiết bị có ít nhất 1 cổng RJ11 [đế gắn với điện thoại], RJ45 [để gắn với đường truyền Internet hay PSTN] và 1 cổng cắm nguồn. IP Phone: là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP. Các IP Phone không cần VoIP Adapter bởi chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để có thế kết nối trực tiếp với các VoIP server. II. CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA VOIP 1. VoIP hoạt động như thế nào? Trong VoIP khi nói vào ống nghe hay microphone, giọng nói sẽ tạo ra tín hiệu điện từ, đó là những tín hiệu analog. Tín hiệu analog được chuyển sang tín hiệu số dùng thuật toán đặc biệt để chuyển đổi. Những thiết bị khác nhau có cách chuyển đổi khác nhau như VoIP phone hay softphone, nếu dùng điện thoại analog thông thường thì cần một Telephony Adapter [TA]. Sau đó giọng nói được số hóa sẽ được đóng vào gói tin và gởi trên mạng IP. Các bước cơ bản để thực hiện một cuộc gọi trong VoIP: Xác định địa điểm cần gọi đến [mã quốc gia, mã tỉnh] và bấm số cần gọi đến. Các kết nối giữa người gọi và người nhận sẽ được thiết lập. Khi nói vào ống nghe hay microphone, giọng nói sẽ tạo ra tín hiệu điện từ, đó là những tín hiệu analog. Tín hiệu analog được chuyển sang tín hiệu số dùng thuật toán đặc biệt để chuyển đổi. Sau đó giọng nói được số hóa sẽ được đóng thành gói tin và gửi
  • 15. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 5 trên mạng IP. Trong suốt tiến trình một giao thức như SIP hay H323 sẽ được dùng để điểu khiển [control] cuộc gọi như là thiết lập, quay số, ngắt kết nối,… và RTP thì được dùng cho tính năng đảm bảo độ tin cậy và duy trì chất lượng dịch vụ trong quá trình truyền. Dữ liệu sẽ được truyền tải qua kết nối được thiết lập lúc đầu. Dữ liệu chứa âm thanh mà bạn nói sẽ được chuyển hóa trở lại thành âm thanh mà người nghe hiểu được. Cuối cùng âm thanh bạn nói ra sẽ được phát ra bên phía người nhận. Quá trình số hóa tín hiệu analog: Biểu diễn tín hiệu analog thành dạng số [digital] là công việc khó khăn. Vì bản thân dạng âm thanh như giọng nói con người ở dạng analog do đó phải cần một số lượng lớn các giá trị digital để biểu diển biên độ [Amplitude], tần số, và pha [Phase], chuyển đổi những giá trị đó thành dạng số nhị phân [0 & 1] là rất khó khăn. Vì vậy, để thực hiện sự chuyển đổi này chúng ta cần phải dung đến thiết bị được gọi là codec [coder-decoder] hay là thiết bị mã hóa và giải mã. Tín hiệu analog được đặt vào đầu vào của thiết bị này và được chuyển thành các chuỗi số nhị phân ở đầu ra. Sau đó quá trình này thực hiện trở lại bằng cách chuyển đổi chuỗi số nhị phân thành dạng analog ở đầu cuối. Có 4 bước liên quan đến quá trình số hóa một tín hiệu analog:  Lấy mẫu [Sampling]  Lượng tử hóa [Quantization]  Mã hóa [Encoding]  Nén giọng nói [Voice Compression] Các kỹ thuật sử dụng trong quá trình số hóa: Multiplexing: Ghép kênh là qui trình chuyển một số tín hiệu đồng thời qua một phương tiện truyền dẫn. TDM [Time Division Multiplexing]: Ghép kênh phân chia theo thời gian: Phân phối khoảng thời gian xác định vào mỗi kênh, mỗi kênh chiếm đường truyền cao tốc trong suốt một khoảng thời gian theo định kì.
  • 16. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 6 FDM [Frequency Division Multiplexing]: Ghép kênh phân chia theo tần số: Mỗi kênh được phân phối theo một băng tần xác định, thông thường có bề rộng 4Khz cho dịch vụ thoại. PCM [Pulse Code Modulation]: Điều chế theo mã: là phương pháp thông dụng nhất chuyển đổi các tín hiệu analog sang dạng digital [và ngược lại] để có thể vận chuyển qua một hệ thống truyền dẫn số hay các quá trình xử lý số. a. Lấy mẫu [Sampling] Simpling là tỉ lệ lấy mẫu thử số mẫu mỗi giây dùng để mã hóa âm thanh. Tín hiệu âm thanh trên mạng điện thoại có phổ năng lượng đạt đến 10KHz. Tuy nhiên, hầu hết năng lượng đều tập trung ở phần thấp hơn trong dải này. Trong VoIP, tỉ lệ lấy mẫu thường là 8KHz, tần số khoảng 16KHz. Có thể sử dụng trong các tình huống khi mà yêu cầu chất lượng âm thanh cao [băng thông cao]. Việc lựa chọn tần số lấy mẫu cho từng loại âm thanh không phải ngẫu nhiên, mà có một quy tắc riêng là: tần số lấy mẫu phải lớn hơn hoặc bằng hai lần so với lưu lượng băng thông. b. Lượng tử hóa [Quantization] Lượng tử hóa là số bit được sử dụng để biểu thị cho từng mẫu âm thanh. Trong thực tế, muốn làm việc với toàn bộ byte chúng ta phải xem xét 8 bit hoặc 16 bit. Mẫu 8 bit, mỗi mẫu có thể biểu thị cho 256 giá trị khác nhau, vì vậy chúng ta có thể làm việc với các dãy số trong dãy từ -128 đến +127. Vì toàn bộ là số nên không thể tránh khỏi các tiếng ồn lẫn vào trong tín hiệu cũng như chuyển đổi nó thành mẫu số. Chỉ với 256 giá trị, việc chuyển đổi analog sang tín hiệu số sẽ tạo quá nhiều tiếng ồn. Để cải thiện chúng ta chuyển qua các mẫu 16 bit, nó sẽ cung cấp cho chúng ta 65536 giá trị đại diện khác nhau [từ -32768 đến +32767]. c. Mã hóa [Encoding] Mỗi mức lượng tử được chỉ định một giá trị số 8 bit, kết hợp 8 bit có 256 mức hay giá trị. Quy ước bit đầu tiên dùng để đánh dấu giá trị âm hoặc dương cho mẫu., bảy bít còn lại biểu diễn cho độ lớn. d. Nén giọng nói [Voice Compression]
  • 17. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 7 Phương pháp này thực hiện mã hóa tiếng nói với tốc độ nhỏ hơn tốc độ của PCM, nhờ đó tận dụng được khả năng của hệ thống truyền dẫn số. Chắc hẳn, các mã hóa tốc độ thấp này sẽ bị hạn chế về chất lượng, đặt biệt là nhiễu và lệch tần số. 2. Các nhân tố ảnh hưởng Chất lượng của âm thanh được khôi phục qua mạng điện thoại là mục tiêu cơ bản của dịch vụ. Có 3 nhân tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thoại: a. Trễ [Delay] Hai vấn đề gây ra bởi sự trễ đầu cuối trong một mạng thoại là tiếng vang và chồng tiếng. Đây là một vấn đề chất lượng đáng kể, nên các hệ thống VoIP phải kiểm soát và cung cấp các phương tiện loại bỏ tiếng vang. Hiện tượng chồng tiếng là giọng người này gối lên giọng người kia. b. Sự biến thiên độ trễ [Jitter] Jitter là sự biến thiên thời gian trễ gây nên bởi sự trễ đường truyền khác nhau trên mạng. Loại bỏ jitter đòi hỏi thu thập các gói và giữ chúng đủ lâu để ghép các gói chậm nhất đến để phát lại đúng thứ tự, làm cho sự trễ tăng lên. c. Mất gói Mạng IP không thể cung cấp một sự bảo đảm rằng các gói tin sẽ được chuyển tới đích hết. Các gói sẽ bị loại bỏ khi quá tải và trong thời gian tắc nghẽn. Truyền thoại rất nhạy cảm với việc mất gói. Tuy nhiên, việc truyền lại gói của TCP thường không phù hợp. Các cách tiếp cận được sử dụng để bù lại các gói mất là thêm vào cuộc nói chuyện bằng cách phát [play] lại gói cuối cùng, và gửi đi thông tin dư. Tuy thế, sự tổn thất gói trên 10% nói chung là không chấp nhận được. III. CÁC GIAO THỨC TRONG VOIP 1. Giao thức H.323 a. Giới thiệu Hệ thống giao tiếp dựa trên gói đa phương tiện, hay còngọi là H.323. Là một chuẩn quốc tế của VoIP được phát triển bởi Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế [ITU –
  • 18. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 8 International Telecommunicatinons Union]. Đây là cấu trúc chặt chẽ, phức tạp và phù hợp với việc thực thi các đặc tính thoại truyền thống. H.323 thiết kế cho việc truyền audio, video và data qua mạng IP. b. Các giao thức của H.323 Khi làm việc với H.323, có thể nhận ra rằng nó không phải là một giao thức đơn mà là tập hợp của một nhóm giao thức. Các giao thức riêng được sử dụng trong mạng H.323 bao gồm:  H.225: Báo hiệu cuộc gọi.  H.245: khuyến nghị báo hiệu điều khiển truyền thông đa phương tiện. Bộ mã hóa/giải mã tín hiệu thoại:  G.711: là tiêu chuẩn nén âm thanh ở băng thông 64 Kbps.  G.722: Mã hóa audio 7 kHz thành các luồng 48, 56 hoặc 64 Kbps.  G.723.1: Mã hóa 3.4 kHz cho viễn thông ở 5.3 Kbps và 6.4 kbps.  G.728: là tiêu chuẩn nén âm thanh ở băng thông 16 Kbps.  G.729: là tiêu chuẩn nén âm thanh ở băng thông 8 Kbps. Bộ mã hóa giải mã tín hiệu video:  H.261: Chuẩn mã hóa/giải mã Video cho dải băng thông 64Kbps.  H.263: Chuẩn mã hóa/giải mã Video. T.120: Các chuẩn cho các ứng dụng chia sẽ số liệu.  Chuẩn T.124: Điều khiển phiên làm việc.  Chuẩn T.126: Chuẩn cho phép chia sẻ ảnh tĩnh.  Chuẩn T.127: Cho phép trao đổi các tệp tin Binary. c. Các thành phần cơ bản của H.323 Các thành phần cơ bản trong hệ thống mạng H.323 được quy định như sau: các đầu cuối, cổng kết nối, thiết bị điều khiển cổng kết nối [gatekeeper] và khối điều khiển đa điểm MCU [Mutipoint Conference Unit]. Terminal thì thường là phần mềm hoặc phần cứng điện thoại VoIP. Một số chương trình có thể xem như các thiết bị terminal trong việc trao đổi giao thức.
  • 19. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 9 Gateway là một thiết bị cho phép một thông tin giao tiếp hai chiều với các thiết bị trong mạng viễn thông khác. Các mạng viễn thông khác thường là PSTN. MCU là một thiết bị được dùng cho cuộc hội thoại nhiều người. Là nơi chịu trách nhiệm cho việc trộn các kênh âm thanh – video trong các cuộc hội thoại. Terminal, gateway, các MCU được gọi chung là các thiết bị đầu cuối. Ngoài các thiết bị đầu cuối trên, mạng H.323 có thêm một thành phần thứ 4 là gatekeeper. Thiết bị gatekeeper đóng vai trò như một bộ điều khiển trung tâm trong mạng. Nhiệm vụ chính của gatekeeper là đăng ký thiết bị đầu cuối gọi vào. Tập hợp các thiết bị đầu cuối được quản lý cùng một gatekeeper gọi là một khu [Zone]. Hình 4. Các thành phần cơ bản của H.323 d. Phương thức hoạt động của H.323 Người ta chia một cuộc gọi làm 5 giai đoạn gồm:  Giai đoạn 1 - Thiết lập cuộc gọi: trong giai đoạn này các phần tử trao đổi với nhau các bản tin được định nghĩa trong khuyến cáo H.255.0 theo một trong các thủ tục:  Cả hai thiết bị đầu cuối đều không đăng ký với Gatekeeper: hai thiết bị đầu cuối trao đổi trực tiếp với nhau.
