Đánh giá tính chất hóa học của oxi

2022-01-07T05:05:24-05:00 2022-01-07T05:05:24-05:00 https://www.hoahoc24h.com/ly-thuyet/tinh-chat-cua-oxi-35.html https://www.hoahoc24h.com/uploads/hoa-hoc-8/2020_05/hoa-hoc-lop-8-bai-24-tinh-chat-cua-oxi.jpg

Nguyên tố oxi

- Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxi là O

- Công thức hóa học của đơn chất khí oxi là O2

- Nguyên tử khối của oxi là 16. Phân tử khối của oxi là 32

- Oxi là một nguyên tố hóa học phổ biến nhất trên trái đất. Nó chiếm tới 49,4% khối lượng vỏ trái đất SGK-HH8-81 . Ở dạng đơn chất, khí oxi có nhiều trong không khí. Ở dạng hợp chất, oxi tồn tại ở nhiều dạng hợp chất khác nhau như nước, đường, axit, quặng, đất đá . . .

1. Khí oxi không màu

Hàng ngày, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy được trong không gian có những vật thể khác nhau và chúng ta gọi môi trường nhìn được đó là không khí có chứa oxi. Khí oxi cũng là sản phẩm trong quá trình quang hợp của cây xanh do đó chúng ta ngồi dưới những bóng cây cũng không thể nhìn thấy oxi xuất hiện được.

Vậy oxi là một chất khí không màu ở điều kiện bình thường.

Khi chúng ta hít thở trong môi trường hoàn toàn trong lành thì chúng ta cũng nhận thấy rằng oxi là một chất khí không mùi gì cả.

Như vậy oxi không mùi và xét tới một vài yếu tố khác như độ tan trong nước của oxi tương đối kém. Ở 20 độ C bằng thực nghiệm chỉ hòa toan được 31 ml khí oxi trong 1 lít nước nên khi đem so sánh với một số loại khí khác khi hòa tan trong nước thì oxi được kết luận ít tan trong nước.

Ta cũng tỷ khối của oxi so với không khí là 32:29 > 1. Như vậy, oxi nặng hơn không khí và thường sẽ có xu hướng rơi xuống bên dưới. Điều này sẽ được áp dụng trong trường hợp cách thu khí oxi khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Kết luận:

Oxi là một chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

Oxi hóa lỏng ở -183oC và khi hóa lỏng oxi có màu xanh nhạt.

II - Tính chất hóa học của oxi

1. Oxi tác dụng với phi kim.

Trong bảng tuần hoàn hóa học, chúng ta có thể xác định được oxi cũng là một phi kim nên chúng ta cũng có thể gọi oxi tác dụng với phi kim là một trường hợp trong phản ứng của phi kim tác dụng với phi kim.

Khi oxi tác dụng với phi kim, chúng ta sẽ thu được oxit mà thường được gọi là oxit axit. Một trong nhiều trường hợp được quan tâm đó chính là oxi tác dụng với lưu huỳnh với thí nghiệm như sau:

Đưa một muỗng sắt có chứa một lượng nhỏ lưu huỳnh ở dạng bột vào ngọn lửa đèn cồn đang cháy. Sau đó, đưa lưu huỳnh đang cháy vào trong lọ có chứa khí oxi. Sau khi thực hiện các bước trên, chúng ta rút ra được nhận xét như sau:

- Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. 

- Lưu huỳnh cháy trong lọ chứa khí oxi mãnh liệt hơn

- Chất khí sau phản ứng thu được là lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2 và một lượng rất rất nhỏ lưu huỳnh trioxit có công thức hóa học là SO3.

Phương trình phản ứng cháy trong oxi của lưu huỳnh như sau:

S+O2→SO2

S+O2→SO3

Kết luận: Hấu hết các phi kim đều có thể tác dụng được với oxi để tạo thành oxit và oxit đó thuộc nhóm oxit axit.
Một số phương trình hóa học khác biểu diễn phản ứng hóa học của Oxi với phi kim khác
- P + O2 → P2O5
- N2 + O2 → NO2
- C + O2 → CO2
- Cl2 + O2 → 2ClO
Trong những phản ứng trên, có những phản ứng sẽ tạo nhiều sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của phản ứng là gì.

2. Oxi tác dụng với kim loại

Thực hiện một vài thí nghiệm đơn giản như chúng ta lấy đoạn dây sắt nhỏ đưa vào trong lọ chứa khó oxi. Khi đó chúng ta sẽ không quan sát được hiện tượng gì cả. Tuy nhiên, khi chúng ta quấn thêm vào đầu dây sắt một mẩu than gỗ, thực hiện đốt cho than và thanh sắt nóng đỏ sau đó chúng ta lại đưa vào trong lọ chứa khí oxi. Khi này, chúng ta sẽ quan sát được hiện tượng lóe sáng, thanh sắt cháy mạnh. Ngoài ra, sau khi phản ứng kết thúc chúng ta cũng sẽ thu được các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit có công thức hóa học là Fe3O4 và thường được gọi là sắt từ oxit.
Phương trình hóa học:
Fe + O2 → Fe3O4
Ngoài ra, oxi còn có thể phản ứng được với nhiều kim loại khác nhưng trong chương trình hóa học phổ thông các em cần nhớ oxi không phản ứng với 3 kim loại Au, Ag, Pt ở nhiệt độ cao.
Nếu cảm thấy mình khó nhớ các em nhớ câu "Lửa thử vàng" đó chính là Au không phản ứng với Au ở nhiệt độ cao.
Một số phương trình hóa học khác thể hiện oxi tác dụng với kim loại
- Na + O2 → Na2O
- K + O2 → K2O
- Ba + O2 → BaO
- Ca + O2→ CaO
- Mg + O2→ MgO
- Al + O2→ Al2O3
- Zn + O2→ ZnO
- Fe + O2→ Fe3O4 | Trường hợp này đặc biệt. Xem thêm bài viết sắt tác dụng với oxi và lưu ý điều kiện.
- Ni + O2→ NiO
- Sn + O2→ SnO2
- Pb + O2→ PbO
- Cu + O2→ CuO
- Hg + O2→ HgO

3. Oxi tác dụng với hợp chất

Một trong những phản ứng cháy cơ bản của hợp chất đó chính là phản ứng giữa khí metan và khí oxi. Khí metan thường xuất hiện trong khí ao bùn hoặc khí bioga và được con người sử dụng như là một nhiên liệu tạo nhiệt dùng trong đun nấu hàng ngày.
Khi cháy, khí metan sẽ tạo ra khí CO2 và hơi nước như vậy sẽ không có mùi  gì cả.
Phương trình phản ứng: CH4 + O2 = CO2 + H2O
Ngoài ra, oxi có thể phản ứng với nhiều hợp chất khác như:
FeO + O2 → Fe2O3

Kết luận: Oxi là một nguyên tố phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt khi ở nhiệt độ cao oxi phản ứng với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất.