Đặt stent bao lâu xuất viện

Đặt Stent thành công cho bệnh nhân hẹp động mạch thận

14-03-2019

Vừa qua, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã đặt stent thành công cho bệnh nhân hẹp động mạch thận. Đặt stent [giá đỡ] động mạch thận là thủ thuật, chỉ gây tê tại chỗ, ít gây chảy máu, giảm nguy cơ nhiễm trùng, và thời gian lưu bệnh ngắn thường trung bình 01 đến 02 ngày.

Bệnh nhân là bà T.T.Th. sinh năm 1962, ngụ tại Bình Tân, Vĩnh Long. Bệnh nhân nhập viện vì hồi hộp và được chẩn đoán là Hẹp van hai lá suy tim NYHA II giai đoạn C, có chỉ định phẫu thuật thay/sửa van hai lá bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu. Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị các cận lâm sàng tiền phẫu thì phát hiện hẹp khít động mạch thận phải, nhưng chưa làm giảm chức năng thận, xạ hình thận ghi nhận tưới máu thận phải giảm hơn thận trái. Sau khi hội chẩn, ekip đã quyết định đặt stent động mạch thận cho bệnh nhân, thời gian thủ thuật mất khoảng 40 phút, và bệnh nhân xuất viện ngay ngày hôm sau.

Hẹp động mạch thận là gì?
Thận trong cơ thể có chức năng chính là lọc máu loại thải các chất độc trong máu rồi loại thải qua đường niệu. Cơ chế chính là do máu sẽ đi đến hai động mạch thận hai bên rồi đến các cấu trúc bên trong hai thận sau đó chất độc sẽ được chuyển ra đường tiếp qua đường tiết niệu.
Hẹp động mạch thận là hiện tượng bệnh lý do nhiều nguyên nhân trong đó hơn 90% là mảng xơ vữa gây hẹp động mạch nuôi thận, từ đó giảm tưới máu nuôi đến thận, và hậu quả cuối cùng là suy chức năng hay mất chức năng thận.

Hẹp động mạch thận

Tuy nhiên, khác với những bệnh lý khác, hẹp động mạch thận thường không gây ra triệu chứng cho bệnh nhân. Dấu hiệu mà các bác sĩ hay dùng để phát hiện là bệnh là Tăng huyết áp với các trường hợp tăng huyết áp ở người trẻ tuổi, hoặc những người lớn tuổi nhưng huyết áp cao khó kiểm soát, hoặc tầm soát ở những đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ xơ vữa như tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn mỡ máu Vì khi giảm tưới máu thận, sẽ gây tăng tiết các nội tiết tố đưa đến hiện tượng giữ muối, nước và co mạch ngoại vi từ đó gây tăng huyết áp.
Chẩn đoán bệnh dựa trên các cận lâm sàng trong đó bước đầu là xét nghiệm chức năng thận, siêu âm động mạch thận. Rồi sau đó đến chụp cắt lớp vi tính có cản quang, hay xạ hình thận. Cuối cùng là chụp dưới mạch máu xóa nền [DSA]
Điều trị chính cho những trường hợp hẹp động mạch thận gồm một trong hai cách là can thiệp nội mạch đặt stent [ giá đỡ] cho động mạch thận hẹp; Hoặc là phẫu thuật.

Theo Ths.BS Trần Phước Hòa trưởng khoa Tim Mạch, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long: hẹp động mạch thận là một trong những nguyên nhân chính gây ra cao huyết áp ở người trẻ tuổi. Chính vì thế, khi người trẻ tuổi có dấu hiệu cao huyết áp cần kiểm tra động mạch thận để có thể phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời

Video liên quan

Chủ Đề