  • 20. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 10  Cả hai thuê bao đều đăng ký tới một Gatekeeper: có 2 tình huống xảy ra là Gatekeeper chọn phương thức truyền báo hiệu trực tiếp giữa 2 thuê bao hoặc báo hiệu cuộc gọi được định tuyến qua Gatekeeper.  Chỉ có một trong hai thuê bao có đăng ký Gatekeeper: báo hiệu cuộc gọi được truyền trực tiếp giữa hai thuê bao. Khi cuộc gọi đó có sự chuyển tiếp từ mạng PSTN sang mạng IP hoặc ngược lại thì phải thông qua Gateway. Về cơ bản có thể phân biệt cuộc gọi qua Gateway thành 2 loại: cuộc gọi từ một thuê bao điện thoại vào mạng IP và cuộc gọi từ một thuê bao trong mạng IP ra một thuê bao trong mạng PSTN.  Giai đoạn 2 - Thiết lập kênh điều khiển: trong giai đoạn 1, sau khi trao đổi tín hiệu thiết lập cuộc gọi, các đầu cuối sẽ thiết lập kênh điều khiển H.245. Kênh điều khiển này có thể do thuê bao bị gọi hoặc thuê bao gọi thiết lập. Trong trường hợp không nhận được tín hiệu kết nối hoặc một đầu cuối gửi tín hiệu kết thúc thì kênh điều khiển H.245 sẽ bị đóng.  Giai đoạn 3 - Thiết lập kênh truyền thông ảo: Sau khi trao đổi khả năng [tốc độ nhận tối đa, phương thức mã hóa], thủ tục điều khiển kênh H.245 sẽ thực hiện việc mở kênh logic H.225 để truyền thông tin. Sau khi mở kênh logic thì mỗi đầu cuối truyền tín hiệu để xác định thông số truyền.  Giai đoạn 4 - Dịch vụ:  Độ rộng băng tần: Độ rộng băng tầng của một cuộc gọi được Gatekeeper thiết lập trong thời gian thiết lập trao đổi. Một đầu cuối phải chắc chắn rằng tổng tất cả luồng truyền/nhận âm thanh và hình ảnh đều phải nằm trong độ rộng băng tần đã thiết lập.  Trạng thái: Để giám sát trạng thái hoạt động của đầu cuối, Gatekeeper liên tục trao đổi tín hiệu với các đầu cuối do nó kiểm soát.  Khoảng thời gian đềuđặn giữa các lần trao đổi lớn hơn 10 giây và giá trị này do nhà sản xuất quyết định. Trong khoảng thời gian diễn ra cuộc gọi, một đầu cuối hoặc Gatekeeper có thể đều đặn hỏi trạng thái từ đầu cuối bên kia bằng cách gửi tín hiệu yêu cầu. Đầu cuối nhận được tín hiệu sẽ đáp trả trạng thái hiện thời.  Giai đoạn 5 - Kết thúc cuộc gọi: Một thiết bị đầu cuối có thể kết thúc cuộc gọi theo các bước của thủ tục sau:
  • 21. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 11  Bước 1: Dừng truyền luồng tín hiệu video khi kết thúc truyền một ảnh, sau đó đóng tất cả các kênh logic phục vụ truyền video.  Bước 2: Dừng truyền dữ liệu và đóng tất cả các kênh logic dùng để truyền dữ liệu.  Bước 3: Dừng truyền audio sau đó đóng tất cả các kênh logic dùng để truyền audio.  Bước 4: Truyền tín hiệu trên kênh điềukhiển H.245 để báo cho thuê bao đầu kia biết nó muốn kết thúc cuộc gọi. Sau đó nó dừng truyền các bản tin H.245 và đóng kênh điều khiển H.245.  Bước 5: Nó sẽ chờ nhận tín hiệu kết thúc từ thuê bao đầu kia và sẽ đóng kênh điều khiển H.245.  Bước 6: Nếu kênh báo hiệu cuộc gọi đang mở, thì nó sẽ truyền đi tín hiệu ngắt sau đó đóng kênh báo hiệu.  Bước 7: Nó cũng có thể kết thúc cuộc gọi theo các thủ tục sau: Một đầu cuối nhận tín hiệu kết thúc mà trước đó nó không truyền đi tín hiệu yêu cầu, nó sẽ lần lượt thực hiện các bước từ 1 đến 6 ở trên chỉ bỏ qua bước 5. Trong một cuộc gọi không có sự tham gia của Gatekeeper thì chỉ cần thực hiện các bước từ 1 đến 6. Nhưng trong cuộc gọi có sự tham gia của Gatekeeper thì cần có hoạt động giải phóng băng tần. Vì vậy sau khi thực hiện các bước từ 1 đến 6, mỗi đầu cuối sẽ truyền tín hiệu tới Gatekeeper. Sau đó Gatekeeper sẽ có tín hiệu đáp trả. Sau đó đầu cuối sẽ không gửi tín hiệu tới Gatekeeper nữa và khi đó cuộc gọi kết thúc. 2. Giao thức SIP Trước đây khi đề cập đến VoIP, tiêu chuẩn quốc tế thường đề cập đến là H.323. Nhưng những năm gần đây thì giao thức SIP lại chiếm ưu thế và dần sẽ thay thế hẵn H.323, vì VoIP là một trong những dịch vụ sẽ rất phát triển trong tương lai. Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể về giao thức này: a. Giới thiệu SIP [Session Initiation Protocol] là giao thức báo hiệu điều khiển lớp ứng dụng được dùng để thiết lập, duy trì, kết thúc các phiên truyền thông đa phương tiện
  • 22. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 12 [multimedia]. Các phiên multimedia bao gồm thoại Internet, hội nghị và các ứng dụng tương tự có liên quan đến các phương tiện truyền đạt [media] như âm thanh, hình ảnh và dữ liệu. SIP sử dụng các bản tin mời [INVITE] để thiết lập các phiên và mang các thông tin mô tả mang phiên truyền dẫn. SIP hỗ trợ các phiên đơn bá [unicast] và quảng bá [mutilcast] tương ứng các cuộc gọi điểm tới điểm và các cuộc gọi đa điểm. SIP là một giao thức dạng văn bản, rất công khai và linh hoạt. Được thiết kế tương thích tương thích với các giao thức khác như TCP, UDP, IP,…. để cung cấp một lĩnh vực rộng hơn cho dịch vụ VoIP. b. Các thành phần trong SIP SIP gồm hai thành phần lớn là SIP client [là thiết bị hỗ trợ giao thức SIP] và SIP server [là thiết bị trong mạng xử lý các bản tin SIP]. Trong SIP có 5 thành phần quan trọng là:  User Agents [UA]: là các đầu cuối trong mạng SIP, nó đại diện cho phía người sử dụng để khởi tạo một yêu cầu tới SIP server hoặc User Agent server.  Proxy server: làm nhiệm vụ chuyển tiếp các SIP request tới các nơi khác trong mạng. Chức năng chính của nó là định tuyến cho các bản tin đến đích.  Redirect server: là user agent server nhận các bản tin request từ các user agent client và trả về bản tin return để thông báo thiết bị là chuyển hướng bản tin tới địa chỉ khác – tự liên lạc thông qua địa chỉ trả về.  Registrar server: là server nhận bản tin SIP Register yêu cầu cập nhật thông tin mà user agent cung cấp từ bản tin Register.  Location Server: lưu lượng thông tin, trạng thái hiện tại của người dùng trong mạng SIP. c. Các bản tin trong SIP  INVITE: bắt đầu thiết lập cuộc gọi bằng cách gửi bản tin mời đầu cuối khác tham gia.
  • 23. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 13  ACK: bản tin này khẳng định máy trạm đã nhận được các bản tin trả lời bản tin INVITE.  BYE: bắt đầu kết thúc cuội gọi.  CANCEL: hủy yêu cầu nằm trong hàng đợi.  REGISTER: thiết bị đầu cuối của SIP sử dụng bản tin này để đăng ký với máy chủ đăng ký.  OPTION: sử dụng để xác định năng lực của máy chủ.  INFO: sử dụng để tải các thông tin như âm báo.  REQUEST: cho phép user agent và proxy có thể xác định người dùng, khởi tạo, sữa đổi, hủy một phiên.  RETURN: được gửi bởi user agent server hoặc SIP server để trả lời cho một bản tin request trước đó. d. Phương thức hoạt động Thực hiện một cuộc gọi SIP, bắt đầu bằng gửi một message INVITE từ một UAC [người gọi] tới một UAS [người được gọi]. Chúng ta sẽ xem chúng hoạt động thế nào, các thành phần trong một hệ thống SIP. Xem hình dưới đây. Các message trao đổi được đánh số theo thứ tự. Ở trên đây là trường hợp ta không dùng redirect server mà dùng proxy server. Giải nghĩa các message lần lượt như sau: 1. UAC gửi một INVITE request tới Proxy Server [PS] với địa chỉ của người cần gọi khanhson@vntelecom.org 2. PS sẽ liên lạc với Location Server [LS], đưa cho LS một phần hay toàn bộ ID của khanhson.
  • 24. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 14 3. LS sẽ tìm ra địa chỉ cụ thể của khanhson là khanhson@lab.fr và gửi về PS. 4. PS do biết địa chỉ cụ thể của khanhson nên sẽ gửi đến server của khanhson ở địa chỉ lab.fr 5. PS ở lab sẽ thông báo cuộc gọi đến khanhson [chuông reo]. 6. Nếu UAS đồng ý nhận cuộc gọi thì message OK sẽ được gửi ngược lại PS của máy gọi. 7. Message OK được chuyển từ PS đến UAC. 8 và 9 là message ACK gửi từ UAC đến UAS. Sau đó cuộc gọi sẽ diễn ra.... Còn dưới đây là hình minh họa trong trường hợp Redirect server được dùng. 1, 2 và 3 giống như ở trên, tuy nhiên bây giờ là Redirect Server [RS] thay vì PS. 4 và 5: RS gửi địa chỉ cụ thể của khanhson về lại UAC và UAC gửi ACK ngược lại để báo là đã nhận được. Sau đó thì quá trình tiếp diễn với các message INVITE, rồi OK rồi ACK. 3. So sánh giữa H.323 và SIP H.323 SIP Nguồn gốc ITU-T IETF
  • 25. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 15 Quan hệ mạng Ngang cấp Ngang cấp Khởi điểm Kế thừa Q.931, Q.SIG Kế thừa cấu trúc HTTP Đầu cuối H.323 SIP Server H.323 Gatekeeper - Proxy Server - Redirect Server - Location Server - Registrar Servers Khuôn dạng Nhị phân Text, UTF-8 Trễ thiết lập cuộc gọi 6-7 RTT hoặc hơn 1,5 RTT Giám sát trạng thái cuộc gọi Phiên bản 1 và 2: Máy chủ phải giám sát trong suốt thời gian cuộc gọi và phải giữ trạng thái kết nối mở rộng và giảm độ tin cậy Có 2 lựa chọn: - Trong thời gian thiết lập cuộc gọi. - Suốt thời gian cuộc gọi Báo hiệu quảng bá Không Có hỗ trợ Bảo mật Chỉ đăng ký khi trong mạng có Gatekeeper, xác nhận và mã hóa theo chuẩn H.235 Đăng ký tại Registrar Server, có xác nhận đầu cuối và mã hóa. Định vị đầu cuối và định tuyến cuộc gọi Định vị đầu cuối sử dụng E.164 hoặc tên ảo H.323 và phương pháp ánh xạ địa chỉ nếu trong mạng có Gatekeeper. Chức năng định tuyến do Gatekeeper đảm nhiệm. Dùng SIP URL để đánh địa chỉ. Định tuyến nhờ sử dụng Redirect và Location Server. Tính năng thoại Được thiết kế nhằm hỗ trợ rất nhiều tính năng hội nghị, kể cả thoại, hình ảnh và dữ liệu, quản lý tập trung nên có thể gây tắc nghẽn ở Gatekeeper. Hỗ trợ các tính năng của cuộc gọi cơ bản Khả năng mở rộng Hạn chế Dễ dàng
  • 26. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 16 4. Tính bảo mật và hướng khắc phục a. Tính bảo mật trong VoIP Chính vì VoIP dựa trên kết nối Internet nến nó có thể có điểm yếu đối với bấtkỳ mối đe dọa và các vấn đề mà máy tính phải đối mặt. VoIP có thể cũng bị tấncông bởi virus và mã nguy hiểm khác. Những kẻ tấn công có thể chặn việc truyềnthông, nghe trộm và thực hiện các tấn công giả mạo bằng việc thao túng ID màlàm hỏng dịch cụ của bạn.  Gây gián đoạn và quấy rối dịch vụ: kẻ tấn công cố gắng phá dịch vụ VoIP ở các mức: hệ thống quản trị, hệ thống dự phòng, hệ thống truy nhập và điều khiển. Phương thức tấn công có thể từ xa, thông qua việc lợi dụng các lỗ hổng của giao thức dùng trong VoIP.  Sự gián đoạn dịch vụ: có thể là do tấn cong từ chối dịch vụ Dos. Tấn công Dos có hai loại chính là Dos thông thường và DDos – DDos phân tán, khi bị tấn công này thì rất ít hệ thống có khả năng chống đỡ được.  Các tấn công liênquan đến dịch vụ thoại: đểđảm bảo thông suốt trong hệ thống VoIP thì các hệ thống điện thoại kết nối vào phải hoạt động một cách thông suốt. Các dịch vụ liên quan này gồm có:  Voicemail  Caller ID [thông tin cá nhân]  Location  Call waiting Ví dụ: Voicemail – tấn công một cách đơn giản có thể là đoán mật khẩu nếu mật khẩu không đủ mạnh. Chúng sẽ xóa tin nhắn, đổi thông tin cá nhân,… Nghe trộm: đây là hình thức tấn công tỏ ra hiệu quả khi dữ liệu trên đường truyền không được mã hóa. Người tấn công có thể dựa vào các lỗi để bắt các gói tin tại các điểm trung gian như gateway, proxy,… Giả mạo: về nguyên lý phương pháp tấn công này rất đơn giản là giả mạo cái gọi là thực. Phương thức này xuất phát từ chính đời sống xã hội.
  • 27. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 17 Truy cập trái phép: là khả năng xâm nhập vào dịch vụ, hệ thống chức năng, thành phần mạng một cách không chính thống. Người tấn công có thể xâm nhập qua các lỗ hổng như tràn bộ đệm, cấu hình mặc định, mức bảo vệ kém có thể bị bẽ gãy. b. Hướng khắc phục Trước khi đi vào tìm hiểu những công nghệ để đảm bảo cho mạng VoIP. Đầu tiên cần phải hiểu những vấn đề và nhu cầu bảo mật tiêu biểu.  IP Sec: là giao thức bảo mật đã được chứng tỏ và triển khai rộng rãi, nó sẽ giúp cho dịch vụ tránh bị nghe lén.  Chữ ký số: sử dụng như trong thế giới thực để xác nhận một thông điệp hay một dữ liệu nào đó.  Share – key [khóa dùng chung]: trong một hệ thống, người gửi và người nhận chia sẽ với nhau một mật khẩu mà bên thứ ba không thể biết được. Người gửi sử dụng mật khẩu dùng chung để mã hóa nội dung thông điệp và truyền dữ liệu mã hóa tới người nhận. Người nhận mã hóa với mật khẩu dùng chung và tọa lại văn bản gốc. B.FUSIONPBX I. GIỚI THIỆU VỀ FUSIONPBX FusionPBX là phần mềm mã nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ C và có thể được cài đặt trên bất kỳ phân phối Linux, vì vậy chúng ta có thể sử dụng Debian, Ubuntu, Mint, CentOS, RedHat, OpenSuse,…. Nó cũng có thể được cài đặt trong FreeBSD, hệ điều hành MacOS và có một số cổng cho Windows, nhưng Linux là nơi hỗ trợ đầy đủ để thực hiện. FusionPBX đem đến cho người sử dụng các tính năng và ứng dụng của hệ thống tổng đài PBX và cung cấp nhiều tính năng mà tổng đài PBX không có, như sự kết hợp chuyển mạch VoIP và chuyển mạch TDM, đó là khả năng mở rộng đáp ứng nhu cầu cho từng ứng dụng. FusionPBX cung cấp giao diện web quản lý Freeswitch nên không cần dựa trên tổng đài FreePBX để cầu hình cài đặt. Cung cấp các phần mở rộng không giới hạn, cuộc gọi đơn, gợi chờ, gọi nhóm, nên FusionPBX phù hợp với mô hình công ty vừa và nhỏ.
  • 28. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 18 II. CÀI ĐẶT FUSIONPBXVÀCẤU HÌNH CÁC TÍNH NĂNG CĂN BẢN 1. Cài đặt Bước 1: Đăng nhập vào server và thực hiện những câu lệnh như sau [những nội dung in nghiêng là câu lệnh thưc hiện trên cửa sổ ssh hoặc giao diện của server], yêu cầu server phải có kết nối internet:  sudo bash [nhập mật khẩu của bạn sau đó nhấn Enter]  apt-get update  apt-get install mysql-server mysql-client unixodbc-dev libmyodbc -y Trong quá trình cài đặt các bạn nhập vào password cho user root của mysql là “123qwe” Bước 2: Sau khi hoàn thành cài đặt mysql và odbc từ bước 2, ta tiến hành cấu hình một số file bằng một số câu lệnh như sau:  vim /etc/odbcinst.ini Điền vào file cấu hình nội dung như sau: [MySQL] Description = MySQL driver Driver = /usr/lib/x86_64-linux-gnu/odbc/libmyodbc.so Setup = /usr/lib/x86_64-linux-gnu/odbc/libodbcmyS.so UsageCount = 1 FileUsage = 1
  • 29. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 19 Threading = 0  vim /etc/odbc.ini Điền vào file cấu hình nội dung như sau: [fusionpbx] Driver = /usr/lib/x86_64-linux-gnu/odbc/libmyodbc.so SERVER = localhost PORT = 3306 DATABASE = fusionpbx OPTION = 67108864 USER = root PASSWORD = 123qwe Bước 3: Tạo database cho FUSIONPBX, thực hiện câu lệnh sau:  mysqladmin -u root -p create fusionpbx [nhập vào password của mysql “123qwe”] Bước 4: Tiến hành cài đặt FUSIONPBX bằng script, ta thực hiện câu lệnh sau:  cd /usr/src  wget //ptit.pbxvn.com/slides/Install_fusionpbx.sh  chmod a+x Install_fusionpbx.sh  ./Install_fusionpbx.sh install-both auto Nhấn “y” sau đó "Enter":
  • 30. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 20 Nhấn “y” sau đó "Enter": Chú ý: Quá trình cài đặt FUSIONPBX có thể mất nhiều thời gian tuỳ vào cấu hình của server và tốc độ mạng. Bước 5: sau khi quá trình cài đặt của script hoàn tất ta sẽ thu được kết quả trên màn hình: Ta tiến hành cài đặt cho FUSIONPBX ở giao diện web như sau: Ở trình duyệt web ta enter: //192.168.1.63 [địa chỉ IP của server] và click chọn những vị trí được đánh dấu như bên hình dưới:
  • 31. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 21 Chú ý: Nếu xuất hiện lỗi như sau: Thì ấn "F5" để tiếp tục. Xuất hiện giao diện cấu hình ta điền các thông tin như sau:
  • 32. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 22 Sau đó ấn “Next” để tiếp tục. Ở bước tiếp theo ta điền đầy đủ các thông tin như sau: Ấn “Next” để tiếp tục quá trình cấu hình. Ta sẽ đến được giao diện đăng nhập của FUSIONPBX: Nếu gặp lỗi trang web hiển thị như hình: Bạn click vào biểu tượng bên góc trên bên phải: Sau đó click “OK” :
  • 33. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 23 Giao diện đăng nhập của FUSIONPBX sẽ xuất hiện. Bước 6: Quay trở lại màn hình giao diện của server ấn “Enter” để tiếp tục.. Bước 7: Cấu hình database cho Freeswitch ta thực hiện câu lệnh như sau:  vim /usr/local/freeswitch/scripts/resources/config.lua Sửa đổi một số thông tin như sau: database["system"] = "odbc://fusionpbx:root:123qwe"; database["switch"] = "odbc://fusionpbx:root:123qwe"; MÔ HÌNH VÀ CHỨA NĂNG CỦA TỔNG ĐÀI VOIP 2. Mô hình tổng đài VoIP
  • 34. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 24 Hình 5: Mô hình tổng đài VoIP a. Chức năng của tổng đài VoIP  Gọi nội bộ  Voicemail  Video Call  Call Block  Conference Center  IVR Gọi 2 tổng đài  Kết nối IPtel Recording  Ring Group 3. Cấu hình a. Tạo tài khoản SIP
  • 35. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 25  Đăng nhập hệ thống FusionPBX: //192.168.1.63/fusionpbx/login.php Username: admin Password: admin  Tạo tài khoản sip account: Vào Accounts > Extensions  Bấm vào nút dấu “+”  Khai báo thông tin tài khoản:
  • 36. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 26  Extension: số nội bộ, ví dụ: 1001, 1002.  Voicemail Password: mật khẩu hộp thư thoại.  Effective Caller ID Name: têncủa tài khoản khi gọi nội bộ [hiển thị bên phía người nhận cuộc gọi].  Effective Caller ID Number: số của tài khoản khi gọi nội bộ [hiển thị bên phía người nhận cuộc gọi].  Outbound Caller ID Name: tên của tài khoản khi gọi ra PSTN [hiển thị phía người nhận].  Outbound Caller ID Number: số điện thoại ghi gọi ra PSTN [hiển thị phía người nhận].  Sau đó bấm vào nút “SAVE” để lưu lại. Hệ thống tự tạo ra password cho sip account này, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi mật khẩu khác cho dễ nhớ và chọn “SAVE" để lưu lại. b. Gọi nội bộ  Tạo sẳn 2 sip accounts: 1001, 1002.  Đăng nhập 2 tài khoản này trên softphone.  Thực hiện cuộc gọi từ 1001 đến 1002.
  • 37. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 27 c. Voicemail  Tạo 2 sip accounts: 1001 và 1002  Đăng nhập 2 tài khoản này trên softphone  Lấy 1001 gọi 1002, nhưng 1002 bấm Hangup  1001 nghe lời chào vào voicemail và để lại lời nhắn  1001 muốn kiểm tra hộp thư thoại thì gọi đến chính số 1001 và làm theo hướng dẫn.  Kiểm tra trên FusionPBX
  • 38. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 28 d. Video Call  Vào MobaXterm để Telnet vào tổng đài FusionPBX bằng dòng lệnh: vim /usr/local/freeswitch/conf/vars.xml.  Thêm vào chuẩn H.263, H.264 để có thể gọi được Video Call và lưu lại.  Reboot now lại tổng đài rồi dùng tài khoản Extension đăng nhập vào Softphone để gọi. e. Call Block  Đăng nhập vào FusionPBX, vào App > Call Block.  Bấm vào nút dấu “+”
  • 39. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 29  Thêm số tài khoản Extension cần chặn rồi ở mục Enable ta chọn True.  Do 1003 đã bị chặn nên không thể gọi vào 1001 được. f. Conference Center  Đăng nhập vào fusionPBX, vào App -> Conference Center  Ta chọn dấu “+” và cấu hình giao diện như sau:
  • 40. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 30 Name Đặt tên phòng conference này là GroupHCM Extension Là số để bấm khi muốn gọi vào conference này, đặt là 1011 Greeting Là lời chào khi gọi vào số 1011 thì sẽ được nghe PIN lenght Để quy định độ dài của mã PIN [số kí tự] Enabled Chọn “true” hoặc “false” để conference có được kích hoạt hay không Description Để thêm mô tả chi tiết thông tin về conference  Nhấn để lưu những thông số đã thiết lập
  • 41. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 31  Tiếp, ta nhấn và dấu “+” để tiến hành cấu hình những cài đặt cho conference như hình:  Để kiểm tra kết quả: Tiến hành đăng nhập 2 extension vào 2 softphone, sau đó gọi vào số 1011, sẽ nghe được lời chào “Welcome to conference”. Để làm quản lý room nhập PIN 4321, để tham gia dưới quyền một user bình thường nhập PIN 1234, sẽ có thông báo được phát ra trên toàn bộ user của room, lúc này ta đã có thể trò chuyện. g. IVR  Di chuột đến mục Apps trên thanh menu và chọn IVR Menu  Sau đó nhấn vào biểu tượng “+” để tạo IVR
  • 42. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 32  Ta đặt tên cho IVR và số Extension  Ở mục GreetLong ta chọn fileâm thanh vừa tải lên trong mục Recording  Ở mục Option ta nhập vào số 1 và Destination ta chọn Ring Group 1001 vừa tạo ở trên. Mục đích của việc này là khi khách hàng nhấn số 1 thì cuộc gọi được chuyển đến Ring Group 1001. Tương tự như vậy với Option là số 2 thì Destination là Ring Group 1002. Nhấn biểu tượng để thêm.  Tại mục Timeout ta nhập 15000[miliseconds] tương đương với 15s.  Exit Action ta chọn reject  Nhấn biểu tượng để lưu. h. Gọi 2 tổng đài  Dùng extension 20000 của Tổng đài ĐN để làm trunk cho Tổng đài HCM [bằng cách Accounts  Gateway]:
  • 43. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 33 Đảm bảo rằng mục State của trunk_HCM này sau khi thiết lập phải chuyển sang REGED.  Dùng extension 1000 của Tổng đài HCM để làm trunk cho Tổng đài ĐN: Đảm bảo rằng mục State của trunk_DN này sau khi thiết lập phải chuyển sang REGED.
  • 44. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 34  Thiết lập Inbound và Outbound tại cả hai Tổng đài.  Inboundtại Tổng đàiHCM: Tạo Destination với tên goi_noi_bo, mục Action chọn “Transfer”. Muốn dùng extension 1001 để nhận cuộc gọi inbound, ta vào Inbound, trong tag condition điền nội dung “[1001]” [nghĩa là gán cứng cho tổng đài HCM số 1001, khi một extension từ tổng đài ĐN muốn gọi cho HCM thì phải bấm số 1001] ,trong tag action điền nội dung “1000 XML default” [khi các số từ tổng đài ĐN gọi vào HCM thì sẽ chuyển cuộc gọi vào số 1001] .  Inbound tại Tổng đài ĐN: Thực hiện tương tự như tại Tổng đài HCM.
  • 45. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 35  Outbound tại Tổng đài HCM: Mục Gateway ta chọn trunk_HCM [đã được thiết lập ở trên], mục Dialplan Expression chọn “4 Digits” [do extension của mỗi Tổng đài đều có 4 chữ số].  Outbound tại Tổng đài ĐN: Thực hiện tương tự như tại Tổng đài HCM.
