Đánh nhau bị xử phạt như thế nào

Đánh nhau là hành vi bạo lực, mang tính xung đột, thường xuyên xảy ra khi có mâu thuận. Một trong những vấn đề liên quan đến đánh nhau được nhiều người quan tâm, là đi xem đánh nhau (không tham gia đánh) có bị xử phạt không?

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực anh ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;

– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực anh ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đánh nhau bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật:
    • 1.1 1.1. Đánh nhau là gì? Tác hại của hành vi đánh nhau:
    • 1.2 1.2. Chế tài xử lý hành vi đánh nhau theo quy định của pháp luật: 
  • 2 2. Đi xem đánh nhau (không tham gia đánh) có bị xử phạt không?

1. Đánh nhau bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật:

1.1. Đánh nhau là gì? Tác hại của hành vi đánh nhau:

Đánh nhau là hành động dẫn tới xung đột của ít nhất hai đối tượng , hoặc nhiều đối tượng với nhau. Thực tế, trong đời sống xã hội, việc đánh nhau diễn ra khá thường xuyên và phổ biến. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cá nhân bị đánh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia.

– Đánh nhau mang đến những mặt tiêu cực sau đây:

+ Thứ nhất, đối với các cá nhân thực hiện hành vi đánh nhau: Đánh nhau xuất phát từ những mâu thuẫn chủ quan của các cá nhân với nhau. Việc không kiềm chế được cảm xúc, dẫn đến bạo lực khiến cá nhân tham gia bị người khác nhìn nhận với hình tượng xấu. Bởi thực tế, không có bất kỳ đối tượng nào cổ súy cho hành vi đánh nhau cả. Cùng với đó, đánh nhau khiến các chủ thể tham gia bị tổn thương, không chỉ về mặt thể chất mà cả về mặt tinh thần. Như đã phân tích, đánh nhau xuất phát từ những mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân. Hành vi bạo lực được xem là phương thức để các cá nhân giải tỏa áp lực, sự kìm hãm nặng nề trong cảm xúc. Tuy nhiên, sự giải tỏa tiêu cực này không giải quyết được vấn đề, mà chỉ khiến nó trở nên căng thẳng và nặng nề hơn. Các đối tượng càng thêm mâu thuẫn, căm ghét nhau, mâu thuẫn vẫn chưa thể được xóa bỏ. Đánh nhau chắc chắn sẽ dẫn đến thương tích. Người tham gia sẽ bị thương. Trong nhiều trường hợp, đánh nhau có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bởi khi thực hiện hành vi này, các chủ thể tham gia đã không thể kiềm chế, làm chủ được nhận thức và hành động của mình.

+ Thứ hai, đối với người liên quan và xã hội: Việc đánh nhau khiến đôi bên xảy ra thương tích. Trong nhiều trường hợp, các bên phải bồi thường thiệt hại cho nhau. Điều này ảnh hưởng đến gia đình của các chủ thể tham gia. Họ sẽ chịu tổn thương về mặt tâm lý nếu con, em (người thân) của họ bị thương; phải thay người thân của mình bồi thường thiệt hại trong trường hợp đối tượng còn lại bị thương tích nặng. Cùng với đó, nếu chủ thể bị đánh là trụ cột chính của gia đình, thì hành vi đánh nhau này khiến người nhà người bị hại mất đi người tạo lập kinh tế, từ đó rơi vào tình cảnh khó khăn. Với xã hội, hành vi đánh nhau gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến mĩ quan tự nhiên và hình ảnh con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Đánh nhau mang đến rất nhiều tác hại, không chỉ đối với các chủ thể tham gia, mà cả các đối tượng liên quan và cộng đồng xã hội. Do đó, Nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật để xử lý và điều chỉnh hành vi vi phạm này.

1.2. Chế tài xử lý hành vi đánh nhau theo quy định của pháp luật: 

– Pháp luật đã đưa ra rất nhiều các quy định liên quan đến hành vi đánh nhau giữa các chủ thể tham gia. 

Hành vi đánh nhau; đánh người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; theo Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo,xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.

……

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ………”.

