Dấu hiệu của bệnh ung thư vú

Theo đó, BSCKII Nguyễn Hương Trà khuyến cáo chị em phụ nữ cần chú ý khi có những biểu hiện như sưng hoặc có khối u ở nách. Khối u ác tính thường có đặc điểm là cứng, không đau khi chạm vào. Có khối u ở gần vú hoặc nách là dấu hiệu phổ biến nhất ở những người bị ung thư vú. Để phát hiện sớm các cục u ở vú, chị em nên sờ nắn, kiểm tra vú hàng tháng, sau khi sạch kinh bởi đó là thời điểm vú mềm nhất. Ngoài dấu hiệu khối u, chị em cần chú ý nếu vùng da ở vú dày hơn, bất thường so với bên vú còn lại, vì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.

Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ không sờ thấy khối u như thông thường mà họ thấy ngực to hơn, trễ thấp hơn, có hình dạng khác thường so với bên vú còn lại. Đây cũng là triệu chứng của ung thư vú, thường gặp ở những người có mô vú dày đặc. Có tới 50% phụ nữ có mô vú dày đặc, và điều này khiến cho việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn.

Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, gây ra những thay đổi và cảm nhận ở núm vú. Ở những người mắc bệnh, núm vú thường dẹt hơn, tụt vào trong, tiết dịch hoặc máu. Da xung quanh núm vú có thể có vảy, viêm…

Cùng đó, ngứa ở ngực cũng là một triệu chứng, triệu chứng này chủ yếu liên quan tới ung thư vú viêm và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú viêm thường bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay sần sùi như vỏ cam.

Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp.

Nhiều người lại trải qua các triệu chứng như ngực nóng, hay ửng đỏ [thậm chí có màu tím], sưng đau… thường chỉ nghĩ đơn giản là nhiễm trùng, chẳng hạn nhu viêm vú. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của ung thư vú viêm.

BSCKII Nguyễn Hương Trà cũng cho biết, đau ở bệnh nhân ung thư vú, được mô tả là cơn đau buốt, đến và đi nhanh chóng, giống như một luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải.

Đồng thời, các chị em nên lưu ý để tự phòng tránh căn bệnh này bằng cách tự khám vú tại nhà hoặc đến khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín định kỳ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Mai Trang

Nguyễn Thị Mai Trang

Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng hơn 15.230 phụ nữ mới mắc và hơn 6.100 người tử vong do ung thư vú. Ở nam giới, ung thư vú hiếm khoảng 1% các trường hợp ung thư. Vì vậy việc hiểu rõ các giai đoạn của căn bệnh này là vô cùng cần thiết.

Càng nhiều yếu tố nguy cơ, khả năng mắc ung thư vú càng tăng

Nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu phụ nữ có một trong các yếu tố nguy cơ có nhiều khả năng mắc ung thư vú. Nhưng nhiều người có một hay thậm chí nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú không có nghĩa là chắc chắn mắc phải căn bệnh này. Vì vẫn có một tỷ lệ phụ nữ bị ung thư vú mà không có yếu tố nguy cơ nào.

Dưới đây là các yếu tố có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư vú:

Trong các yếu tố nguy cơ mắc bệnh thì nổi bật là tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú, đặc biệt có từ 2 người mắc trở lên ở lứa tuổi trẻ. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy sự liên quan giữa đột biến gen BRCA1 và BRCA2 với ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số ung thư khác.

Một số yếu tố khác như: Phụ nữ độc thân, không sinh con, không cho con bú, sinh con đầu lòng muộn, có kinh lần đầu sớm, mãn kinh muộn. Với phụ nữ thừa cân béo phì, chế độ ăn giàu chất béo, sử dụng rượu cũng góp phần tăng nguy cơ bị bệnh. Viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh vú lành tính…là một trong các yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tuổi cũng là yếu tố nguy cơ, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người rất trẻ.

Các giai đoạn ung thư vú

Triệu chứng cảnh báo ung thư vú

Ung thư vú là một trong những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với chị em phụ nữ nhưng không giống các loại ung thư khác vì có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Theo thống kê, có khoảng 80% bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh ở những giai đoạn sớm.

Ở giai đoạn sớm được gọi là bệnh ung thư không xâm lấn hay còn gọi là bệnh ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ. Khi đó các tế bào ung thư vú mới chỉ xuất hiện trong các ống dẫn sữa.

Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư vú thường không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh nhân có thể cảm nhận được các biểu hiện như: Vú bị sưng, thay đổi hình dạng;  kích ứng da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay; có sự xuất hiện khối u cứng ở vú; quầng vú hoặc núm vú có sự thay đổi màu sắc hay các thay đổi khác; vú có dịch, bị thụt vào trong hoặc có cảm giác đau.

Ung thư vú được chia làm 4 giai đoạn:

Các giai đoạn của ung thư vú.

Giai đoạn đầu của ung thư vú: Ung thư vú ở giai đoạn đầu các tế bào ung thư vú không xâm lấn được bác sĩ phát hiện ra trong các ống dẫn sữa. Thời điểm là ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ.

1. Giai đoạn 1: Giai đoạn này ung thư vú có kích thước nhỏ từ 2cm và các hạch bạch huyết chưa bị ảnh hưởng. Nhưng không phát hiện được thì khối u tiến triển sẽ xuất hiện khối u ở vú và khối u tại các hạch bạch huyết ở nách.

2. Giai đoạn 2: Giai đoạn này ung thư vú tiến triển các khối u có kích thước lớn hơn và có thể chưa lây lan sang các hạch bạch huyết hoặc sang các hạch nách. Giai đoạn đầu khối u xuất hiện chưa đến 4 hạch bạch huyết chưa lan tới bộ phận khác. Ở cuối giai đoạn 2 hay còn gọi là 2B khối u tiến triển có kích thước to hơn và sẽ tìm thấy các cụm tế bào ung thư trong hạch bạch huyết, ở nách hoặc gần xương ức.

3. Giai đoạn 3: Nếu phát hiện bệnh ung thư vú ở giai đoạn 3, thì các khối u trong cơ thể đã lan rộng có thể từ 4 – 9 hạch bạch huyết ở nách hoặc phù các hạch bạch huyết bên trong vú.

4. Giai đoạn 4: Giai đoạn này được xem là giai đoạn cuối của bệnh ung thư. Khi đó, các tế bào ung thư đã lan rộng và di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh. Thông thường khi mắc ung thư vú sẽ di căn đến xương, não, phổi và gan.

Tiên lượng ung thư vú và tầm soát như thế nào?

Theo các nghiên cứu, các yếu tố tiên lượng quan trọng của ung thư vú phụ thuộc vào kích thước, số lượng hạch di căn, tuổi, thể trạng người bệnh... Hiện nay, theo thống kê tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư vú ngày càng được cải thiện. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng. 

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, phụ nữ bắt đầu từ độ tuổi 40 cần chụp nhũ ảnh hằng năm và duy trì liên tục khi sức khỏe vẫn còn tốt. Thăm khám vú 3 năm một lần ở phụ nữ có độ tuổi 20 và 30 và mỗi năm một lần ở phụ nữ có độ tuổi 40 hoặc lớn hơn. Phụ nữ nên biết cách nhìn và cách sờ nắn vú bình thường như thế nào, và thông báo ngay với bác sĩ về bất kỳ sự thay đổi nào của vú. Phụ nữ bắt đầu ở độ tuổi 20 cần biết cách tự khám vú.

Đối với một vài phụ nữ có nguy cơ như tiền sử gia đình có người ung thư vú, cần tầm soát sớm hơn và nên được tầm soát thêm bằng MRI ngoài việc chụp nhũ ảnh.

Tự khám vú tại nhà để phát hiện sớm bất thường ở tuyến vú

Video bạn có thể quan tâm:

Những nguyên nhân dẫn tới suy nhược thần kinh


BVK - Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu cảnh báo, khi thấy các triệu chứng dưới đây, chị em cần lưu ý!

Dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư vú

1. Sưng hoặc có khối u ở nách

Khối u ác tính thường có đặc điểm là cứng, không đau khi chạm vào.

Có khối u ở gần vú hoặc nách là dấu hiệu phổ biến nhất ở những người bị ung thư vú. Khối u ác tính thường có đặc điểm là cứng, không đau khi chạm vào. Để phát hiện sớm các cục u ở vú, chị em nên sờ nắn, kiểm tra vú hàng tháng, sau khi sạch kinh bởi đó là thời điểm vú mềm nhất. Ngoài dấu hiệu khối u, chị em cần chú ý nếu vùng da ở vú dày hơn, bất thường so với bên vú còn lại, vì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.

2. Những thay đổi về hình dạng vú, kích thước

Nhiều phụ nữ không sờ thấy khối u như thông thường mà họ thấy ngực to hơn, trễ thấp hơn, có hình dạng khác thường so với bên vú còn lại. Đây cũng là triệu chứng của ung thư vú, thường gặp ở những người có mô vú dày đặc. Có tới 50% phụ nữ có mô vú dày đặc, và điều này khiến cho việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn.

