Để tìm kiếm trong một website cụ thể bằng google search, ta sử dụng cú pháp:

Việc tìm kiếm trên Google không chỉ dừng lại ở từ khóa mà đi kèm với từ khóa còn là rất nhiều cú pháp đặc biệt khác để người dùng có thể tra cứu hiệu quả hơn, chuyên sâu hơn. Adsplus.vn sẽ tập hợp lại tất cả các cú pháp thông dụng nhất cùng ví dụ minh họa để bạn “bỏ túi” và dễ dàng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin.

Hướng dẫn cách tìm kiếm Google chuyên nghiệp toàn tập

  • Dùng dấu ngoặc kép ” ” để tìm kiếm chính xác từ khóa nằm trong đó theo một trật tự chính xác.

Ví dụ nếu tìm “Alexander Bell”, Google sẽ bỏ qua những trang đề cập đến tên đầy đủ của nhà khoa học này, Alexander Graham Bell.

  • Thêm dấu cộng ” + ” để nhấn mạnh vào từ khóa cần tìm

Ví dụ: Apple + iPhone sẽ cho ra toàn thông tin về iPhone của Apple.

  • Thêm dấu gạch nối ” – ” trước một từ khóa để loại chúng ra khỏi danh sách. Cách này khá hữu dụng nếu bạn muốn tìm kiếm một từ khóa với nhiều nghĩa khác nhau.

Ví dụ: nếu bạn gõ kinh doanh đa kênh – đa cấp thì sẽ ra các bài viết về dòng kinh doanh đa kênh chứ không phải về đa cấp.

  • Khi chỉ muốn tìm riêng trong một trang web cụ thể nào đó, hãy dùng cú pháp site:

Ví dụ: nếu tra bán hàng online site: adsplus.vn bạn sẽ có các bài viết về bán hàng online trên adsplus.vn

  • Để tìm ra được những trang có nội dung liên quan, hãy sử dụng related:

Ví dụ: khi nhập related:adsplus.vn/blogs/marketing Google sẽ cho ra những trang hướng dẫn digital marketing tương tự.

  • Bạn cũng được toàn quyền chỉ định nơi xuất hiện từ khóa cần tìm cho Google

Ví dụ: từ khóa intitle: để tìm từ khóa trong tiêu đề trang.

  • Thêm intext: để tìm từ khóa trong nội dung trang.
  • Thêm inurl: để tìm từ khóa trong đường dẫn.
  • Nếu muốn tuyệt đối tất cả các từ khóa đều phải xuất hiện trong tiêu đề, hãy dùng allintitle:

Ví dụ: khi tra allintitle: omnichannel bán hàng đa kênh thì sẽ không ra tiêu đề chỉ có “bán hàng đa kênh”.

  • Nếu muốn tuyệt đối tất cả các từ khóa đều phải xuất hiện trong nội dung trang, hãy dùng allintext:.
  • Nếu muốn tuyệt đối tất cả các từ khóa đều phải xuất hiện trong đường dẫn, hãy dùng allinurl:.
  • Khi tìm tin tức xuất phát một vùng nhất định trên Google News, hãy sử dụng location:

Ví dụ: nếu bạn tìm tin tức về Adsplus từ các trang báo Việt Nam, hãy gõ Adsplus location:vietnam.

  • Khi bạn tìm tài liệu để tải về, hãy dùng filetype: nếu muốn chỉ định đuôi file nhất định.

Ví dụ: nếu bạn muốn tìm file hướng dẫn bán hàng online dạng PDF, hãy tra hướng dẫn bán hàng online filetype:pdf.

  • Dấu *: Dấu hoa thị được sử dụng trong trường hợp người dùng muốn tìm kiếm mà không nhớ rõ cả cụm từ khóa. Khi đó những từ không thể nhớ sẽ thay bằng ký tự bất kỳ *
  • Dấu “..” : dấu 2 chấm dùng để chỉ định một khoảng tìm kiếm dữ liệu.

Ví dụ nếu bạn muốn tìm sạc dự phòng khoảng từ 5.000 mAh đến 10.000 mAh thì hãy nhập Sạc dự phòng 5000..10000 mAh.

  • OR dùng để tìm kiếm 1 trong 2 từ khóa. AND dùng để tìm kiếm nội dung chứa cả 2 từ khóa.

Ví dụ: nếu tra Olympic 2012 OR 2016 thì chúng ta sẽ có nội dung về Olympic 2012 hoặc Olympic 2016.

  • Ngoài ra, một số ký tự đặc biệt cũng có thể được sử dụng để tìm từ khóa theo dạng đặc biệt.

Ví dụ: nếu bạn gõ #adsplus thì sẽ tìm được các bài đăng có đánh hashtag cho Adsplus.

Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay

Tư vấn ngay

Nếu bạn đang kinh doanh trên Facebook và bạn có muốn kết quả tìm kiếm về sản phẩm của mình xuất hiện trên Google ? Trước tiên hãy thiết kế website bán hàng chuẩn SEO cùng Adsplus.vn nhé.

Cùng đối tác Cao Cấp Google Ngay Hôm Nay. Tư vấn miễn phí

Đăng ký Ngay

>> Xem thêm: [Review] Yếu tố xếp hạng chính của Google năm 2017

Google Tìm kiếm là một công cụ tìm kiếm hoàn toàn tự động, sử dụng những phần mềm được gọi là trình thu thập dữ liệu web có chức năng thường xuyên khám phá trên web nhằm tìm các trang để thêm vào chỉ mục của chúng tôi. Trên thực tế, rất ít trang xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm của chúng tôi được gửi theo cách thủ công. Phần lớn các trang được tự động tìm thấy và thêm vào kết quả khi trình thu thập dữ liệu web của chúng tôi thu thập dữ liệu trên web. Tài liệu này giải thích các giai đoạn trong cách thức hoạt động của Tìm kiếm cho bối cảnh trang web của bạn. Khi nắm được kiến thức cơ sở này, bạn có thể khắc phục các vấn đề về quá trình thu thập dữ liệu, lập chỉ mục các trang và tìm hiểu cách tối ưu hoá trang web trên Google Tìm kiếm.

Bạn tìm kiếm nội dung ít mang tính kỹ thuật hơn? Hãy tham khảo trang web Cách thức hoạt động của Tìm kiếm nơi giải thích cách thức hoạt động của Tìm kiếm qua góc nhìn của một người tìm kiếm.

Một vài lưu ý trước khi bắt đầu

Trước khi đi sâu vào cách thức hoạt động của Tìm kiếm, bạn cần lưu ý rằng Google không nhận tiền để thu thập dữ liệu thường xuyên hơn hay tăng thứ hạng cao hơn cho trang web. Nếu ai đó nói khác thì họ đã nhầm.

Google không đảm bảo sẽ thu thập dữ liệu, lập chỉ mục hoặc phân phát trang của bạn, ngay cả khi trang của bạn tuân thủ nguyên tắc và chính sách của Google cho chủ sở hữu trang web.

Giới thiệu ba giai đoạn của Google Tìm kiếm

Google Tìm kiếm hoạt động theo ba giai đoạn và không phải tất cả các trang đều vượt qua được mỗi giai đoạn:

  1. Thu thập dữ liệu: Google dùng các chương trình tự động gọi là trình thu thập dữ liệu để tải văn bản, hình ảnh và video trên các trang mà chúng tôi tìm thấy trên Internet.
  2. Lập chỉ mục: Google phân tích các tệp văn bản, hình ảnh và video trên trang rồi lưu trữ thông tin trong chỉ mục của Google, một cơ sở dữ liệu lớn.
  3. Phân phát kết quả tìm kiếm: Khi người dùng tìm kiếm trên Google, Google sẽ trả về thông tin liên quan đến cụm từ mà người dùng tìm kiếm.

Thu thập dữ liệu

Giai đoạn đầu tiên là tìm những trang tồn tại trên web. Do không tồn tại một danh mục trung tâm về mọi trang web, Google phải liên tục tìm những trang mới và mới cập nhập, rồi thêm những trang đó vào danh sách các trang đã biết. Quá trình này gọi là "Phát hiện URL". Google biết đến một số trang vì chúng tôi từng truy cập những trang đó. Google tìm thấy các trang khác khi đi theo đường liên kết từ một trang đã biết đến một trang mới, ví dụ: một trang trung tâm [chẳng hạn như trang danh mục], đường liên kết đến một bài đăng mới trên blog. Ngoài ra, chúng tôi cũng phát hiện một số trang khác khi bạn gửi danh sách các trang [sơ đồ trang web] để Google thu thập dữ liệu.

Khi phát hiện ra URL của một trang, Google có thể truy cập [hoặc "thu thập dữ liệu"] trang đó để tìm hiểu nội dung trên trang. Chúng tôi sử dụng một số lượng lớn máy tính để thu thập dữ liệu hàng tỷ trang trên web. Chương trình thực hiện việc tìm nạp được gọi là Googlebot [còn gọi là robot, bot hay trình thu thập dữ liệu]. Googlebot sử dụng một quy trình dựa trên thuật toán để xác định những trang web cần thu thập dữ liệu, tần suất thu thập và số trang cần tìm nạp trên từng trang web. Trình thu thập dữ liệu của Google cũng được lập trình để cố gắng không thu thập dữ liệu quá nhanh trên trang web để tránh làm quá tải trang web. Cơ chế này dựa trên phản hồi của trang web [ví dụ: lỗi HTTP 500 tức là "chậm lại"] và chế độ cài đặt trong Search Console.

