Điểm thi năng lực đại học luật năm 2022

Ngày 5/4, trường Đại học Quốc gia TP HCM công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022.

TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TP HCM, cho biết, kết quả phân tích 79.372 bài thi cho thấy điểm trung bình của thí sinh là 646,1 điểm, 117 thí sinh trên 1.000 điểm. Thí sinh có điểm thi cao nhất là 1.087 điểm và thấp nhất là 210 điểm.

Trong đợt 1 này có 2 thí sinh bị đình chỉ thi do mang điện thoại vào phòng thi và 2 bài thi bị bỏ trống hoàn toàn. Tất cả thí sinh được chấm đủ điểm cho 4 câu hỏi bị lỗi trong đề thi.

Đánh giá về phổ điểm của đợt thi này so với các đợt thi trước, ông Chính nhận định: “Phân bố điểm thi đánh giá năng lực của đợt 1 năm nay hơi lệch về bên trái, thể hiện kết quả thi hơi thấp hơn so với các năm trước. Điều này có thể do nhóm thí sinh 2022 bị ảnh hưởng bởi tiến độ học tập chậm hơn các năm trước và bởi quá trình học online kéo dài”.

Phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1 trường Đại học Quốc gia TP HCM.

TS Nguyễn Quốc Chính lưu ý thêm, kết quả phân tích độ khó, độ phân biệt của đề thi đánh giá năng lực đợt 1 cho thấy phù hợp với các giá trị theo thiết kế của đề thi. “Kết quả phân tích này cho thấy đề thi giúp phân loại tốt thí sinh, phù hợp cho mục đích tuyển sinh” - TS Chính nhấn mạnh.

Dự kiến từ ngày 19/4, Giấy chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực sẽ được gửi đến thí sinh qua đường bưu điện [gửi thư bảo đảm] đến địa chỉ liên lạc mà thí sinh đã đăng ký trước đó.

Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 sẽ được Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức vào Chủ nhật 22/5 [trước kỳ thi THPT] tại 4 địa phương: TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa và An Giang. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển cùng lúc từ ngày 6-25/4.

Năm 2022, có đến 86 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức để xét tuyển.

L.Ngọc - Nguyễn Thị Mỹ Thành

Chiều 5-4, ĐH Quốc gia TP.HCM đã chính thức công bố điểm thi đánh giá năng lực [ĐGNL] đợt 1 của gần 80.000 thí sinh [TS] dự thi. Kỳ thi diễn ra sáng 27-3 vừa qua tại 17 tỉnh, thành. So với năm 2021, điểm thi năm nay được đánh giá hơi thấp so với các năm trước.

Chỉ 117 thí sinh đạt điểm trên 1.000

Phân tích phổ điểm thi năm nay, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết qua phân tích 79.372 bài thi cho thấy điểm trung bình của TS là 646.1 điểm, 117 TS trên 1.000 điểm. TS có điểm thi cao nhất là 1.087 điểm và thấp nhất là 210 điểm, thang điểm 1.200.

So với năm 2021, dù số lượng TS năm nay cao hơn năm trước hơn 10.000 TS nhưng số TS có mức điểm từ 700 điểm trở lên giảm hơn hẳn.


Thí sinh dự thi tại điểm thi Trường ĐH Sài Gòn. Ảnh: TRÍ NHIÊN

Cụ thể, năm nay có 25.225 TS có điểm trên 700, trong đó có 1.629 TS có điểm trên 900. Trong khi năm 2021 có hơn 68.000 TS dự thi nhưng có đến hơn 30.000 TS đạt trên 700 điểm và có đến 2.776 em có điểm trên 900.

Về vấn đề này, ông Chính nhận định: “Phân bố điểm thi ĐGNL của đợt 1 năm nay hơi lệch về bên trái, thể hiện kết quả thi hơi thấp hơn so với các năm trước. Điều này có thể do nhóm TS năm 2022 bị ảnh hưởng bởi tiến độ học tập chậm hơn các năm trước và bởi quá trình học online kéo dài”.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính lưu ý thêm kết quả phân tích độ khó, độ phân biệt của đề thi đợt 1 cho thấy phù hợp với các giá trị theo thiết kế của đề thi, giúp phân loại tốt TS, phù hợp cho mục đích tuyển sinh.