3. Sự thay đổi ở núm vú

Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, gây ra những thay đổi và cảm nhận ở núm vú. Ở những người mắc bệnh, núm vú thường dẹt hơn, tụt vào trong, tiết dịch hoặc máu. Da xung quanh núm vú có thể có vảy, viêm…

4. Ngứa ở ngực

Triệu chứng này chủ yếu liên quan tới ung thư vú viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú viêm thường bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay sần sùi như vỏ cam.

5. Đau ở vai, lưng trên hoặc cổ

Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp.

6. Vú bị đỏ và sưng

Nhiều người trải qua các triệu chứng như ngực nóng, hay ửng đỏ [thậm chí có màu tím], sưng đau… thường chỉ nghĩ đơn giản là nhiễm trùng, chẳng hạn nhu viêm vú. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của ung thư vú viêm.

7. Đau ở ngực hoặc vú

Đau ở bệnh nhân ung thư vú, được mô tả là cơn đau buốt, đến và đi nhanh chóng, giống như một luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải.

Trên đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú. Bên cạnh việc thăm khám khi có triệu chứng, các bác sĩ cũng khuyến cáo chị em phụ nữ, đặc biệt là những chị em trên 40 tuổi cần chủ động tầm soát ung thư vú khi chưa có triệu chứng, để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Khi đó, cơ hội chữa khỏi bệnh đạt trên 90%.

Khám sàng lọc ung thư vú định kỳ

Chẩn đoán sớm ung thư vú làm tăng cơ hội điều trị thành công, giảm biến chứng. Ngược lại, phát hiện chậm trễ, lựa chọn điều trị ít, khả năng sống sót thấp hơn, chi phí chăm sóc cao hơn và dễ dẫn tới tàn tật và biến chứng. Cho đến nay, phương pháp sàng lọc ung thư vú có hiệu quả nhất là chụp nhũ ảnh [chụp X-quang tuyến vú]. Với chi phí thấp nhưng có thể phát hiện ra khối u vú từ rất nhỏ, đây là phương pháp sàng lọc chuẩn để phát hiện ung thư vú và được khuyến cáo cho các chị em phụ nữ. Các phương pháp có thể kết hợp như xét nghiệm dấu ấn ung thư CA15-3, siêu âm vú, kết hợp khám vú lâm sàng, sinh thiết.

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, tất cả chị em phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành nên tầm soát ung thư. Việc này càng trở nên cấp thiết hơn với chị em trên 40 tuổi, vì đây là độ tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất.

Ung thư vú tái phát và triệu chứng cảnh báo

Ung thư vú tái phát là khi ung thư quay trở lại sau điều trị ban đầu, nó có thể tái phát bất kỳ thời điểm nào tại chỗ, tại vùng, có thể di căn các tạng: hạch, xương, gan, phổi, não... Khi ung thư tái phát di căn thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. 

Triệu chứng tái phát tại chỗ:

- Khối u cục cứng tại vùng vú đã phẫu thuật. 

- Da trên vú co rút hay phù nề, viêm đỏ. 

- Xuất hiện 1 hay nhiều khối u không đau sờ rắn dưới da. 

- Tiết dịch, rỉ nước hoặc sẹo mổ không liền. 

Khối u di căn:

- Sờ thấy hạch vùng cổ, vùng trên xương đòn, cứng, ít di động.

- Sờ thấy hạch vùng nách cùng bên hay đối bên.

- Đầy bụng, khó tiêu.

- Đau tức bụng, đau đầu, chóng mặt,rối loạn thị giác....

Ung thư vú ngày càng trẻ hóa, thường nguy cơ tái phát, di căn sẽ gặp với những trường hợp: 

- Di căn nhiều hạch.

- Khối u lớn.

- Độ mô học lớn.

- Không xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn hay khi có u lớn, di căn hạch.

Với người bệnh ung thư vú tái phát di căn thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn kịp thời. Tùy vào sức khỏe bệnh nhân, giai đoạn và phương pháp điều trị trước đây, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh điều trị ung thư vú nên tái khám 3 tháng/lần trong 2 năm đầu và 6 tháng/lần trong 03 năm tiếp theo để phát hiện và kịp thời điều trị. 

Khám tầm soát, kiểm tra định kỳ là biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm ung thư vú

CLB Sinh hoạt bệnh nhân ung thư vú thường xuyên tổ chức những chương trình, buổi nói chuyện theo chuyên đề về phòng ngừa, điều trị, chăm sóc người bệnh ung thư vú từ đó giúp người bệnh có thêm kiến thức về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe của mình. 

Video liên quan

Chủ Đề