Tuy nhiên, Googlebot không thu thập dữ liệu tất cả các trang mà Googlebot phát hiện được. Một số trang có thể không được chủ sở hữu trang web cho phép thu thập dữ liệu, có thể Google không truy cập được các trang khác nếu không đăng nhập vào trang web đó và có thể các trang khác trùng lặp với trang đã được thu thập dữ liệu trước đó. Ví dụ: nhiều trang web có thể truy cập được thông qua phiên bản www [www.example.com] và không có www [example.com] của tên miền, mặc dù nội dung trong cả hai phiên bản đều giống nhau.

Trong quá trình thu thập dữ liệu, Google kết xuất trang và chạy mọi JavaScript mà Google tìm thấy bằng cách sử dụng một phiên bản Chrome gần đây, tương tự như cách trình duyệt của bạn kết xuất các trang mà bạn truy cập. Quá trình kết xuất nội dung đóng vai trò quan trọng vì các trang web thường dựa vào JavaScript để đưa nội dung vào trang. Nếu trang chưa kết xuất nội dung thì có thể Google sẽ không thấy nội dung đó.

Khả năng thu thập dữ liệu phụ thuộc vào việc trình thu thập dữ liệu của Google có thể truy cập trang web hay không. Một số vấn đề thường gặp khi Googlebot truy cập các trang web bao gồm:

Lập chỉ mục

Sau khi thu thập dữ liệu trên một trang, Google sẽ cố gắng tìm hiểu nội dung của trang đó. Giai đoạn này gọi là lập chỉ mục và bao gồm cả hoạt động xử lý và phân tích nội dung văn bản cũng như thẻ và thuộc tính chính của nội dung, chẳng hạn như phần tử và thuộc tính alt, hình ảnh, video, v.v.

Trong quá trình lập chỉ mục, Google xác định xem một trang có phải là trang trùng lặp của một trang khác trên Internet hay trang chính tắc không. Trang chính tắc là trang có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Để chọn trang chính tắc, trước tiên chúng tôi sẽ nhóm các trang có nội dung tương tự mà chúng tôi tìm thấy trên Internet rồi chọn trang thích hợp nhất cho nhóm. Các trang khác trong nhóm là các phiên bản thay thế có thể được phân phát trong nhiều ngữ cảnh, như khi người dùng đang tìm kiếm trên thiết bị di động hoặc đang tìm một trang rất cụ thể trong nhóm đó.

Google cũng thu thập các tín hiệu về trang chính tắc và nội dung của trang đó [có thể dùng trong giai đoạn tiếp theo] để phân phát trang trong kết quả tìm kiếm. Có một số tín hiệu bao gồm cả ngôn ngữ của trang, quốc gia bản địa của nội dung, khả năng hữu dụng của trang, v.v.

Thông tin được thu thập về trang chính tắc và cụm của trang đó có thể được lưu trữ trong chỉ mục của Google, một cơ sở dữ liệu lớn được lưu trữ trên hàng nghìn máy tính. Google không đảm bảo hoạt động lập chỉ mục; không phải mọi trang mà Google xử lý đều sẽ được lập chỉ mục.

Hoạt động lập chỉ mục cũng phụ thuộc vào nội dung và siêu dữ liệu của trang. Một số vấn đề thường gặp khi lập chỉ mục có thể bao gồm:

Phân phát kết quả tìm kiếm

Google không nhận tiền để tăng thứ hạng của trang. Việc xếp hạng là do thuật toán thực hiện.

Khi người dùng nhập một cụm từ tìm kiếm, công cụ tìm kiếm của chúng tôi sẽ tìm kiếm các trang thích hợp trong chỉ mục và trả về kết quả mà chúng tôi cho là có chất lượng cao nhất và phù hợp nhất cho người dùng. Mức độ phù hợp được xác định dựa trên hàng trăm yếu tố, có thể bao gồm cả thông tin về vị trí, ngôn ngữ và thiết bị của người dùng [máy tính hoặc điện thoại]. Ví dụ: khi tìm kiếm cùng một cụm từ là "cửa hàng sửa xe đạp", người dùng ở Paris và người dùng ở Hong Kong sẽ nhận được những kết quả khác nhau.

Search Console có thể cho bạn biết rằng một trang đã được lập chỉ mục nhưng bạn lại không thấy trang đó trên kết quả tìm kiếm. Điều này có thể là do:

Hướng dẫn này giải thích cách thức hoạt động của Tìm kiếm, nhưng chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực cải thiện thuật toán của mình. Bạn có thể theo dõi những thay đổi này bằng cách theo dõi blog của Trung tâm Google Tìm kiếm.

Video liên quan

Chủ Đề