Đánh giá phân hiệu đại học thái nguyên tại lào cai

Thời gian đào tạo: 4 năm

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT.

Mục tiêu đào tạo

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp nói chung cũng như những kiến thức, nghiệp vụ quản trị (biết phát triển các sáng kiến kinh doanh, lên kế hoạch và tổ chức triển khai, kiểm soát hoạt động) trong các loại hình doanh nghiệp du lịch và lữ hành.

Có kỹ năng giao tiếp, nắm các nguyên tắc dịch vụ phục vụ du khách. Nhận dạng các hình thức tổ chức, đối tượng tham gia trong lĩnh vực du lịch để phân khúc thị trường du lịch, tiến đến hiểu nhu cầu và các hình thức cung cấp dịch vụ trong du lịch.

Hiểu rõ các hình thức công nghệ mới được áp dụng trong lĩnh vực du lịch trên cơ sở tìm hiểu tập quán, thông lệ và lịch sử, tiến đến một phương cách hội nhập với cộng đồng kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức

  • Kiến thức về kinh tế trong lĩnh vực du lịch, về quản trị.
  • Kiến thức du lịch, lữ hành, về hướng dẫn tour du lịch.
  • Kiến thức về vận hành & quản trị kinh doanh du lịch & lữ hành.
  • Kiến thức văn hóa & lịch sử và những vấn đề đương đại của Việt Nam và thế giới.
  • Kiến thức quản trị nguồn nhân lực trong du lịch, bảo tồn di sản trong du lịch, tâm lý du khách,…
  • Kiến thức về văn hóa nghệ thuật, kiến trúc, địa lý, phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam.

Về kỹ năng

  • Tổ chức công việc: lên kế hoạch, phân công, bố trí nhân sự ‘đúng người, đúng lúc, đúng thời điểm, đúng khả năng’.
  • Phân tích tình hình: thu thập, lưu trữ và phân tích thông tin để hiểu và nắm bắt tình hình của tổ chức, diễn biến của thị trường nhằm tìm ra các mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng trong phạm vi công việc hoặc chuyên môn của mình phụ trách.
  • Ra quyết định: biết vận dụng kết quả phân tích và đưa ra được các quyết định đạt mức tối ưu để sử dụng và điều phối các nguồn lực nhằm đạt mục tiêu của tổ chức nhằm hạn chế những rủi ro thất thoát cho tổ chức.
  • Kỹ năng giải quyết các tình huống trong công việc, xử lý những xung đột về lợi ích trong công việc và xã hội.
  • Kỹ năng hướng dẫn viên du lịch.
  • Kỹ năng quản lý thời gian.

Cơ hội nghề nghiệp

  • Chuyên viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch.
  • Các doanh nghiệp lữ hành: hướng dẫn viên du lịch nội địa và nước ngoài (inbound và outbound); điều hành và thiết kế tour (thương lượng với các nhà cung cấp, thiết kế sản phẩm thường xuyên của doanh nghiệp và theo yêu cầu của khách hàng); nhân viên đón tiếp và tư vấn bán hàng (tour, vé máy bay); tổ trưởng thị trường.
  • Các doanh nghiệp về giải trí: bảo tàng, các điểm tham quan (hướng dẫn tại điểm); trung tâm giải trí, trung tâm hội chợ triển lãm (điều hành, theo dõi khách hàng, tổ chức sắp xếp các dịch vụ vui chơi giải trí, sự kiện,…).

Thời gian đào tạo: 4 năm

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT.

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư về Quản lý tài nguyên và Môi trường có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt, có năng lực chuyên môn về quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và khả năng kiểm soát chất lượng môi trường trên các lĩnh vực tự nhiên, sản xuất và đời sống.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức

Trang bị cho sinh viên một hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học quản lý tài nguyên môi trường và các kiến thức chuyên sâu về quản lý tài nguyên môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập Quốc tế.

Về kỹ năng

Sinh viên ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường có các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng chuyên môn: như nhận biết, giải quyết vấn đề, phân tích tình huống, tổng hợp,…
  • Kỹ năng cá nhân: như trình bày, tư duy, sáng tạo, làm việc theo nhóm hoặc độc lập, có khả năng thích ứng và nghiên cứu khoa học,…
  • Kỹ năng quản lý: biết tổ chức, quản lý, giao tiếp, đàm phán và có khả năng lãnh đạo,…

Cơ hội nghề nghiệp

Kỹ sư ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường có khả năng công tác tại các viện, các cơ quan quản lý kinh tế và khoa học cấp Trung ương đến các cơ quan quản lý chuyên ngành về tài nguyên: Sở tài nguyên và môi trường cấp tỉnh thành và Phòng tài nguyên – môi trường các cấp trong cả nước.

