Dòng điện dây là gĩ dòng điện pha là gì

Trong hệ thống điện có rất nhiều đại lượng quan trọng mà chúng ta cần phải nắm rõ, ví dụ như điện áp pha, điện áp dây. Nếu bạn chưa biết được điện áp pha là gì? Điện áp dây là gì? Vậy thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết khái niệm cũng như cách giúp phân biệt hai kiểu điện áp này như thế nào nhé!

Khái niệm điện áp pha là gì?

Điện áp pha là một khái niệm trong lĩnh vực điện học, thường được sử dụng trong hệ thống điện ba pha. Trong hệ thống ba pha, có ba dây điện mang điện áp, thường được ký hiệu là A, B và C. Điện áp pha là điện áp đo giữa dây pha và dây trung tính, ký hiệu là U pha. Như vậy sẽ có điện áp pha A [U_A], điện áp pha B [U_B] và điện áp pha C [U_C].

Điện áp pha là gì?

Hiểu một cách đơn giản, điện áp pha là điện áp nằm trên dây đó, hay chính là hiệu điện thế giữa hai đầu dây. Ví dụ: điện áp của điện dân dụng là 220V thì dây pha có điện áp là 220V.

Mỗi dây điện trong hệ thống ba pha được phân phối 120 độ theo pha so với các dây khác. Điều này giúp dây điện hoạt động hiệu quả để tạo ra và truyền tải điện năng. Điện áp pha được đo bằng đơn vị là volt [V] và là một trong các thông số quan trọng để mô tả tình trạng của hệ thống điện ba pha.

Trong hệ thống ba pha, điện áp pha cung cấp điện năng đối pha. Khi kết hợp với dòng điện, chúng tạo ra công suất 3 pha, làm cho hệ thống điện hoạt động hiệu quả, phù hợp cho việc cung cấp năng lượng đến các thiết bị công nghiệp và gia đình.

Ví dụ về điện áp pha là gì?

Bạn có thể tham khảo sơ đồ dưới đây để hiểu hơn về tính chất của điện áp pha:

Gọi U pha là điện áp giữa dây pha A và dây trung tính N, hoặc là điện áp giữa dây pha C và dây trung tính N, hoặc điện áp giữa dây pha B và dây trung tính N. Vậy thì:

– Khi đo pha A và dây trung tính N: U Pha 220VAC

– Khi đo pha B và dây trung tính N: U Pha 220VAC

– Khi đo pha C và dây trung tính N: U Pha 220VAC.

Khái niệm điện áp dây là gì?

Điện áp dây [tiếng Anh: line voltage] là một khái niệm trong lĩnh vực điện học, đặc biệt khi nói về hệ thống điện ba pha. Điện áp dây là điện áp giữa hai dây pha trong hệ thống điện, ký hiệu là U dây. Điện áp dây của mạch điện ba pha là điện áp giữa các dây pha A với dây pha B, hoặc dây pha A với dây pha C, hoặc dây pha B với dây pha C.

Điện áp dây là điện áp của chính dây dẫn

Điện áp dây được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và điện lực, đặc biệt trong hệ thống ba pha, để cung cấp điện năng đối pha cho các thiết bị và máy móc. Nó thường có giá trị cao hơn so với điện áp pha vì nó liên quan đến tổng điện áp giữa hai dây dẫn, trong khi điện áp pha liên quan đến điện áp đối pha giữa mỗi dây và trung tâm của hệ thống.

Công thức đo điện áp giữa các dây pha

Ta có: Công thức tính dòng điện sin = căn bậc 3 x 220V = 380V.

Công thức tính điện áp giữa 2 pha sẽ là căn bậc 3 x 220V = 380V.

Ví dụ: Bạn có 2 điểm A và B để đo hiệu điện thế chênh lệch sẽ là V[AB] = V[A] – V[B]

Lưu ý: Khi tính điện áp tại một điểm sẽ được tính theo công thức hiệu điện thế thông thường: U=I.R.

Khi đo điện áp giữa các dây pha, bạn sẽ có kết quả:

– Đo pha A và pha B: 380VAC

– Đo pha B và pha C: 380VAC

– Đo pha A và pha C: 380VAC.

Phân biệt điện áp pha và điện áp dây

Thông qua khái niệm trên, chúng ta có thể thấy điện áp pha và điện áp dây là hai khái niệm quan trọng trong hệ thống điện ba pha và giữa chúng có sự khác biệt dễ nhận biết như sau:

Điện áp pha [Phase Voltage]

Điện áp pha là điện áp giữa một trong ba dây điện [A, B hoặc C] và trung tâm của hệ thống điện ba pha. Nó là điện áp đối pha mà thiết bị hoặc tải kết nối giữa một dây và trung tâm của hệ thống cảm nhận.

Điện áp pha được đo trong đơn vị Volt [V].

Điện áp pha có góc pha 120 độ giữa các dây A, B và C.

Điện áp pha và điện áp dây khác nhau điểm nào

Điện áp dây [Line Voltage]

Điện áp dây [line voltage] là điện áp giữa hai dây pha bất kỳ [chẳng hạn giữa A và B, B và C hoặc C và A] trong hệ thống điện ba pha.

Điện áp dây được đo trong đơn vị Volt [V].

Điện áp dây có giá trị cao hơn điện áp pha và thường được sử dụng để đo và truyền điện năng đối pha trong hệ thống ba pha.

Quan hệ giữa điện áp pha và điện áp dây là gì?

Điện áp pha thường thấp hơn điện áp dây bởi một hệ số căn bậc hai của 3, tức là: U pha= U dây/ ∛

Tuy nhiên, điện áp của dây trung tính sẽ là 0. Còn hệ thống điện dây dụng chỉ sử dụng điện 1 pha với mức điện áp của dây pha từ 170V đến 220V.

Hệ thống điện 3 pha dùng phổ biến cho công nghiệp

Nói tóm lại, điện áp dây [U dây] là điện áp của chính dây đó, còn điện áp pha [U pha] là mức điện áp giữa hai dây pha. Cả hai điện áp này đều là đại lượng sử dụng trong hệ thống điện 3 pha công nghiệp. Chúng giúp đảm bảo cho việc lắp đặt, điều chỉnh mức điện áp sao cho phù hợp với dây dẫn và thiết bị điện để giúp hệ thống điện hoạt động ổn định, hiệu quả nhất.

Công thức tính điện áp pha và điện áp dây là gì

Sau đây, bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc hai công thức tính liên quan đến điện áp pha và điện áp dây:

Công thức tính U dây và U pha

Việc tính u dây và u pha chính là phép tính điện áp giữa hai điểm A và B của mạch điện [được ký hiệu là UAB]. Công thức như sau:

UAB = VA – VB = -UBA

Trong đó: VA và VB là điện thế của A, B so với gốc [là điểm nối đất hay nối mát].

Đo điện áp dây và điện áp pha

Công thức tính dòng điện xoay chiều 3 pha

Ngoài ra, bài viết còn gửi đến bạn cách tính dòng điện xoay chiều 3 pha.

Công thức: I = P/ [∛x U x cosphi x hiệu suất]

Trong đó:

  • I: dòng điện
  • P: công suất
  • U: điện áp [380]

Ngoài việc áp dụng các công thức trên, bạn có thể sử dụng các thiết bị đo điện hiện đại hơn để kiểm tra điện áp chính xác. Ví dụ như các dòng đồng hồ vạn năng, ampe kìm của một số thương hiệu nổi tiếng như: Hioki, Kyoritsu, Fluke, Sanwa, Tenmars… Các sản phẩm dụng cụ đo điện của những đơn vị này đều được nhập khẩu chính hãng và phân phối tại công ty TKTECH. Quý khách hàng có thể liên hệ qua hotline để được tư vấn lựa chọn thiết bị đo phù hợp nhất cho công việc của mình.

Bài viết hôm nay đã mang đến cho bạn những khái niệm về điện áp pha là gì? Điện áp dây là gì? Cũng như cách để phân biệt hai loại điện áp này. Hy vọng rằng những chia sẻ đó sẽ giúp ích cho quá trình làm việc của bạn.

Điện 1 pha và 3 pha khác nhau thế nào?

Mạng điện 1 pha: là dòng điện có 2 dây nóng và 1 dây lạnh. Mạng điện 2 pha: tức là có 2 dây nóng và không sử dụng dây trung tính. Mạng điện 3 pha: thì có tới 4 dây; bao gồm 3 dây nóng và 1 dây lạnh.

Mạch điện 3 pha có ưu điểm gì hơn số với mạch điện 1 pha?

Ưu điểm nổi bật của dòng điện 3 pha chính là sự tiết kiệm được dây dẫn hơn là dùng dòng điện 1 pha, đồng thời cấu tạo động cơ 3 pha đơn giản hơn và đặc tính tốt hơn động cơ 1 pha. Cấu tạo mạch điện 3 pha bao gồm: nguồn điện, dây dẫn và các tải 3 pha.

Khi nào sử dụng điện 3 pha?

Điện 3 pha được sử dụng cho việc truyền tải, sản xuất công nghiệp sử dụng thiết bị điện có công suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng. Trên thực tế, nhiều hộ gia đình có hệ thống điện 3 pha sẵn, lắp đặt thêm một chiếc ổn áp 3 pha để lấy đầu ra 220V 1 pha phục vụ cho sinh hoạt.

Điện 3 pha bao nhiêu tiền?

Theo thông tin quy định mức giá điện kinh doanh của nhà nước thì giá 1 kW điện 3 pha sẽ có mức dao động từ 1.256 – 4.233 đ/kWh. Trong trường hợp sản xuất lao động thì mức giá này sẽ dược tính trong khoảng từ 884 – 2.862 đ/kWh.

Chủ Đề