ĐH Quốc gia TP.HCM cũng lưu ý, ĐH này sẽ mở cổng đăng ký dự thi đợt 2 và đăng ký xét tuyển cùng lúc từ ngày 6 đến 25-4. TS có thể tham gia cả hai đợt thi, đợt thi nào cao điểm hơn sẽ dùng xét tuyển ĐH - CĐ.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính cho hay điểm mới đáng chú ý năm nay là TS được đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp [nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất].

Đặc biệt, TS sẽ được đăng ký bổ sung nguyện vọng xét tuyển và sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng xét tuyển sau khi kết quả thi đợt 1 được công bố nhưng chỉ trong khoảng thời gian mở cổng thông tin, tức từ ngày 6 đến 25-4.

Thí sinh lưu ý điểm nhận hồ sơ xét tuyển

Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, hiện tại đã có 86 cơ sở giáo dục đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để xét tuyển. Trong đó, 62 đơn vị sử dụng cùng hệ thống đăng ký xét tuyển trực tuyến chung với 1.589 ngành học để TS đăng ký nguyện vọng.

Riêng tại ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến dành tối thiểu 40% tổng chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL. Tuy nhiên, nhiều trường thành viên dành chỉ tiêu xét tuyển lớn.

Như Trường ĐH Bách khoa xét tuyển tối đa đến 70% chỉ tiêu trong tổng số hơn 5.000 TS, theo ngành/nhóm ngành. Trường ĐH Khoa học tự nhiên cũng xét tuyển 40%-70% trong tổng chỉ tiêu hơn 3.600, Trường ĐH KHXH&NV xét tuyển 35%-50% trong gần 4.600 chỉ tiêu.


 


 

Trường ĐH Công nghệ thông tin năm nay chỉ tuyển 60% chỉ tiêu cho cả xét điểm thi tốt nghiệp THPT và ĐGNL. Tuy nhiên, trường chỉ nhận hồ sơ cho những TS đạt mức điểm từ 600, theo thang điểm 1.200 của bài ĐGNL.

Dựa vào phổ điểm thi năm nay, theo ThS Phùng Quán, chuyên gia tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM], dự báo năm nay các trường ĐH sẽ lấy ngưỡng điểm xét tuyển khoảng từ 640 điểm trở lên.

Lý do vì năm nay có số lượng trường dùng kết quả ĐGNL tăng lên đến 86 trường ĐH, CĐ nhưng điểm thi TS lại thấp hơn nhiều so với năm 2021 nên theo ThS Phùng Quán, sẽ giảm 30-50 điểm cho các ngành “hot” như các ngành của nhóm ngành công nghệ thông tin, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, báo chí, truyền thông, tâm lý học, các ngành nhóm ngôn ngữ như ngôn ngữ Anh…

Nhóm ngành này sẽ tuyển các em có điểm từ 851 đến 1.200 điểm [khoảng 4.033 TS].

Điểm thi từ 801 điểm đến 850 điểm có 6.880 TS, giảm nhiều so với năm 2021, cho nên đây là mức điểm chuẩn cho các ngành năm trước có điểm chuẩn trên 850 điểm.

Điểm thi từ 651 điểm đến 800 điểm có 28.589 TS, đây là nhóm điểm các ngành không “hot” tuyển và TS dễ dàng trúng tuyển ở những ngành này.

Tuy nhiên, ThS Quán cũng lưu ý, điểm chuẩn các ngành còn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của đợt thi lần hai. Do đó, khi ĐH Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký thi đợt 2, các TS có thể thay đổi, sắp xếp các nguyện vọng cho phù hợp với điểm của mình nhưng phải nhớ nguyên tắc ngành yêu thích nhất, trường yêu thích nhất là nguyện vọng ưu tiên 1.

