Đề thi thí nghiệm thực hành hóa học lớp 8

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích thí nghiệm

- Làm quen với một số dụng cụ, hóa chất thí nghiệm cơ bản

- Nắm vững các thao tác, quy tắc an toàn thí nghiệm

- Nghiên cứu một số thí nghiệm cơ bản nhất trong bộ môn Hóa học

1.2. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

- Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.

- Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.

- Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.

- Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.

- Phải mang kính bảo hộ.

- Phải cột tóc gọn lại.

- Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.

- Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm. Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm.

- Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.

- Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.

- Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.

- Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.

- Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng dẫn.

1.3. Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất

  1. Giới thiệu một số dụng cụ thực hành thí nghiệm cơ bản trong PTN Hóa học

[1] Ống nghiệm thủy tinh

[2] Cốc thủy tinh có chia vạch 200ml

[3] Đũa thủy tinh

[4] Phễu thủy tinh

[5] Kẹp gỗ

[6] Đèn cồn

  1. Hóa chất

- Nến, đèn cồn, diêm [hộp quẹt]

- Nước cất

- Muối ăn, cát

1.4. Các bước tiến hành thí nghiệm

  1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất Parafin và lưu huỳnh

- Bước 1: Lấy một ít parafin [nói đơn giản là sáp nến] và bột lưu huỳnh cho vào 2 ống nghiệm.

- Bước 2: Đặt đứng 2 ống nghiệm và nhiệt kế vào một cốc nước. Đặt lót bên dưới cốc thủy tinh miếng Amiăng và đặt trên kiềng ba chân [mục đích phân tán nhiệt để nhiệt độ không tập trung vào đáy cốc, gây vỡ, nứt, đổ hóa chất ra nguy hiểm]

- Bước 3: Đun nóng bằng ngọn lửa đèn cồn [muốn tắt ngọn lửa đèn cồn tuyệt đối không dùng miệng thổi, chỉ cần lấy nắp đèn cồn đậy lại]. Theo dõi nhiệt độ ghi trên nhiệt kế, quan sát sự nóng chảy

- Bước 4: Khi nước sôi thì ngừng đun.

  1. Thí nghiệm 2: Tách riêng mỗi chất từ hỗn hợp muối ăn và cát

- Bước 1: Bỏ hỗn hợp muối ăn + cát vào nước rồi khuấy đều

- Bước 2: Dùng bông nhét vào phễu [chú ý độ chặt và dày của bông, vì chặt quá thì nước không thấm qua bông để thu lại trong cốc được, mà lỏng quá thì trong cốc sẽ có lẫn cát] rồi đổ hỗn hợp vào.

- Bước 3: Dùng ngọn lửa đèn cồn đun đến 1000C để nước bay hơi hết, ta thu được muối.

2. Kết quả thí nghiệm

  1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất Parafin và lưu huỳnh

- Hiện tượng

+ Ở nhiệt độ khoảng 420C parafin bắt đầu nóng chảy.

+ Khi nước sôi ~1000C lưu huỳnh vẫn chưu nóng chảy

- Nhận xét: Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ nóng chảy của paraphin.

- Giải thích

+ Nhiệt độ nóng chảy của parafin = 42 - 62oC.

+ Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh = 113oC.

+ Khi nước sôi thì lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh lớn hơn nhiệt độ của nước sôi [113oC > 100oC].

  1. Thí nghiệm 2: Tách riêng mỗi chất từ hỗn hợp muối ăn và cát

- Nhận xét: Khi lọc thu được cát trên bông và dung dịch muối ăn trong suốt. Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.

3. Bản tường trình

4. Kết luận

Nội dung bài học sẽ giúp các bạn hoàn thành được những thí nghiệm trong đời sống một cách thực tế nhất. Giúp các bạn nâng cao tinh thần học hỏi và thêm nhiều kiến thức hơn trong thực tế.

Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.

Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.

Chuẩn bị hóa chất: canxi hidroxit, nước, kali penmanganat [thuốc tím]

Chuẩn bị dụng cụ: Cốc thủy tinh đựng nước, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, nước...

Xem video hướng dẫn:

* Tên thí nghiệm: Nhiệt phân KMnO4KMnO4 Cách tiến hành: - Lấy một lượng [khoảng 0,5 gam] thuốc tím, đem chia thành hai phần: Phần 1: Hòa tan vào nước đựng trong ống nghiệm [1]. Phần 2: Cho chất rắn vào ống nghiệm [2] rồi đun nóng. + Đem que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que bùng cháy thì tiếp tục đun. + Khi nào que đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. + Đổ nước vào, lắc đều. Hiện tượng: - Ống nghiệm [1]: Chất rắn dễ dàng tan nhanh tạo dung dịch màu hồng tím. - Ống nghiệm [2]: Ban đầu xuất hiện màu của dung dịch nhạt hơn ống nghiệm [1], còn phần chất rắn màu đen không tan. Kết luận: - Ở ống nghiệm [1] xảy ra hiện tượng vật lý, kali pemanganat tan, không có phản ứng hóa học xảy ra. - Ở ống nghiệm [2] xảy ra hiện tượng hóa học, có phản ứng hóa học xảy ra. Phương trình chữ: Kali pemanganat → Kali manganat + manganđioxit +oxi

* Tên thí nghiệm: Khí cacbonic tác dụng với dung dịch canxi hidroxit Cách tiến hành: - Dùng đũa thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm [1] đựng nước và ống nghiệm [2] đựng nước vôi trong [dung dịch canxi hidroxit]. Hiện tượng: - Ống nghiệm [1]: Không hiện tượng. - Ống nghiệm [2]: Ban đầu xuất hiện chất rắn, màu trắng. Tiếp tục sục thổi mãi thấy chất rắn tan dần tạo dung dịch trong suốt. Kết luận: - Ống nghiệm [1] không có phản ứng hóa học xảy ra. - Ống nghiệm [2] xảy ra phản ứng hóa học. Phương trình chữ: khí cacbonic + canxihidroxit → canxi cacbonat + nước *Tên thí nghiệm: dung dịch natri cacbonat tác dụng với dung dịch canxi hidroxit: Cách tiến hành: - Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm [1] đựng nước và ống nghiệm [2] đựng nước vôi trong.

Chủ Đề