Thời gian đào tạo: 4 năm

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT.

Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Khoa học cây trồng (KHCT) nhằm đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có năng lực thực hành, tận tụy với nghề nghiệp, có khả năng tiếp tục phát triển trong chuyên môn và ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và kinh tế của đất nước.

Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học XH&NV, có khả năng sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng và khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ thông thường. Được trang bị những kiến thức cơ bản về sinh học, hóa học và sinh hóa giúp hiểu rõ các nguyên lý của các quá trình sinh học liên quan đến cây trồng.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức

  • Các kiến thức về các hiện tượng sinh lý cũng như các hoạt động biến dưỡng ở cấp độ phân tử bên trong tế bào của cây trồng, sự truyền thụ các tính trạng ở sinh vật, đồng thời phân biệt được các dạng cây trồng, hiểu rõ vai trò của việc đa dạng sinh học trong ngành thực vật. Có kiến thức cơ bản về việc sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
  • Kiến thức cần thiết trong việc truy tìm tài liệu, tập hợp ý tưởng cho việc thiết kế một đề tài nghiên cứu và hoàn chỉnh một báo cáo khoa học. Hiểu rỏ mục đích của thí nghiệm và giải quyết một mục tiêu cụ thể từ giả thuyết đã đặt ra.
  • Biết được vai trò của điều kiện môi trường, điều kiện canh tác và nhu cầu dinh dưỡng trong sinh trưởng phát triển của cây trồng qua đó giúp việc bố trí cây trồng được hợp lý.
  • Kiến thức về về giá trị sử dụng, tình hình sản xuất của cây trồng trong và ngoài nước; nắm được đặc tính về thực vật và các yêu cầu điều kiện ngoại cảnh để cây trồng phát triển, tối ưu kỹ thuật trồng và chăm sóc, bố trí thời vụ cho phù hợp.
  • Kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng và bảo quản sau thu hoạch; nhận diện, biện pháp phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại hại cây trồng; biết được bố trí cây trồng trong một hệ thống nông nghiệp, trong một trang trại; kiến thức về điều khiển cây ra hoa cho trái theo mùa để việc sản xuất cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao; kiến thức sản suất cây trồng áp dụng kỹ thuật cao, sản xuất cây trồng theo hướng sạch an toàn cho người tiêu dùng; biết được kỹ thuật phân lập và sản xuất một số loại nấm ăn; kiến thức về nhân và chọn giống cây trồng.

Về kỹ năng

Kỹ năng cứng

  • Lập luận chuyên ngành và giải quyết vấn đề
  • Nhân diện được các tình huống về các vấn đề liên quan dinh dưỡng, năng suất, sâu bệnh, thất thoát sau thu hoạch, năng suất,… của cây trồng, hệ thống cây trồng, đưa ra các kế hoạch xử lý (phân tích định tính, kiểm tra trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm về các giả thuyết).
  • Nhận diện được các giả thuyết giải quyết vấn đề để đơn giản hóa các tình huống phức tạp xảy ra trong nông nghiệp.
  • Có kỹ năng truyền đạt thông tin đến người nghe, để phổ biến các kỹ thuật đến người sản xuất.
  • Thử nghiệm và khám phá tri thức: có kỹ năng phân tích để hình thành nên một giả thuyết nghiên cứu. Lựa chọn cách thu thập số liệu hiệu quả để giải quyết vấn đề. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu khoa học, tổ chức sắp xếp hình thành phép thu số liệu phi thực nghiệm để giải quyết vấn đề.

Kỹ năng mềm

Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản, khai thác và sử dụng Internet.

Làm việc theo nhóm:

  • Hiểu/giải thích các giai đoạn của việc thành lập nhóm và vòng đời của nhóm; tóm tắt nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định vai trò của từng thành viên trong nhóm.
  • Quy định việc làm của các thành viên trong nhóm, lên chương trình làm việc của nhóm. Thực hành làm việc nhóm trên nhiều môn học khác nhau.

Giao tiếp:

  • Trình bày báo cáo và thuyết trình bằng điện tử, sử dụng các hình thức giao tiếp bằng điện tử, giấy,…
  • Thực hành chuẩn bị thuyết trình và phương tiện hỗ trợ với ngôn ngữ, phong cách, thời gian, và cấu trúc phù hợp.

Cơ hội nghề nghiệp

Cán bộ kỹ thuật, quản lý, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực Khoa học cây trồng trong các trường, viện, sở ban ngành, trung tâm, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, công ty,…

Thời gian đào tạo: 4 năm

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT.