Đối với các trường ngoài hệ thống và không có trong hệ thống xét tuyển chung của ĐH Quốc gia TP.HCM, TS cần xem thông tin do các trường công bố để biết cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Đa số các trường này xét tuyển 5%-15% chỉ tiêu theo kết quả ĐGNL. Trong đó có những trường lần đầu tiên sử dụng kết quả này như Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM xét tuyển với những TS từ 700 điểm trở lên, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM nhận xét tuyển TS từ 650 điểm trở lên.

Còn với Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, ngoài yêu cầu TS có điểm sơ tuyển đạt từ 700/1.200 điểm trở lên, TS còn phải có điểm trung bình học tập học kỳ 1 của lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 6,5 trở lên.

Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 dự kiến vào ngày 22-5

Dự kiến từ ngày 19-4, giấy chứng nhận kết quả thi sẽ được gửi đến TS qua đường bưu điện [gửi thư bảo đảm] đến địa chỉ liên lạc mà TS đã đăng ký trước đó.

Theo kế hoạch của ĐH Quốc gia TP.HCM, ở đợt 2, thời gian đăng ký thi sẽ từ ngày 6 đến 25-4. Kỳ thi dự kiến tổ chức thi vào ngày 22-5, tức trước kỳ thi tốt nghiệp THPT khoảng một tháng, tại bốn tỉnh/TP là Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM và An Giang.

Kết quả thi của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 29-5. Đối với các đơn vị thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, kết quả xét tuyển bằng điểm thi ĐGNL dự kiến công bố trước ngày 5-6. 

TPO - Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022. Phổ điểm năm nay được đánh giá tương đương năm 2021.

Theo phân tích của PGS. TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phổ điểm đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực [HSA] năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội phân phối chuẩn.

Phổ điểm HSA ổn định so với năm 2021, có tính phân hoá cao, phân loại tốt. HSA có thể là cơ sở rất tốt cho các trường top đầu tuyển sinh.

PGS Bùi Đức Triệu cũng khẳng định, phổ điểm đợt 1 năm 2022 của HSA do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tương đồng so với điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM.

Nhưng ông cũng cho biết, trước đó, trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự ký điểm sàn nộp hồ sơ vào trường trong mùa xét tuyển năm 2022 với kết quả kỳ thi HSA của Đại học Quốc gia Hà Nội là 100 điểm thì hơi cao, chỉ có khoảng 6% đạt mức này. Vì vậy, thời gian tới, PGS Triệu sẽ kiến nghị lên Hội đồng tuyển sinh nhà trường hạ mức điểm sàn này để có thể đạt được mục tiêu và tạo điều kiện cho thí sinh có cơ hội xét tuyển vào trường.

Trước đó, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo về đăng ký dự thi HSA các đợt thi tháng 5-7 năm 2022.

Theo đó, trở lại trạng thái đăng ký dự thi bình thường từ 10h ngày 26/4 sau thời gian ưu tiên ca thi cho thí sinh mới. Thời gian đăng ký giữa 2 ca thi liền kề cách nhau tối thiểu 28 ngày. Đối tượng dự thi là các thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT có nguyện vọng thi HSA để xét tuyển đại học/cao đẳng và đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng dịch COVID-19. Trung tâm Khảo thí không khuyến khích thí sinh đăng ký dự thi nhiều lượt và có thể dừng phục vụ để đảm bảo an ninh, an toàn kỳ thi đợt thi trong trường hợp cần thiết.

Lịch các đợt thi tháng 7 có thể thay đổi hoặc dừng phục vụ tùy thuộc vào lịch thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 và nhu cầu đăng ký thi của thí sinh.

Giáo viên mầm non nghỉ hưu tuổi 60: Tội cô, tội luôn cả trò [?!]

Tết buồn, tủi của giáo viên mầm non thất nghiệp

Bị cấm trông trẻ tại nhà, nhiều giáo viên mầm non viết đơn xin nghỉ việc

Điểm kiểm tra học kỳ thấp: Phụ huynh sốc, giáo viên nói 'không bất ngờ'

Giáo viên Đắk Lắk tố chọn sách giáo khoa bị ‘làm luật’, 'bình mới rượu cũ'

Nghiêm Huê

Video liên quan

Chủ Đề