Đây chất nào phản ứng được với dung dịch axit sunfuric đặc nguội

Chọn câu sai trong các câu sau:

Cặp kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội ?

Nguyên tắc pha loãng axit sunfuric đặc là:

Kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 đặc nguội


Sắt không tác dụng được với chất nào sau đây?

A. H2SO4  đặc, nguội              B. Dung dịch HCl                         C. O2                    D. CuSO4

Các câu hỏi tương tự

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Kim loại Cu, Ag tác dụng với dung dịch HCl,  H 2 SO 4  loãng.

B. Kim loại Al tác dụng với dung dịch NaOH.

C. Kim loại Al, Fe không tác dụng với H 2 SO 4  đặc, nguội.

D. Kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg không tan trong nước ở nhiệt độ thường.

Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch  loãng, H 2 S O 4 nhưng không tác dụng với  H 2 S O 4  đặc nguội?

A. Al

B. Ag

C. Cu

D. Zn

Câu 1: Oxit không  tác dụng với Axit và cũng không tác dụng với dung dịch Bazơ là:

A. SO2

B. NO

C. Al2O3           

D. Fe2O3

Câu 2: Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

A. Na2SO3 và H2O           

B. Na2SO3 và H2SO4 

C. Na2CO3 và HCl           

D. Na2SO3 và NaOH

Câu 3: Chỉ ra dãy chất tác dụng với dung dịch Bazơ ?

A. CaO, CuO, K2O

B. K2O, Na2O, CaO

C. K2O, BaO, Na          

D. P2O5, CO2, SO2

Câu 4: Axit sunfuric loãng tác dụng được với dãy chất nào sau đây?

A. Zn, CO2, NaOH , BaCl2

B. Zn, CuCl2, CaO, BaCl2

C. Zn, NaOH, BaCl2, MgO

D. Fe, Ba[OH]2 , CuCl2, Cu

Câu 5: Để phân biệt được hai dung dịch NaCl và Na2SO4 dùng dung dịch chất nào sau đây?

A.BaCl2.                   

B. HCl.

C.NaOH.                    

D. KNO3. 

Câu 6: Trung hòa 98g dung dịch H2SO4 nồng độ 20% cần vừa đủ 200g dung dịch NaOH có nồng độ phần trăm là ?

 A. 16 %             

B. 8 %

C.1,6 %                     

D. 0,8 %

Câu 7: Cho một mẫu quỳ tím vào dung dịch Ba[OH]2. Thêm từ từ dung dịch HCl vào cho đến dư ta thấy màu của giấy quỳ:

A.Màu đỏ không thay đổi

B.Màu xanh không thay đổi

C.Màu đỏ chuyển dần sang màu xanh

D.Màu xanh chuyển dần sang màu đỏ

Câu 8: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là?

A.Fe, Cu, Mg

B.Pb, Zn, Al

C.Zn, Fe, Ag

 D.Al, Fe, Cu

Câu 9: Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo ra dung dịch NaOH và khí H2 là ?

A.Na2O và H2O

B.Na2O và CO2

C.Na và H2O

D.NaOH và HCl

Câu 10: Để nhận biết 03 lọ mất nhãn đựng 03 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng ?

A.Quỳ tím

B.Ba[NO3]3 

C.KOH

D.AgNO3

Câu 11: Cho phản ứng:  BaCO3   +    2X   →  Y   +    CO2    +    H2O

X và Y lần lượt là ?

A.H2SO4 và BaCl2

B.H2SO4 và BaSO4

C.HCl và BaCl2

D.H3PO4 và  Ba3[PO4]2

Câu 12: Dung dịch Ca[OH]2 phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây ?

A.NaCl, HCl, Na2CO3, KOH

B.KNO3, HCl, KOH, H2SO4

C.H2SO4, NaCl, KNO3, CO2

D.HCl, CO2, Na2CO3, H2SO4

Câu 13: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong [NH2]2CO là ?

A.46,67%

B.31,81%

C.32,33%

D.63,64%

Câu 14: Dãy chất gồm các oxit bazơ:

A. CuO, NO, MgO, CaO

B. CuO, CaO, MgO, Na2O

C. CaO, CO2, K2O, Na2O

D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7

Câu 15: Oxit trung tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 16: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2,                  

B. Na2O.               

C. SO2,                  

D. P2O5

Câu 17: Oxit lưỡng tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

D.Những oxit chỉ tác dụng được với muối

Câu 18: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ?