Mục tiêu đào tạo

  • Chương trình đạo tạo ngành Chăn nuôi chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y đào tạo kỹ sư Chăn nuôi – Thú y có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có trình độ năng lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực và phát triển kinh tế đất nước; có kiến thức và kỹ năng của hai ngành Chăn nuôi và Thú y;
  • Chương trình đào tạo giúp cho sinh viên hiểu rõ các nguyên lý của quá trình sinh học liên quan đến nuôi dưỡng và bảo vệ vật nuôi; có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; có khả năng tổ chức và công tác trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y; có khả năng tự học, nghiên cứu và nâng cao trình độ; tham gia quản lý sản xuất các lĩnh vực có liên quan; biết ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển chăn nuôi trong và ngoài nước.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức

  • Nắm vững các kiến thức cơ sở về chăn nuôi và thú y như cơ thể, sinh lý, dinh dưỡng, di truyền, vi sinh vật, miễn dịch và bệnh lý vật nuôi.
  • Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học nông nghiệp – Chăn nuôi thú y.
  • Kiến thức về luật chăn nuôi thú y.
  • Nắm vững các kiến thức chuyên ngành về chọn giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình phòng – trị bệnh và quản lý trong sản xuất chăn nuôi.
  • Kiến thức về thực hành kỹ năng chăn nuôi thú y.

Về kỹ năng

Kỹ năng cứng

  • Ứng dụng và thực hành một cách hiệu quả các quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh trên vật nuôi.
  • Quản lý các trang trại chăn nuôi, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi thú y.

Kỹ năng mềm

  • Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn sản xuất chăn nuôi, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy và lập luận; có khả năng tự học, làm việc độc lập hoặc theo nhóm;
  • Có khả năng tham gia hoặc chủ trì thực hiện đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu về chăn nuôi – thú y và các lĩnh vực có liên quan.
  • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
  • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.

Cơ hội nghề nghiệp

  • Các công ty, xí nghiệp nông nghiệp; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y;
  • Các cơ quan nông nghiệp và các ngành có liên quan như Trung tâm giống vật nuôi, Trung tâm khuyến nông, Chi cục thú y,…;
  • Các viện nghiên cứu, trường học;
  • Các công ty tư vấn, chuyển giao công nghệ, thiết kế và xây lắp nông nghiệp,…

  Viết đánh giá

Chi tiết từ học viên

Giới thiệu

Giới thiệu về Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 6189/QÐ-BGDÐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, trụ sở của Phân hiệu tại tổ 13, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (nằm trong khuôn viên Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lào Cai).

Phân hiệu Ðại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai là cơ sở giáo dục Đại học công lập, đào tạo đa ngành, đa cấp, trực thuộc Đại học Thái Nguyên về các hoạt động của Phân hiệu, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai về các hoạt động liên quan đến thẩm quyền quản lý của địa phương, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hoạt động theo quy chế của Ðại học Thái Nguyên.

Giới thiệu về Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai

Sứ mệnh

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao của Đại học Thái Nguyên, đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh khu vực Tây Bắc và cả nước.

Tầm nhìn

Đến năm 2020: Trở thành cơ sở giáo dục có uy tính của Đại học Thái Nguyên tại khu vực Tây Bắc của Việt Nam.

Đội ngũ giảng viên

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai có đội ngũ cán bộ, viên chức tận tâm, tận tụy trong công tác, có trang thiết bị tiên tiến và hiện đại phục vụ cho nghiên cứu và học tập của giảng viên và sinh viên. Phân hiệu luôn quan tâm đến sự phát triển chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ phục vụ thông qua các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài nước. Giảng viên đang chỉ dẫn cho sinh viên

Giảng viên đang chỉ dẫn cho sinh viên

Cơ sở vật chất

  • Phân hiệu Đại học Thái Nguyên được trang bị cơ sở vật chất hiện đại với hệ thống giảng đường, lớp học, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, ký túc xá đạt tiêu chuẩn của trường Đại học chuẩn Quốc gia luôn đáp ứng tốt nhu cầu của người học được Phân hiệu đặt lên hàng đầu.
  • Các công trình dự kiến xây dựng trong năm nay như: ký túc xá sinh viên 200 phòng khép kín, nhà lưới nông nghiệp công nghệ cao, phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, trung tâm dữ liệu và thư viện điện tử, trại nuôi trồng cây giống,phủ sóng wifi miễn phí toàn Phân hiệu, nhà ăn sinh viên,…
  • Lợi thế là sinh viên của Phân hiệu sẽ được truy cập vào một trong những hệ thống thư viện số hiện đại nhất của Việt Nam, Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên thư viện được phép truy cập miễn phí với hàng chục nghìn đầu sách điện tử và sách in làm tài liệu tham khảo và giáo trình học tập.

Toàn cảnh cơ sở vật chất tại trường

Toàn cảnh cơ sở vật chất tại trường

Nguồn: Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai

Địa điểm