Entry sheet trong công nghiệp là gì

Phần 1: Những điều cơ bản cần biết về エントリシート

1, エントリシート[gọi tắt là ES] là gì?

ES giống như 1 bản sơ yếu lý lịch thu nhỏ, là loại hồ sơ mà các xí nghiệp tư tạo ra để phục vụ cho quá trình tuyển dụng của công ty mình. Tùy công ty và vị trí tuyển dụng mà nội dung và số lượng câu hỏi sẽ thay đổi. Tuy nhiên, chủ yếu sẽ vẫn là những nội dung xoay quanh “Động cơ xin việc [志望動機]” , “Giới thiệu bản thân [自己PR]” và “Việc muốn làm thử sau khi vào công ty [入社後にやってみたいこと]” ….

Bên trái là ví dụ cho 1 mẫu ES tiêu biểu, nó sẽ bao gồm những phần: Dữ liệu cá nhân; ngành nghề, khu vực muốn ứng tuyển; động cơ xin việc; giới thiệu bản thân.

Lời khuyên từ chuyên gia:

1, Dòng đầu tiên có vai trò quyết định. Ở những công ty lớn, nhóm người phụ trách lọc hồ sơ, mỗi người sẽ phải đọc qua hàng trăm cho tới hàng nghìn hồ sơ. Do vậy, bài viết PR có những điểm gây ấn tượng mạnh sẽ dễ dàng lọt qua vòng tuyển chọn này hơn.

2, Sắp xếp bố cục bài viết rõ ràng, dễ hiểu. Dù có viết hay cỡ nào mà người đọc không muốn đọc đến thì bài viết của mình cũng không có giá trị. Làm nổi bật phần tiêu đề, đánh số, xuống dòng, sử dụng khoảng trống 1 cách có hiệu quả để sao cho khi nhìn vào bài viết, người đọc có thể thấy ngay những phần quan trọng mà ứng viên muốn truyền đạt.

2, Lấy ES ở đâu?

Lấy ES, điền thông tin và nộp. Nghe có vẻ đơn giản nhưng tùy thuộc vào công ty mà cách thức có thể có nhiều khác biệt lớn. Đặc biệt là việc nộp ES, khi nộp cần chú ý kì hạn, cố gắng làm sao nộp càng sớm càng tốt. Có nhiều cách khác nhau để nhận

1, Lấy trên website: Website chính thức của công ty, các link kết nối  đến trang tuyển dụng của công ty..

2, Thông qua điện thoại hoặc FAX: Trong trường hợp tên website thiếu thông tin về ngày nộp ES, các bạn có thể liên lạc trực tiếp đến công ty, vừa có thể nghe hướng dẫn 1 cách chính xác, lại vừa có thể thể hiện sự nhiệt tình của bản thân, ghi điểm với nhà tuyển dụng.

3, Tại các buổi giới thiệu công ty: Tại các buổi giới thiệu công ty, sẽ có trường hợp các bạn nhận được giấy ES và được yêu cầu điền thông tin ngay tại buổi giới thiệu đó.

3, Nộp ES ngay trong hạn chót tuyển dụng đợt 1

Có nhiều công ty nhận ES nhiều lần trong các đợt tuyển dụng suốt cả năm. Nếu có thể thì hãy nộp ES ngày trọng hạn chót của đợt tuyển dụng đầu tiên. Về phía nhà tuyển dụng, họ cho rằng những người nộp trước hạn chót của đợt tuyển dụng đầu tiên là những người thành tâm mong muốn làm việc tại công ty của họ nhất, từ đó mà xu hướng tuyển dụng những người nộp trong đợt tuyển dụng đầu tiên này cũng vì thế mà cao nhất.

Lời khuyên từ chuyên gia:

Sử dụng kỹ năng “Recover”

1, Tuyệt đối không quên ghi địa chỉ và số điện thoại, trong trường hợp quên không cho giấy tờ cần thiết nộp cùng với bản ES thì ngay lập tức gửi lại 1 lần nữa, đồng thời gửi kèm 1 thư xin lỗi đến nhà tuyển dụng.

2, Trong trường hợp đã nộp 1 bản ES không được chuẩn bị kỹ càng, không ưng ý, việc tạo 1 bản ES mới và mang đến nộp  cho nhà tuyển dụng là điều cần thiết. Vừa thể hiện được quyết tâm xin việc của mình, đồng giảm bớt phần nào khả năng hồ sơ bị đánh trượt.

Phần 2: プレ エントリシート[ Pre-entry sheet]

1, プレ エントリシート[gọi tắt là PS] là gì?

Trong những năm trở lại đây, số lượng các công ty sử dụng PS ngày càng tăng lên. PS là hồ sơ cần thực hiện để lấy được bản ES từ phía nhà tuyển dụng, hay nói cách khác, nó là bản ” truyền tải ý chí quyết tâm xin việc và thể hiện hành động thu thập thông tin tuyển dụng”. Tại các trang web về tuyển dụng, thường thì các mẫu PS sẽ được đăng tải lên, ứng viên chỉ việc điền thông tin và nhấn nút gửi đi là xong.

Sau khi gửi PS đi xong, bạn sẽ nhận được 1 email hoặc 1 đường link dẫn tới trang chuyên dụng giành riêng cho ứng viên, mà tại đó, bạn có thể kiểm tra được lịch trình tuyển dụng, nơi tiếp nhận ES, lịch trình các buổi giới thiệu về công ty, link tải ES… mục đích là để ứng viên dần tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc ứng tuyển

Nếu nói ES giống như 1 bản hồ sơ thu nhỏ thì PS là nơi tiếp cận thông tin tuyển dụng trong trường hợp nhà tuyển dụng không công khai quá nhiều thông tin tuyển dựng của công ty mình trên trang web chính thức của công ty hoặc trên các kênh tuyển dụng khác.

2, Những điểm cần chú ý đối với PS

_ Tiến hành kiểm tra tại website của công ty muốn ứng tuyển để nhanh chóng thực hiện thủ tục cần thiết. Có nhiều công ty công bố PS trước kỳ tuyển dụng vài tháng, khi nắm bắt được thông tin đó, ứng viên nên sớm đăng ký để không bỏ lỡ các buổi giới thiệu công ty hay những thông tin quan trọng khác.

_Cho dù chỉ để ý đên công ty 1 chút thôi thì cũng nên gửi PS. Trong quá trình tìm việc, việc thay đổi nguyện vọng công việc hoặc công ty là điều thường xảy ra. Bỏi vậy, dù chỉ hơi có cảm giác muốn làm việc tại công ty này thôi thì cũng nên gửi PS để tránh hối tiếc về sau

_ Lỗi thường gặp: Một số công ty cũng dựa vào nội dung PS để quyết định có nên gửi thông tin tuyển dụng đến ứng viên hay là không. Do vậy, dù chỉ là mục nhỏ thì ứng viên cũng nên điền đầy đủ thông tin, tránh trường hợp để trống, không điền bất kỳ thông tin gì cả.

Lời khuyên từ chuyên gia:

Không nhất thiết công ty nào gửi PS thì cũng phải tham dự kỳ thi tuyển dụng của công ty đó, tuy nhiên, trong khả năng có thể thì hãy cố gắng gửi càng nhiều PS càng tốt, như vậy, só với những người không gửi, bạn đã thu thập được khá nhiều thông tin tuyển dụng từ các công ty rồi. Có 1 công ty từng ghi như thế này dưới PS của công ty họ : “Những người gửi PS sẽ nhận được 4 điều có lợi sau. Thứ nhất, nhận được thông tin mới nhất về tuyển dụng. Thứ 2, có thể đăng ký để đến tham dự buổi giới thiệu của công ty. Thứ 3, có thể xem được nhưng bài viết chỉ giới hạn dành riêng cho người đăng ký. Thứ 4, có thể liên lạc, trao đổi, trò chuyện với người phía công ty”. Đọc đến đây bạn đã hiểu tầm quan trọng của PS là như thế nào rồi đúng không?

[còn tiếp]

Chủ Đề