A. CO2                   

B. O2                                       

C. N2                                       

D. H2

Câu 19: Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là

A. MgO

B. P2O5

C. K2O

D. CaO

Câu 20: Lưu huỳnh trioxit [SO3] tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là bazơ.

B. Axit, sản phẩm là bazơ.

C. Nước, sản phẩm là axit

D. Bazơ, sản phẩm là axit.

Câu 21: Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142đvC. Công thức hoá học của oxit là:

A. P2O2

B. P2O5

C. PO2

D. P2O4

Câu 22: Hoà tan 23,5 g kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:

A. 0,25M

B. 0,5M

C. 1M

D. 2M

Câu 23: Vôi sống có công thức hóa học là :

A. Ca                        

B. Ca[OH]2                     

C. CaCO3                      

D. CaO

Câu 24: CaO là oxit: 

A. Oxit axit

B. Oxit bazo

C. Oxit trung tính

D. Oxit lưỡng tính

Câu 25: Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là :

A. CaO và CO            

B. CaO và CO2           

C. CaO và SO2         

D. CaO và P2O5

Câu 26: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp [CO, CO2] , người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:

A. HCl                         

B. Ca[OH]2            

C. Na2SO3                   

D. NaCl

Câu 27: Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là :

A. 50 gam                    

B. 40 gam                     

C. 60 gam                 

D. 73 gam

Câu 28: Cho 112 cm3 khi SO2 [đktc] lội qua 700ml dung dịch  Ca[OH]2 0,01M. Khối lượng các chất sau phản ứng là: 

A. 0,148g và 0,6g

B. 0,25g và 0,6g

C. 0,22g và 0,8g

D. 0,148g và 0,7g

Câu 29: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp?

A. 4FeS2 + 11O2 →t∘ 2Fe2O3 + 8SO2

B. S+ 2H2SO4 [đặc] →t∘ 3SO2  + 2H2O

C. 2Fe+ 6H2SO4 [đặc] →t∘ Fe2[SO4]3 + 3SO2  + 6H2O

D. 3S + 2KClO3 →t∘ 3SO2 + 2KCl

Câu 30:  Cho V lít khí SO2 tác dụng với 1lit dung dịch NaOH 0,2M thì thu được 11,5g muối. Giá trị của V là: 

A. 2,24l

B. 1,87l

C. 4,48l

D. 1,12l

Có những chất sau :

A. Cu;    B. CuO ;    C. MgCO 3 ;    D. Mg ;    E. MgO.

Chất nào tác dụng với dung dịch HCl hoặc H 2 SO 4  loãng, sinh ra

1. chất khí cháy được trong không khí ?

2. chất khí làm đục nước vôi trong ?

3. dung dịch có màu xanh lam ?

4. dung dịch không màu và nước ?

Video liên quan

18/06/2021 285

B. Fe, Al, Cr.

Đáp án chính xác

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

Xem đáp án » 18/06/2021 16,716

Người ta nung nóng Cu với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là

Xem đáp án » 18/06/2021 7,375

Phản ứng không xảy ra là

Xem đáp án » 18/06/2021 6,397

Dãy chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch axit sunfuric đặc nguội?

Xem đáp án » 18/06/2021 6,298

Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarozơ [C12H22O11] với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm:

Xem đáp án » 18/06/2021 6,207

Các dung dịch: NaF, NaI, NaCl, NaBr. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

Xem đáp án » 18/06/2021 5,764

Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohiđric?

Xem đáp án » 18/06/2021 5,708

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 5,307

Trong các phản ứng sau đây, ở phản ứng nào axit H2SO4 là axit loãng?

Xem đáp án » 18/06/2021 5,199

Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào axit H2SO4 là axit đặc

Xem đáp án » 18/06/2021 4,611

Axit H2SO4 loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm:

Xem đáp án » 18/06/2021 3,918

Dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây?

Xem đáp án » 18/06/2021 3,766

Cho phản ứng hóa học  Cl2 + Ca[OH]2 → CaOCl2 + H2O. Phản ứng này thuộc loại phản ứng

Xem đáp án » 18/06/2021 3,140

Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?