– Trong nhiều trường hợp, nếu việc đánh nhau gây ra thương tích, thì chủ thể thực hiện hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.  Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, tùy vào tỷ lệ thương tích của người bị hại, thì người thực hiện hành vi phạm tội hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh của mình. Cụ thể, nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%, nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều 134, thì sẽ bị khởi tố tội cố ý gây thương tích

Theo đó, người có hành vi đánh nhau có thể chịu các hình phạt: cải tạo không giam giữ, phạt tù; mức phạt tù cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

– Ngoài ra, hành vi đánh nhau có thể bị xử lý về tội gây rối trật tự công cộng. Tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 với các hình phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cải tạo không giam giữ; phạt tù cao nhất từ 02 năm đến 07 năm khi có tổ chức; dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;…

Trên đây là các mức phạt xử lý mà đối tượng tham gia đánh nhau có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Việc pháp luật đưa ra những quy định chặt chẽ về vấn đề này giúp ngăn ngừa những hành vi đánh nhau xảy ra trong xã hội. Nó mang tính xử lý những hành vi vi phạm, răn đe những thành phần có ý định thực hiện hành vi vi phạm. điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền sống của mỗi cá nhân, ổn định trật tự xã hội. Từ đó, thể hiện quyền lực tối cao của pháp luật trong việc quản lý Nhà nước cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

2. Đi xem đánh nhau (không tham gia đánh) có bị xử phạt không?

– Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định rất rõ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Tại Điều luật này, đã đưa ra các mức phạt cụ thể với từng hành vi vi phạm. Theo đó, những hành vi dưới đây được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng: 

+ Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

+ Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

+ Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.

Như vậy, đánh nhau được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng. Chủ thể tham gia đánh nhau phải có những hành động nhất định ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân khác cũng như trật tự công cộng thì mới được xem là đánh nhau.

Việc đi xem đánh nhau mà không tham gia được xem là các chủ thể này chứng kiến hành vi đánh nhau xảy ra, nhưng không có bất kỳ hành động, hay lời nói xúc tác vào mâu thuẫn đó. Khi đó, người đi xem đánh nhau sẽ không thể bị quy về tội gây rối trật tự hay những tội phạm liên quan có thể xảy ra. 

Tình huống: Anh Nguyễn Văn A là nhân viên phòng nhân sự của công ty TNHH Long Minh. Anh A là nhân viên chăm chỉ, năng động nên rất được mọi người yêu quý và Sếp coi trọng. Thấy anh A liên tục thăng tiến trong công việc, anh Trần Văn B đem lòng đố kỵ, ghen ghét, thường xuyên nói xấu anh A với các đồng nghiệp khác. Đỉnh điểm, trong một lần đi ăn liên hoan với công ty, anh B đã có lời lẽ vu khống, xuyên tạc những thông tin không đúng sự thật về anh A: Ngoại tình, hối lộ cho giám đốc, ăn cắp ý tưởng của nhân viên khác,…Anh A đã nghe dược những lời lẽ đó. Quá bức xúc, anh A đã chất vấn anh B, cả hai xảy ra cãi cọ. Anh B đã đấm anh A một cái. Quá tức giận, không kiềm chế được cảm xúc, anh A nhào qua đánh lại anh B. Hai bên xảy ra xô xát. Mọi người trong phòng nhân sự đứng ra bảo vệ anh A, cùng đánh anh B. Anh C, cũng là nhân viên của phòng đó, chỉ đứng xem mà không tham gia vào cuộc mâu thuẫn này. Công an vào cuộc. Do có camera chứng minh anh C chỉ đứng xem mà không tham gia đánh nhau, nên anh C không bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

Đánh nhau gây thương tích bị phạt như thế nào?

Theo quy định trên, hành vi cố ý gây thương tích khiến người bị hại bị tổn thương cơ thể trên 61 % thì có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm theo quy định tại Khoản 3, Điều 134 nêu trên. Đối chiếu với quy định về phân loại tội phạm thì đây có thể coi là tội phạm rất nghiêm trọng.

Đánh nhau cơ tổ chức phạt bao nhiêu năm tù?

- Có tổ chức; - tính chất côn đồ… Mức phạt cơ bản của Tội cố ý gây thương tích là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đánh nhau là vi phạm gì?

Theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau gây rối trật tự công cộng, tùy tình tiết vụ việc sẽ áp dụng các mức phạt như sau: - Phạt từ 1 triệu - 2 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng (điểm b khoản 2 Điều 7);

Đánh nhau gây ra hậu quả gì?

2. Hậu quả của bạo lực học đường? Bạo lực học đường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về cơ thể và tinh thần. Trẻ trải qua những tổn hại về cơ thể như bị chấn thương, đau đớn, tổn hại sức khỏe; những vấn đề về xã hội, cảm xúc và ảnh hưởng đến học tập.