Để bảo vệ các máy tính trong mạng ta cần cài đặt

Bảo vệ máy tính và dữ liệu cá nhân trong thời đại ngày nay là vấn đề mà không còn mới những cũng không cũ. Không quá khi nói dữ liệu, thông tin chính là tiền bạc. Với cấp độ người dùng máy tính cá nhân, việc tự bảo vệ dữ liệu khỏi bị xâm nhập từ người khác là điều cần thiết đối vỡi mỗi người, nhất là với dân văn phòng. Tham khảo ngay 13 cách thiết lập bảo mật cho máy tính của mình trong nội dung dưới đây

1. Đặt mật khẩu đăng nhập máy tính

Dùng Password [mật khẩu] cho máy tính là cách bảo mật cơ bản nhất để phòng tránh những người có ý định truy cập vào máy tính của bạn.

Cách bảo mật này thì có thể chống lại được những người không có hoặc có ít chuyên môn về bảo mật đang có ý định xâm nhập vào máy tính của bạn.

Với người có chuyên môn về máy tính hơn, họ có thể phá mật khẩu đăng nhập vào máy tính của bạn với nhiều cách. Nên để bảo mật hơn, bạn nên tham khảo thêm một số cách dưới đây nhé.

>> Tham khảo thêm bài viết:

Cách cài mật khẩu máy tính Windows 7

– Cách cài mật khẩu cho máy tính Windows 10

2. Đặt mật khẩu cho BIOS và UEFI

Đặt mật khẩu cho máy tính Windows được coi như là bạn mới chỉ khóa được cái cửa nhà thôi.

Để tăng tính bảo mật hơn, đặt mật khẩu cho BIOS [hay UEFI] khi bật máy tính được coi như là việc bạn xây một hàng rào chắc chắn với chiếc cổng có trang bị khóa hiện đại và khó phá hơn.

Thông thường, khi bật máy tính lên hệ thống máy tính sẽ khởi động BIOS [UEFI] trước để kiểm tra các phần cứng. Sau đó, nó mới truy cập vào ổ cứng để kiểm tra hệ điều hành và từ đó boot Windows lên và hiển thị trên màn hình. Lúc này, bạn cần gõ mật khẩu để đăng nhập vào màn hình desktop.

Nhằm tăng tính bảo mật hơn, ngay từ khi bật máy tính, thực hiện thiết lập mật khẩu cho BIOS thì các bạn mới có thể truy cập vào Windows.

Nếu không có mật khẩu BIOS thì hệ thống cũng không tìm và quét được các phần cứng khác, đồng nghĩa cũng chả vào được hệ điều hành để mà truy cập vào dữ liệu.

3.  Bảo vệ máy tính và dữ liệu cá nhân với Bitlocker

Với 2 cách đặt mật khẩu cho BIOS và Windows trên, vậy là bạn cũng đã tạo lập được 2 vòng bảo vệ tương đối chắc chắn trước khi mở được máy tính lên.

Trong trường hợp máy tính của bạn bị cao thủ IT phá mật khẩu của cả BIOS lẫn Windows thì đừng lo, có thêm một phương thức khác giúp bạn bảo vệ được dữ liệu đó là thiết lập mật khẩu cho ổ cứng.

Công cụ được sử dụng ở đây có tên là Bitlocker – một phần mềm mã hóa ổ cứng có sẵn trong Windows với khả năng bảo vệ rất mạnh mẽ.

Với Bitlocker, bạn có thể đặt mật khẩu cho toàn bộ ổ cứng mong muốn mà không sợ bị phá pass. Đây là công cụ do Microsoft phát triển và đã được kiểm chứng bởi nhiều chuyên gia nên để phá được password của Bitlocker là điều không dễ.

4.  Cách đặt mật khẩu cho File, Folder quan trọng

Cách bảo vệ dữ liệu máy tính tiếp theo mà ComputechZ muốn chia sẻ tới bạn với mức độ sâu hơn đó là đặt mật khẩu cho file hoặc Folder mà bạn không muốn người khác biết.

Có rất nhiều phương thức để tạo mật khẩu cho File hoặc thư mục cần được bảo mật. Nhưng cách mà ComputechZ đơn giản nhất mà người dùng không chuyên máy tính có thể thực hiện đó là sử dụng phần mềm nén file WinRAR nổi tiếng để tạo mật khẩu cho những file, thư mục cần bảo vệ.

5. Đặt mật khẩu cho trình duyệt tránh bị xâm nhập

Hiện nay, ai dùng máy tính thường xuyên cũng đều có nhu cầu lướt web trên một trình duyệt nhất định nào đó.

Phổ biến nhất đang là trình duyệt Google Chrome, tiếp theo là các cái tên như Microsoft Edge, Cốc Cốc [của Việt Nam], Firefox hay Opera,…

Để đặt mật khẩu cho trình duyệt mỗi khi truy cập thì chủ yếu có 2 cách.

– Cách 1: Tải tiện ích mở rộng có tính năng tạo mật khẩu cho trình duyệt về máy.

– Cách 2: Sử dụng phần mềm diệt Virus có chức năng tạo mật khẩu cho trình duyệt. Điển hình nhất là phần mềm Karpersky.

6. Xóa lịch sử duyệt web và Cookies thường xuyên

Bất kể trình duyệt nào cũng đều có tính năng lưu lại lịch sử lướt web và Cookie của các website mà chúng ta từng truy cập.

Nếu để người khác xâm nhập vào được trình duyệt mà bạn đang dùng, họ có thể xem qua các lịch sử trình duyệt, có thể lấy cookie của website, thậm chí là các mật khẩu mà bạn đã lưu tự động trên trình duyệt.

Vì thế hãy tạo thói quen xóa lịch sử duyệt web và cookie để vừa giúp máy tính nhẹ hơn, vừa bảo mật được lỡ có xảy ra tình huống máy tính cá nhân bị xâm nhập.

7. Sao lưu dữ liệu máy tính lên dịch vụ lữu trữ đám mây

Các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive của Google, OneDrive của Microsoft hay AWS của Amazon đều là những cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực này.

Nếu bạn có nhiều file, thư mục quan trọng thì đừng chần chừ gì mà không tải lên ngay các dịch vụ lưu trữ đám mây này để bảo mật máy tính và dữ liệu cá nhân một cách chủ động hơn.

Nó sẽ giúp cho bạn có thêm được không gian chứa đựng các dữ liệu này trong trường hợp ổ cứng vật lý bị hỏng hóc, gặp lỗi hoặc chỉ đơn giản là bạn đã xóa nó đi để tránh trường hợp có người tự ý truy cập vào được ổ cứng.

8. Sử dụng bảo mật 2 lớp cho các tài khoản cá nhân

Ít nhất hiện nay ai cũng có một tài khoản mạng xã hội và 1 email cá nhân.

Đây đều là những tài khoản quan trọng, chứa nhiều thông tin về người dùng đó.

Các nền tảng mạng xã hội lớn hiện nay như Facebook, Google, Microsoft, Twitter,… đều có tính năng bảo mật 2 lớp.

Và cách bật xác thực qua điện thoại hoặc gửi tin nhắn xác nhận đăng nhập hiện đang là lựa chọn được khuyên dùng nhiều nhất.

9. Đăng xuất tài khoản trên trình duyệt và phần mềm khi không cần thiết

Mọi trình duyệt web hiện nay đều có tính năng đồng bộ hóa dữ liệu khi sử dụng trình duyệt bằng email.

Vì vậy, để bảo mật máy tính và dữ liệu, bạn nên đăng xuất các tài khoản được dùng để đồng bộ hóa dữ liệu trên trình duyệt khi không cần thiết sử dụng máy tính.