Xem đáp án » 18/06/2021 2,912

Dãy gồm tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:

Xem đáp án » 18/06/2021 2,628

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

Cho phản ứng: Zn + CuSO4 → muối X + kim loại Y. X là

Cho phản ứng hóa học: x… + H2SO4 ->  FeSO4 + y…↑. Tổng [x + y] có thể là:

Chọn câu đúng nhất khi nói đến tính chất hóa học của kim loại

Cho 1 gam Na phản ứng với 1 gam khí clo. Khối lượng muối NaCl thu được là:

Kim loại nào sau đây không thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng với nhau?

Axit sunfuric H2SO4 là một axit mạnh, được sử dụng và ứng dụng nhiều trong thực tế đời sống, đây cũng là một trong những axit quan trọng trong chương trình học của các em.

Vậy axit sunfuric H2SO4 có những tính chất hoá học và tính chất vật lý nào? Axit sunfuric đặc có tính chât hóa học gì khác axit sunfuric loãng? chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

* Trong bài này các em cần nắm vững tính chất hoá học sau của axit sunfuric

Bạn đang xem: Tính chất hoá học của Axit Sunfuric H2SO4, ví dụ và bài tập – hoá lớp 10

  • Tác dụng với kim loại [trước Hyđro]
  • Tác dụng với oxit bazơ
  • Tác dụng với bazơ
  • Tác dụng với phi kim
  • Tác dụng với chất khử [Fe, FeSO4,…]

Về chi tiết tính chất hoá học của axit sunfuric H2SO4 các em tham khảo bài viết dưới đây

I. Tính chất vật lý của axit sunfuric H2SO4

Axit sunfuric H2SO4 là chất lỏng, sánh như dầu, nặng gấp 2 lần nước, khó bay hơi và tan vô hạn trong nước.

 – Axit sunfuric H2SO4 đặc hút nước mạnh và tỏa nhiều nhiệt nên khi pha loãng phải cho từ từ axit đặc vào nước. Nếu làm ngược lại sẽ làm nước sôi đột ngột bắn ra ngoài kèm theo các giọt axit làm bỏng da hoặc cháy quần áo.

Cấu tạo phân tử của axit sunfuric H2SO4

II. Tính chất hoá học của axit sunfuric H2SO4

1. Axit sunfuric loãng [H2SO4 loãng]

* H2SO4 loãng là một axit mạnh, có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit:

a] Axit sunfuric loãng làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

b] Axit sunfuric lãng tác dụng với kim loại đứng trước H [trừ Pb] → muối sunfat [trong đó kim loại có hóa trị thấp] + H2↑

– PTPƯ: H2SO4 loãng + Kim loại → Muối + H2↑

 Ví dụ:  Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑

  Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑

* Lưu ý:

  • nH2 = nH2SO4
  • mmuối = mkim loại + mH2SO4 – mH2 = mkim loại + 96nH2

c] Axit sunfuric loãng tác dụng với oxit bazơ → muối [trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị] + H2O

– PTPƯ: H2SO4 loãng + Oxit bazo → Muối + H2O

 Ví dụ: FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

  MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

* Lưu ý:

  • nH2SO4 = nH2O = nO [trong oxit]
  • mmuối = moxit + mH2SO4 – mH2O = moxit + 98nH2SO4 – 18nH2O = moxit + 80nH2SO4 = moxit + 80n[O trong oxit]

d] Axit sunfuric loãng tác dụng với bazơ → muối + H2O

– PTPƯ: H2SO4 loãng + Bazo → Muối + H2O

 Ví dụ: H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

   H2SO4­ + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

– Phản ứng của H­2­SO4 với Ba[OH]2 hoặc bazơ kết tủa chỉ tạo thành muối sunfat.

 Ví dụ: Cu[OH]2 + H2SO4 → CuSO4↓ + 2H2O

  Ba[OH]2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

e] Axit sunfuric loãng tác dụng với muối → muối mới [trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị] + axit mới

– PTPƯ: H2SO4 loãng + Muối → Muối mới + Axit mới

 Ví dụ: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

  H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2

* Lưu ý: Thường dùng phương pháp tăng giảm khối lượng khi giải bài tập về phản ứng của axit sunfuric với muối.

