Điện áp pha là bao nhiêu?

để đảm bảo nhà xưởng hoạt động bình thường? Dưới đây là những bật mí cơ bản về điện công nghiệp và thủ tục xin lắp đặt hệ thống điện này.

Mục lục

1. Điện công nghiệp bao nhiêu Vôn?

Dòng điện công nghiệp tại Việt Nam chủ yếu là điện 3 pha với mức điện áp phổ biến là 380 Vôn/3F. Dòng điện 3 pha và được chia thành điện áp thấp và điện áp cao. Mức điện áp thấp là 0,4kVA hoặc 6kVA, còn điện áp cao có nhiều mức điện áp khác nhau như: 10kVA, 22kVA, 35kVA, 110kVA và 500kVA.

Điện 3 pha trong công nghiệp bao gồm hai phần chính:

  • Điện áp pha: là điện áp một dây pha với dây trung tính [dây 0 Vôn]. Ví dụ điện áp trên dây điện ghi là 220 Vôn thì dây pha [dây lửa] có điện áp bằng 220 Vôn.
  • Điện áp dây: là điện áp giữa hai dây pha với nhau. Điện áp dây phụ thuộc vào trạm biến áp là 380 Vôn hay 220 Vôn thì sẽ cho ra mức điện áp khác nhau.

Tại mỗi quốc gia, điện công nghiệp có thể khác nhau. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng, công nghệ, điều kiện kinh tế, điều kiện khí hậu mỗi nơi khác nhau. Khác với Việt Nam tại một số nước như Mỹ và Nhật sẽ sử dụng điện áp 3 pha dao động khoảng từ 200~220 Vôn.

Điện 3 pha trong sản xuất công nghiệp thường có điện áp từ 380 – 410 vôn

2. Điện công nghiệp khác gì so với điện dân dụng?

Điện dân dụng là dòng điện 1 pha, khác với điện công nghiệp là dòng điện 3 pha. Vậy điện dân dụng có mức điện áp bao nhiêu Vôn và khác gì so với điện công nghiệp? Hãy cùng theo dõi tại bảng so sáng điện công nghiệp và điện dân dụng dưới đây:

Tiêu chíĐiện dân dụngĐiện công nghiệpHiệu điện thế220 Vôn380 VônĐối tượng sử dụng– Sinh hoạt gia đình

– Thiết bị máy móc công suất nhỏ: tivi, máy lạnh, máy giặt,…

Truyền tải điện sử dụng trong sản xuất, công nghiệp

Thiết bị máy móc công suất lớn

Máy móc thiết bị nhà xưởng là những loại có công suất lớn. Vì vậy dòng điện sử dụng tại đây phải đủ lớn, có khả năng truyền tải đi khắp nhà xưởng. Điện 3 pha giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa tình trạng quá tải điện, giải quyết bài toán giảm hao phí tổn trong việc truyền điện năng. 

Dòng điện 3 pha được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp

3. Thủ tục lắp đặt điện công nghiệp như thế nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu điện công nghiệp bao nhiều Vôn thì trước khi tiến hành thi công, bạn cũng cần quan tấm đến thủ tục xin lắp đặt hệ thống điện công nghiệp theo yêu cầu của nhà nước. Các bước chính để xin lắp điện công nghiệp – 3 pha theo quy định bao gồm:

3.1. Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ

Để thực hiện thủ tục xin lắp đặt điện công nghiệp nhanh chóng, một trong những điều quan trọng đầu tiên mà doanh nghiệp cần chuẩn bị đó là các loại giấy tờ theo quy định của nhà nước, bao gồm:

  • Giấy tờ tùy thân
  • Giấy tờ xác định chủ thể của hợp đồng mua bán điện: Một trong các giấy tờ sau: 
    • Hộ khẩu thường trú, sổ tạm trú
    • Giấy ủy quyền, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà xưởng, quyết định phân nhà xưởng, hợp đồng mua bán/thuê nhà xưởng
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng ủy quyền sử dụng nhà đất
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện, giấy phép đầu tư, quyết định thành lập đơn vị.
  • Giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện
    • Biên bản khảo sát thực địa của Điện lực/Công ty điện lực
  • Đơn đề nghị mua điện [theo mẫu của Tổng công ty Điện lực Việt Nam]

3.2. Bước 2: Đăng ký cấp điện tại phòng giao dịch của điện lực

Doanh nghiệp mang các loại giấy tờ xin lắp đặt hệ thống điện công nghiệp đã chuẩn bị đến phòng giao dịch gần nhất của điện lực Việt Nam để đăng ký cấp điện và làm theo hướng dẫn của giao dịch viên. Trong thời gian 3 ngày làm việc sau khi nhận đơn, công ty điện lực sẽ tiến hành gửi thông báo tới doanh nghiệp và giải quyết. Riêng đối với các trường hợp phải thi công ngầm, trồng cột trụ, tăng cường lộ của điện kế hệ số nhân thì thời gian giải quyết hồ sơ không quá 7 ngày [kể từ ngày điện lực đủ hồ sơ hợp lệ].

4. Một số lưu ý khi sử dụng điện công nghiệp

Do phải vận hành nhiều thiết bị sản xuất có điện áp cao nên hệ thống điện công nghiệp rất dễ bị quá tải. Để tránh tình trạng này, doanh nghiệp cần lưu ý khi thiết kế hệ thông điện công nghiệp ở một số điểm như:

Đầu tiên, cần đảm bảo an toàn về điện cho người và tài sản: 

  • Mỗi khu vực khác nhau cần cung cấp một nguồn điện có công suất khác nhau.
  • Máy móc nhập ngoại có điện áp khác so với ở Việt Nam, do đó doanh nghiệp nên sử dụng ổn áp để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Ổn áp giúp đảm bảo sự ổn định cho dòng điện

Thứ hai, lựa chọn đơn vị chuyên nghiệp. Thi công, lắp đặt hệ thống điện công nghiệp không phải là một việc làm đơn giản. Vì vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị uy tín trên thị trường. 

SUMITECH với kinh nghiệm dày dặn hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và thi công hệ thống điện công nghiệp đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý. SUMITECH đã hợp tác và thi công rất nhiều công trình điện công nghiệp cho các tập đoàn lớn như: Goshi, Honda, TOTO, Sơn Nippon, ABB,… Hãy liên hệ với chúng tôi để kỹ sư được tư vấn sớm nhất.

  • Hotline: 099.33.66.6860989 060 987
  • Email: info.sumitechvn@gmail.com

Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn đã có thể tự mình trả lời được câu hỏi “Điện công nghiệp bao nhiêu Vôn?” và lên kế hoạch lắp đặt hệ thống điện tốt nhất cho nhà xưởng của mình.

Chủ Đề