  • 46. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 36  Thiết lập ACL [Access list control] để cho phép hai tổng đài có thể liên lạc với nhau. Để làm việc này, ta thực hiện cấu hình bằng cách vào Freeswitch của từng Tổng đài, nhập lệnh:  root@freeswitch:~

    vim/usr/local/freeswitch/conf/autoloa d_configs/acl.conf.xml  Đối với Tổng đài HCM, thêm đằng sau

  • 47. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 37  Đối với Tổng đài ĐN, thêm đằng sau Sau đó ta thực hiện reload ACL và reload XML bằng lệnh sau:  root@freeswitch:~

    fs_cli  freeswitch@internal> reloadacl reloadxml

  • 48. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 38  Đến đây ta dùng hai Softphone đăng nhập hai extension của hai Tổng đài và bắt đầu thực hiện cuộc gọi giữa hai Tổng đài. Theo cách cấu hình như trên thì ta thực hiện cuộc gọi giữa hai số 1001 [thuộc Tổng đài HCM] và số 20001 [thuộc Tổng đài ĐN]. Cuộc gọi kết nối thành công chứng tỏ hai Tổng đài này đã kết nối được với nhau. i. Kết nối IPtel để thực hiện gọi ngoại mạng Tiếp theo ta tiến hành cấu hình thực hiện cuộc gọi từ một tài khoản SIP iptel đến 2 đầu số đã đăng ký tại Tổng đài HCM và Tổng đài ĐN, nhưng định tuyến tất cả cuộc gọi đến 2 đầu số này vào Tổng đài HCM. Trước tiên ta dùng 2 tài khoản SIP iptel khác nhau để làm trunk tại Tổng đài HCM [Tổng đài chính]. Trong đó 1 tài khoản SIP iptel sẽ transfer đến 1 extension thuộc Tổng đài HCM, tài khoản SIP iptel còn lại sẽ bridge đến 1 extension thuộc Tổng đài ĐN.  Trong phần Gateway tại Tổng đài HCM, ta cấu hình hai trunk từ hai tài khoản SIP iptel như sau: Theo đó, trunk_iptel_HCM sẽ transfer đến số 1002 thuộc Tổng đài HCM, còn trunk_iptel_DN sẽ bridge qua số 2002 thuộc Tổng đài ĐN.  Thực hiện cấu hình transfer cuộc gọi từ bên ngoài vào Tổng đài HCM thông qua trunk_iptel_HCM như sau: Tạo một Destination HCM, mục action ta chọn “transfer”.
  • 49. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 39 Sau đó vào Inbound, trong tag condition ta điền vào “trunk_iptel_HCM” [đây chính là trunk có nhiệm vụ transfer cuộc gọi từ bên ngoài vào một extension thuộc Tổng đài HCM], trong tag action ta điền vào “1002 XML default” [đây chính là số mà trunk_iptel_HCM sẽ transfer vào]. Khi thiết lập xong, mục action trong Destination sẽ chuyển từ “transfer” sang “1002”.
  • 50. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 40 Đến đây ta đã có thể thực hiên cuộc gọi từ bên ngoài vào Tổng đài HCM thông qua trunk_iptel_HCM.  Thực hiện cấu hình route cuộc gọi từ bên ngoài vào Tổng đài ĐN thông qua trunk_iptel_ĐN như sau: Tạo một Destination HCM-DN, mục action ta chọn “bridge”. Sau đó vào Inbound, trong tag condition ta điềnvào “trunk_iptel_DN” [đây chính là trunk có nhiệm vụ route cuộc gọi từ bên ngoài vào một extension thuộc Tổng đài ĐN], trong tag action ta điền vào “sofia/internal/20002@” [đây chính là số mà trunk_iptel_ĐN sẽ route vào].
  • 51. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 41 Khi thiết lập xong, mục action trong Destination sẽ chuyển từ “bridge” sang “sofia/internal/20002@”. Đến đây ta đã có thể thực hiên cuộc gọi từ bên ngoài vào Tổng đài ĐN thông qua trunk_iptel_ĐN. j. Recording Chức năng: Upload các file ghi âm có đuôi là .wav Thực hiện:
  • 52. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 42  Chọn Apps > Recording.  Bấm vào Duyệt > tìm đến đường dẫn của file ghi âm và bấm Upload để upload các file lên server. k. Ring Group
  • 53. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 43  Vào Apps -> Ring Groups  Bấm vào nút dấu “+” để thêm một Ring Groups.  Khai báo thông tin
  • 54. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 44  Name: Tên của Ring Groups Group_Thanh  Extension: số đại diện của ring Groups - 1013  Strategy: Simultaneous  Destinations: các Extension nằm trong Ring Groups Group_Thanh.  1001 timeout 60  1002 timeout 75  1003 timeout 90  Timeout Destination: Hành động sẽ thực hiện khi hết thời gian Timeout 60s [Voicemail 1000].  Ring back: Nhạc chờ mà người gọi được nghe trong quá trình rung các máy trong Ring Groups.  Sau đó bấm vào nút “SAVE” để lưu lại. l. Thực hiện cuộc gọi ra GSM  Giải pháp sử dụng Gateway bằng tài khoản FPT provider Yêu cầu : Đăng ký tài khoản để gọi ra GSM của FPT provider Sau khi có được User và password của tài khoản trên Fpt provider. Alias:  Freeswitch_DN@sip2gsmfpt.vn  505051@sip2gsmfpt.vn  Cấu hình Outbound Call để số điện thoại nội bộ gọi ra ngoài Ta thực hiện cấu hình Gateway cho tổng đài Fusion. Vào thẻ Account/Gateways và ấn
  • 55. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 45  Gateway: điền tên của gateway  Username: điền tên của tài khoản mà ta đăng ký của FPT provider  Password: điền mật khẩu của tài khoản  From User: điền tên của User  From Domain: điền địa chỉ của Domain FPT  Proxy: điền địa chỉ của Domain FPT  Realm: điền địa chỉ của Domain FPT Sau đó ấn nút để lưu  Đến khi State của Gateway báo là REGED là thành công Tiếp theo ta thiết lập cuộc gọi ra ngoài GSM. Vào thẻ Dailplan/Outbound Routes và ấn nút
  • 56. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 46  Gateway ta chọn gateway GSM vừa thiết lập bên trên  Dialplan Expression: chọn kiểu ấn để gọi ra ngoài. Ở đây ta chọn ^94[d{10}]$ có nghĩa để gọi ra ngoài ra ấn 94 sau đó ấn số điện thoại để có dạng 94xxxxxxxxxx [ví dụ: 940909123456] Sau đó ấn Vậy là ta đã thiết lập thành công để gọi ra ngoài thông qua GSM  Cấu hình Inbound Call để thực hiện gọi từ ngoài vào tổng đài Tiếp theo ta tiến hành gọi từ GSM vào trong. Vào thẻ Dailplan/Destination ấn nút
  • 57. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 47  Type: chọn Inbound  Destination: nhập tên tài khoản của Account đăng ký tại FPT provider  Actions: chọn số điện thoại nội bộ để làm đại diện khi ở ngoài thực hiện gọi vào. Có thể chọn IVR Cuối cùng ta chọn để lưu lại.  Giải pháp sử dụng phần cứng GSM Gateway  Yêu cầu : Thiết bị: GOIP 1/4/8 GoIP là một cổng chuyển tiếp băng thông công nghệ mới được phát triển rộng bởi DBL. Nó là một sản phẩm mới cho kết nối liền mạch giữa các mạng GSM và mạng VoIP. Khi thẻ SIM điện thoại di động được gắn trong GoIP, người dùng có thể đăng ký điện thoại GSM cho hệ thống VoIP. Thông qua các GoIP, người dùng có thể nhận ra các uplink và downlink các cuộc gọi giữa các mạng GSM và mạng VoIP. Ngoài ra, các GoIP hỗ trợ việc truyền tải rõ ràng số của người gọi từ PSTN với VoIP. GoIP được thiết kế để làm việc cùng với hệ thống điện thoại và chìa khóa IP-PBX để cung cấp thông tin liên lạc GSM. Khả năng tương thích rộng rãi của GoIP làm cho nó là một sự lựa chọn lý tưởng để triển khai trong các mạng VoIP. GSM gateway cũng
  • 58. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 48 tiết kiệm đáng kể trong cách sử dụng, cơ sở hạ tầng và chi phí bảo trì so với PSTN thông thường. GoIP hỗ trợ các giao thức như H.323 và SIP rất tốt. Đặc biệt, các cửa ngõ GoIP hỗ trợ các nhóm đa thiết bị, với thiết lập linh hoạt của các nhóm cổng GSM lớn với số kênh khác nhau. Với giá của nó thấp, chất lượng âm thanh tuyệt vời, và các tính năng mạnh mẽ, hàng loạt các cửa ngõ GoIP là sự lựa chọn đầu tiên cho các nhà tích hợp hệ thống, khai thác giao thông, và nhà sản xuất phần mềm chuyển đổi. Có hiều loại GoIP:  1 Port GSM VoIP Gateway.  4 Port GSM VoIP Gateway.  8 Port GSM VoIP Gateway.  16 Port GSM VoIP Gateway.  32 Port GSM VoIP Gateway. SIM Là thiết bị phải mua của các nhà cung cấp dịch vụ mạng như:Viettel, Mobifone,…. SIM được gắn vào GoIP để đăng ký mạng GSM đồng thời là cửa ngõ để kết nối với VoIP thông qua chương trình chuyển đổi.  Tiến hành cấu hình Bước 1: ta cắm sim của các nhà mạng của Việt Nam vào như Vinaphone, Mobifone, Viettel, v.v… Bước 2: Kết nối GOIP với Server định tuyến Pfsense theo sơ đồ bằng cổng LAN trên thiết bị
  • 59. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 49 Bước 3: Truy cập vào địa chỉ IP mà Sever định tuyến Pfsense cấp cho GOIP để thực hiện cấu hình:  Ta nhập user: admin – pass: admin  Sau đó home page config xuất hiện
  • 60. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 50 Mục status:  LAN port: 10.10.10.15 [IP mà pfsense cấp]  SIM CARD NUMBER: 092 1681254 [số điện thoại của SIM khi ta cắm vào GOIP] Bước 4: Ta tạo 1 Extension trong FusionPBX là 1111 là số điện thoại đại diện khi gọi từ GSM vào trong tổng đài Bước 5: Cấu hình Extension 1111 cho GOIP Ta vào mục Configurations/Preference
  • 61. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 51  Time zone: chọn GMT +7  Network Tones: Viet Nam  SIM CARD: số điện thoại của SIM Mục call Settings  Endpoint Type: chọn SIP phone
  • 62. Khánh Sơn Thiết Lập Tổng Đài VoIP 52  Phone number: chọn 1111 là extension đã tạo trong FusionPBX  SIP proxy: ip của tổng đài FusionPBX 10.10.10.11  SIP registar Server: ip của tổng đài FusionPBX 10.10.10.11  Authentication ID: 1111  Password: nhập mật khẩu của extension 1111 Save lại và ta đã hoàn tất cấu hình cho phần cứng gateway GOIP C.TỔNG KẾT Qua việc nghiên cứ về VoIP, tôi nhận thấy được cơ hội và hướng phát triển của nó trong tương lai. VoIP giúp cho cách doanh nghiệp giảm chi phí cuộc gọi, góp phần phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện để Việt Nam có những sản phẩm có ích nếu được đầu tư và phát triển đúng hướng. FusionPBX là một hệ thống giúp chúng ta xây dựng một tổng đài rất tốt. Việc cấu hình Asterisk cũng khá đơn giản do sử dụng giao diện Web fusionPBX giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng thiết lập những kết nối điện thoại analog bình thường với điện thoại IP. FusionPBX là giải pháp hợp lý cho các công ty, doanh nghiệp muốn xây dựng một hệ thống điện thoại nội bộ cũng như giảm chi phí gọi điện đường dài. Đối với bản thân, để làm một đồ án chuyên nghành này em cũng đã tìm hiểu rất nhiều về công nghệ VoIP này, do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn ít nên em chưa thể tìm hiểu sâu sắc tất cả cả các tính năng cao cấp khác của VoIP cũng như các tổng đài hỗ trợ cho VoIP [FreePBX, Asterisk, Trixbox, Elastix,….]. Với vồn kiến thức tìm hiểu được em chỉ dừng lại ở việc xây dựng một mô hình VoIP nhỏ với các tính năng căn bản như: gọi nội bộ, gọi ra mạng ngoài [PSTN], thiết lập tổng đài trả lời tự động, nhạc chờ,…. Nếu có thời gian, cùng với niềm đam mê và cơ sở vật chất, hy vọng trong thoài gian tới em có thể xây dựng một mô hình tổng đài VoIP lớn hơn và chuyên sâu hơn của công nghệ đang rất phát triển hiện nay.

Chủ Đề