2. Axit sunfuric đặc [H2SO4 đặc]

* Số oxi hóa của mà lưu huỳnh [S] có thể có là: -2 ; 0 ; +4 ; +6. Trong H2SO4 thì S có mức oxi hóa +6 cao nhất nên → H2SO4 đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh và có tính háo nước.

a] Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại

– Thí nghiệm: Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa H2SO4 đặc 

– Hiện tượng: dung dịch chuyển sang màu xanh và khí bay ra có mùi sốc.

– Phương trình hóa học:

  2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

– H2SO4 đặc, nóng tác dụng với các kim loại khác

  2Fe + 6H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 3SO2↑ + 6H2O

  5H2SO4 + 4Zn → 4ZnSO4 + H2S↑ + 4H2O

* Lưu ý: 

 – Trong các bài tập vận dụng, kim loại tác dụng với axit sunfuric đặc thường gặp nhất là tạo khí SO2, khi giải thường vận dụng bảo toàn e và bảo toàn nguyên tố:

  • ne = nkim loại.[hóa trị]kim loại = 2nSO2
  • nH2SO4 phản ứng = 2nSO2
  • mmuối = mkim loại + 96nSO2

 – H2SO4 đặc nguội thụ động [không phản ứng] với Al, Fe và Cr.

 – H2SO4 đặc phản ứng được với hầu hết các kim loại [trừ Au và Pt] → muối [trong đó kim loại có hóa trị cao] + H2O + SO2↑ [S, H2S].

 – Sản phẩm khử của S+6 tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại: kim loại có tính khử càng mạnh thì S+6 bị khử xuống mức oxi hóa càng thấp.

b] Axit sunfuric đặc tác dụng với phi kim → oxit phi kim + H2O + SO2↑

– PTPƯ: H2SO4 đặc + Phi kim → Oxit phi kim +  H2O + SO2↑

  S + 2H2SO4    3SO2↑ + 2H2O

  C + 2H2SO4    CO2 + 2H2O + 2SO2↑

  2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2↑ + 2H2O

c] Axit sunfuric đặc tác dụng với các chất khử khác

– PTPƯ: H2SO4 đặc + chất khử [FeO, FeSO4] → Muối +  H2O + SO2↑

  2H2SO4 + 2FeSO4 → Fe2[SO4]3 + SO2↑ + 2H2O

  2FeO + 4H2SO4 → Fe2[SO4]3 + SO2↑ + 4H2O 

d] Tính háo nước của axit sunfuric

Thí nghiệm: Cho H2SO4 đặc vào cốc đựng đường

Hiện tượng: Đường chuyển sang màu đen và sôi trào

– Phương trình hóa học:

  C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4 .11H2O

• xem thêm: Một số dạng bài tập nâng cao về Axit Sunfuric có lời giải và đáp án

III. Bài tập về Axit sunfuric H2SO4

Bài 1 trang 143 sgk hoá 10: Một hợp chất có thành phần theo khối lượng 35,96% S; 62,92 %O và 1,12 %H. Hợp chất này có công thức hóa học là:

A. H2SO3.     B. H2SO4.     C. H2S2O7.     D. H2S2O8.

* Lời giải bài 1 trang 143 sgk hoá 10:

 Ta gọi công thức của hợp chất là: HxSyOz

 ⇒ M = [x + 32y + 16z]

 Theo bài ra ta có:

       [1]

     [2]

     [3]

 Từ [1] và [2] ⇒ x:y = 1:1 = 2:2 [*]

 Từ [2] và [3] ⇒ y:z = 2:7  [**]

Vậy từ [*] và [**] ⇒ x:y:z = 2:2:7

⇒ CT: H2S2O7

Kết luận: Đáp án đúng là C

Bài 3 trang 143 SGK Hóa 10: Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba[NO3]2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra, nếu có.

* Lời giải bài 3 trang 143 SGK Hóa 10:

– Cho dung dịch BaCl2 vào 4 mẫu thử chứa 4 dung dịch trên, dung dịch trong mẫu thửu nào cho kết tủa trắng là Na2SO4

 BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

– Cho dung dịch AgNO3 vào 3 mẫu thử còn lại, dung dịch trong mẫu không cho kết tủa là Ba[NO3]2, còn 2 mẫu thử còn lại cho kết tủa là HCl và NaCl.

 HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

 NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

– Để phân biệt dung dịch HCl và NaCl, cho quỳ tím vào 2 dung dịch, dung dịch chuyển màu quỳ tím sang đỏ là HCl, dung dịch không làm chuyển màu quỳ tím là NaCl.

