Đóng góp của ngành du lịch vào gdp năm 2023

[HNM] - Du lịch ở châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ là ngành duy nhất trên thế giới phục hồi vào năm 2023, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực. Vực dậy ngành Du lịch, nhiều quốc gia sẽ có được nguồn lực quan trọng để củng cố và thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, mở ra nhiều cơ hội đẩy nhanh tiến trình phục hồi bền vững thời kỳ hậu đại dịch.

Du khách Trung Quốc đóng vai trò quan trọng với ngành Du lịch của nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Báo cáo "Tác động kinh tế du lịch và lữ hành" năm 2022 do Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới [WTTC] tại London [Anh] vừa công bố đã thể hiện kỳ vọng du lịch châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2023, trước khi bước vào năm 2024 tăng trưởng tích cực hơn.

Báo cáo ghi nhận, doanh thu của ngành Du lịch năm 2020 ở châu Á - Thái Bình Dương giảm mạnh [59%] so với mức trước đại dịch hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Trong khi đó, các nỗ lực phục hồi trong khu vực đã bị “vô hiệu hóa”, khi hầu hết các quốc gia tại đây vẫn duy trì các hạn chế đi lại nghiêm ngặt trong năm 2021. Tuy nhiên, với những dấu hiệu phục hồi từ đầu năm 2022, ngành Du lịch châu Á - Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ đạt doanh thu đóng góp vào Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của khu vực này ước tăng khoảng 71% so với năm 2021.

Con số trên đồng nghĩa du lịch ở châu Á - Thái Bình Dương có thể là ngành duy nhất trên thế giới phục hồi vào năm 2023, trở thành trụ cột quan trọng của các nền kinh tế trong bối cảnh nhiều lĩnh vực khác còn khó khăn. Ước tính, doanh thu của ngành Du lịch đóng góp vào GDP vào năm 2025 sẽ cao hơn 32% so với trước đại dịch. Nhìn xa hơn, tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2022 đến năm 2032 của nền kinh tế toàn cầu được dự báo ở mức 2,7%/năm, trong khi đóng góp của du lịch vào nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình 5,8%/năm. Với châu Á - Thái Bình Dương, con số tăng dự báo cao hơn, khoảng 8,5%.

Sự phục hồi của lĩnh vực du lịch được kỳ vọng sẽ mang tới xung lực quan trọng cho nền kinh tế các nước. Đơn cử là trong thị trường việc làm. Theo WTTC, ngành Du lịch toàn cầu sẽ có thêm 126 triệu việc làm mới trong thập kỷ tới, với khoảng 65% ở châu Á - Thái Bình Dương. Về phần mình, Indonesia, Thái Lan và Philippines cũng được kỳ vọng sẽ đạt tăng trưởng việc làm du lịch rõ rệt trong thập kỷ tới, có thêm tương ứng 5,3 triệu, 3,5 triệu và 3,15 triệu việc làm mới.

Những nhận định trên có căn cứ, trong bối cảnh hoạt động du lịch ở châu Á - Thái Bình Dương đã và đang bùng nổ trong năm 2022. Đây là hệ quả của việc dỡ bỏ những hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19, diễn ra lần lượt tại Ấn Độ và Australia, rồi Malaysia và Thái Lan và các quốc gia Đông Nam Á khác. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan [Trung Quốc] là những cái tên mới nhất tham gia tiến trình này. Ở Nhật Bản, sau khi khôi phục du lịch miễn thị thực vào ngày 11-10, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng 10%, đạt khoảng 30% so với trước đại dịch.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên môn vẫn lo ngại khả năng phục hồi hoàn toàn của ngành Du lịch châu Á - Thái Bình Dương sẽ kéo dài sang năm 2024. Hiện tại, chưa có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế đi lại, khiến tăng trưởng doanh thu từ du lịch trên thế giới chưa thể có đột phá. Cho đến gần đây, Trung Quốc vẫn nhấn mạnh cam kết đối với chiến lược “Không Covid”. Theo Công ty Tư vấn bất động sản JLL, khách du lịch từ quốc gia đông dân nhất thế giới chiếm tới 40% lượng khách du lịch ghé thăm châu Á - Thái Bình Dương trước đại dịch, tương đương khoảng 140 triệu du khách/năm.

Dù vậy, có thể thấy, ngành Du lịch khu vực vẫn đang đứng trước ngưỡng cửa phục hồi và tăng tốc quan trọng, do đó cần được quan tâm hỗ trợ đặc biệt.

  -   Chủ nhật, 23/10/2022 09:04 [GMT+7]

Châu Á - Thái Bình Dương có thể là khu vực đầu tiên trên thế giới phục hồi du lịch trong năm 2023, với doanh thu du lịch tăng 71% trong năm 2022.

Khách du lịch tại Thái Lan. Ảnh: Travel Daily

Báo cáo "Tác động kinh tế của ngành du lịch và lữ hành" năm 2022 của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới [WTTC] cho thấy doanh thu từ du lịch năm 2020 tại Châu Á - Thái Bình Dương giảm 59% - mức sụt giảm cao hơn mọi khu vực khác. Nỗ lực phục hồi du lịch tại Châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 cũng không đạt hiệu quả đáng kể khi phần lớn quốc gia duy trì các hạn chế liên quan đến COVID-19.

Tuy nhiên, ngành du lịch của khu vực tăng trưởng vượt trội trong năm 2022 khi những quốc gia đầu tiên nới lỏng hạn chế nhập cảnh như Australia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và các nước Đông Nam Á. Mới nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan [Trung Quốc]. 

WTTC kỳ vọng ngành du lịch Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục tăng trưởng trong năm 2023 và 2024. Ước tính đến năm 2025, doanh thu còn đóng góp cao hơn 32% vào GDP khu vực so với trước đại dịch và vượt xa những khu vực khác trên thế giới, trừ Trung Đông [30%].

Theo dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của nền kinh tế toàn cầu từ năm 2022 đến 2032 là 2,7%; và mức đóng góp trung bình của ngành du lịch sẽ tăng trưởng khoảng 5,8%. Riêng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, WTTC dự đoán mức đóng góp của du lịch vào GDP sẽ tăng trung bình 8,5% một năm.

Ngành du lịch toàn cầu sẽ đóng góp 126 triệu việc làm mới trong thập niên tiếp theo, trong đó 65% là ở Châu Á - Thái Bình Dương với một nửa ở Trung Quốc và Ấn Độ. Indonesia, Thái Lan và Philippines là những quốc gia sẽ thấy thị trường việc làm trong ngành du lịch tăng trưởng trong 10 năm tới, với những con số lần lượt là 5,3 triệu, 3,5 triệu và 3,15 triệu việc làm mới.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Chủ Đề