10. Không sử dụng chế độ mạng Internet công cộng

Có không ít người có thói quen mang laptop ra quán cafe ngồi và sử dụng mạng Wifi tại đây.

Đây là nơi tạo cơ hội cho các hacker có thể xâm nhập vào máy tính của bạn thông qua việc kết nối cùng một mạng wifi.

Và cũng không ít người không để ý tới việc mình đang kết nối wifi ở quán cafe đó theo chế độ công cộng hay riêng tư [Public Network vs Private network].

Một kinh nghiệm cho các bạn khi mang laptop tới quán cafe và kết nối wifi ở đó, hãy chọn chế độ Public Network thay vì Private Network.

Ngoài ra, để an toàn hơn thì bạn nên sử dụng thêm các phần mềm VPN để tạo một thêm một lớp mạng ảo, hạn chế hacker có thể xâm nhập vào máy thông qua đường truyền mạng.

11. Bảo mật dữ liệu trong máy tính bằng cách ẩn file, folder trong Windows

Trong Windows có một chức năng khá hay ho đó là ẩn file hoặc thư mục đi.

Để làm được điều này, bạn thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Click chuột phải vào file, thư mục cần ẩn => chọn Properties

– Bước 2: Tại tab General => chọn Hidden

– Bước 3: Nhấn Apply => OK

Tệp tin mà bạn đã chọn sẽ được ẩn đi và không còn hiển thị trên màn hình Explorer. Tuy nhiên, bạn cần phải bỏ tích tùy chọn Hidden items có trên thanh Menu ở mục View. Đây là tùy chọn có tính năng bật/tắt hiện thỉ file ẩn trong máy tính Windows.

Cách hiện file ẩn trở lại vừa thực hiện trên cũng rất đơn giản, chỉ cần tích lại vào ô Hidden items là được.

Mẹo bảo mật file, thư mục này chỉ mang tính chất ngắn tạm thời, tính bảo mật không cao. Tùy từng trường hợp mà có thể sử dụng mẹo nhỏ này.

>> Tham khảo thêm: Cách hiện file ẩn trong USB

12. Cài phần mềm diệt Virus

Cài phần mềm diệt Virus cho máy tính là một phương thức bảo vệ dữ liệu máy tính của bạn tránh khỏi các cuộc tấn công của virus.

Hiện nay, với Windows 10 được Microsoft trang bị Windows Defender với khả năng ngăn chặn các nguy cơ bị nhiễm virus khá tốt. Người dùng có thể không cần phải tải các phần mềm thứ ba nữa.

Ngoài ra, một số phần mềm Anti Virus nổi tiếng như Karpersky, ESET bên cạnh chức năng diệt virus, các phần mềm này cũng có tính năng tạo mật khẩu cho trình duyệt, phần mềm mà bạn cần khóa lại.

13. Trang bị thêm một ổ cứng phụ để lưu trữ dữ liệu

Cách bảo vệ dữ liệu cuối cùng mà ComputechZ muốn chia sẻ tới các bạn đó là hãy sắm thêm cho mình ít nhất một chiếc ổ cứng khác.

Ổ cứng này cũng nên cài đặt hệ điều hành mà bạn đang sử dụng, có nhiều dung lượng để lưu trữ các liệu khác.

Phòng trường hợp ổ cứng đang sử dụng trên máy tính của bạn bị hỏng, bị kẻ xấu xâm phạm, ăn cắp và hủy dữ liệu đi thì còn vẫn còn phương án này để khôi phục.

Trên đây là 13 cách giúp người dùng có thể tự bảo vệ máy tính và dữ liệu cá nhân được lưu trong máy. Tất cả những biện pháp trên sẽ không thể hoàn toàn giúp bạn bảo vệ được 100% sự xâm nhập vào máy tính của bạn nhưng đó là những biện pháp cơ bản mà bạn nên nắm được để hạn chế rủi ro tới mức tối đa.

Video liên quan

Chủ Đề