Bài 4 trang 143 SGK Hóa 10: a] Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra một thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra một thí dụ. Vì sao?

b] Axit sunfric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than được gọi là sự hóa than. Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của glocozơ, saccarozơ.

c] Sự làm khô và sự hóa than khác nhau như thế nào?

* Lời giải Bài 4 trang 143 SGK Hóa 10:

a] Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm. Thí dụ làm khô khí CO2, không làm khô được khí H2S, H2, …[do có tính khử].

 H2SO4 đặc + H2  → SO2 + 2H2O

 H2SO4 đặc + 3H2S → 4S + 4H2O

b] Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than:

  C6H12O6 → 6C + 6H2O

   C12H22O11 → 12C + 11H2O

c] Sự làm khô: chất được làm khô không thay đổi.

– Sự hóa than: chất tiếp xúc với H2SO4 đặc biến thành chất khác trong đó có cacbon.

Bài 5 trang 143 sgk hóa 10: a] Trong hợp nào axit sunfuric có nhưng tính chất hóa học chung của một axit ? Đó là những tính chất nào? Dẫn ra những phương trình phản ứng để minh họa.

b] Trong trường hợp nào axit sunfuric có những tính chất hóa học đặc trưng? Đó là những tính chất nào? Dẫn ra những phương trình phản ứng để minh họa.

* Lời giải bài 5 trang 143 sgk hóa 10:

a] Dung dịch axit sunfuric loãng có những tính chất chung của axit, đó là:

– Đổi màu quỳ tím thành đỏ.

– Tác dụng với kim loại giải phóng hiđro.

  Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

– Tác dụng với oxit bazơ và bazơ

  Ba[OH]2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

– Tác dụng với nhiều muối

  BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 +2HCl

b] Tính chất hóa học đặc trưng của axit sunfuric đặc là tính oxi hóa mạnh và tính háo nước.

– Tính chất oxi hóa mạnh

  2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O

  2H2SO4 + S → 3SO2 + 2H2O

  2H2SO4 + 2KBr → Br2 + SO2 + 2H2O + K2SO4

– Tính háo nước và tính chất oxi hóa: Axit sunfuric đặc hấp thụ mạnh nước. Axit sunfuric đặc chiếm các nguyên tử H và O là những nguyên tố thành phần của các hợp chất gluxit giải phóng cacbon và nước.

  C12H22O11 → 12C + 11H2O.

– Nếu để H2SO4 đặc tiếp xúc với da sẽ bị bỏng rất nặng, vì vậy khi sử dụng axit sunfuric phải hết sức thận trọng.

Bài 6 trang 143 sgk hoá 10: Có 100ml dung dịch H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%.

a] Tính thể tích nước cần dung để pha loãng.

b] Khi pha loãng phải tiến hành như thế nào?

* Lời giải bài 6 trang 143 sgk hoá 10:

a] Thể tích nước cần dùng để pha loãng.

 Theo bài ra, khối lượng của 100ml dung dịch axit 98% là: 100ml × 1,84 g/ml = 184g

 Khối lượng H2SO4 nguyên chất trong 100ml dung dịch trên: [184 x 94]/100 = 180,32g

 Khối lượng dung dịch axit 20% có chứa 180,32g H2SO4 nguyên chất: [180,32 x 100]/20 = 901,6g

 Khối lượng nước cần bổ sung vào 100ml dung dịch H2SO4 98% để có được dung dịch 20%: 901,6g – 184g = 717,6g

 Vì D của nước là 1 g/ml nên thể tích nước cần bổ sung là 717,6 ml.

b] Cách tiến hành khi pha loãng: 

– Khi pha loãng lấy 717,6 ml H2O vào ống đong hình trụ có thể tích khoảng 2 lít. Sau đó cho từ từ 100ml H2SO4 98% vào lượng nước trên, đổ axit chảy theo một đũa thủy tinh, sau khi đổ vài giọt nên dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ đều. Không được đổ nước vào axit 98%, axit sẽ bắn vào da, mắt,… và gây bỏng da hoặc cháy quần áo.

Hy vọng với phần hệ thống kiến thức về tính chất hoá học của axit sunfuric H2SO4 ở trên giúp ích cho các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt!

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan