Đánh giá chung về công tác dân tộc

//binhphuoc.gov.vn/vi/bdt/tin-tuc-su-kien/cong-tac-dan-toc-dat-nhieu-ket-qua-quan-trong-trong-nam-2021-219.html //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/bdt/2022_01/z3124880045712_667a8de66e6fa7610071d6a4bb8bcf24.jpg

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Thứ sáu - 21/01/2022 21:04 1346

Chiều ngày [20/1], Ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác dân tộc và triển khai kê hoạch nhiệm vụ năm 2022. Dự và chỉ đạo hội nghị có bà Trần Tuyết Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Ma Ly Phước - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy, bà Huỳnh Thị Thùy Trang - Tỉnh ủy viên, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, ông Điểu Điều - Trưởng Ban Dân tộc Hội đồng Nhân dân tỉnh, cùng các ông bà đại diện các sở, ban ngành, đại diện các đơn vị phối hợp với Ban Dân tộc và các ông, bà phòng dân tộc, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh dự và chỉ đạo Hội nghị.

Năm 2021, tình hình đời sống, sản xuất, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS của tỉnh ổn định. Đồng bào DTTS chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành tốt các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, công tác dân tộc luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt; các chính sách đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội luôn được triển khai thực hiện kịp thời đạt được một số kết quả nổi bật như sau: Hoàn chỉnh Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia [MTQG] gia phát triển kinh tế - xã hội [KT-XH] vùng dân tộc thiểu số và miền núi [DTTS&MN]; rà soát xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, II, I thuộc vùng DTTS&MN; rà soát tiêu chí xác định các DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; ban hành các kế hoạch: thực hiện Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS”; Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển KT-XH và đảm bảo ANTT vùng DTTS; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng DTTS; tổng kết, đánh giá thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc, chính sách hỗ trợ 367 người có uy tín, 94 già làng tiêu biểu, 24 sinh viên người DTTS; khen thưởng 37 bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho người DTTS tiêu biểu; triển khai các biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng bán điều non, cầm cố đất, bán đất, vay tiền lãi suất cao ở vùng DTTS; Tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh đề xuất sử dụng thống nhất, hiệu quả ngôn ngữ tiếng S’tiêng trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh; tổng kết chương trình phối hợp giai đoạn 2016 - 2020, ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2021 - 2025; tổ chức 07 đợt thăm, tặng quà nhân dịp lễ, tết truyền thống của đồng bào DTTS; 05 đợt khảo sát, nắm tình hình đời sống KT-XH của đồng bào DTTS.

Quang cảnh đại biểu dự hội nghị

Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các mặt đời sống của người dân, trong đó có người DTTS. Ban Dân tộc đã luôn theo dõi, nắm thông tin tình hình vùng DTTS để tham mưu UBND tỉnh kịp thời, phối hợp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức và thực hiện phòng, chống dịch; chủ động vận động các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào DTTS bị ảnh hưởng Covid-19 vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Đặc biệt, năm 2021 là năm thứ ba liên tiếp lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện chương trình giảm 1.000 hộ nghèo là người DTTS. Tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh giảm được 1.287 hộ/1.000 hộ nghèo DTTS, đạt 129% kế hoạch đề ra. Tổng nguồn lực đã hỗ trợ giảm hộ nghèo DTTS trong năm là 89.219,8 triệu đồng.

Ông Điểu Nen – Phó Trưởng Ban Dân tộc thông qua báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện công tác dân tộc năm 2021 và Kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

Năm 2021, Ban Dân tộc đã triển khai thực hiện hoàn thành tốt 13/13 nhóm nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch UBND tỉnh phê duyệt. Đã tham mưu triển khai thực hiện hoàn thành tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác dân tộc. Tích cực, chủ động trong việc thực hiện những việc khó, việc mới: Đối thoại, tuyên truyền đồng bào dân tộc thiểu số góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương và thực hiện công tác phòng, chống dịch. Vận động các nguồn lực xã hội hội hóa để chăm lo, hỗ trợ đồng bào DTTS trong đại dịch Covid – 19 hơn 1,5 tỷ đồng. Giải pháp tăng tỷ lệ học sinh DTTS thuộc nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp trúng tuyển vào các Trường Dân tộc Nội trú. Hội thảo khoa học đề xuất sử dụng thống nhất, hiệu quả ngôn ngữ tiếng S’tiêng trên sóng Đài PTTH và Báo Bình Phước. Làm rất tốt công tác thông tin tuyên truyền về công tác dân tộc và kết quả thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh. Ban Dân tộc đã phối hợp với UBND cấp huyện thực hiện tốt công tác nắm bắt thông tin tình hình vùng DTTS; đã lồng ghép các hoạt động thăm, chúc Tết Nguyên đán, Lễ, Tết truyền thống của người DTTS, … để tuyên truyền, vận động và nắm bắt thông tin vùng đồng bào DTTS; công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện tốt, thường xuyên, sâu rộng đến tận ấp, sóc, hộ đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức, biện pháp như qua sóng phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, qua các buổi sinh hoạt hội, đoàn thể quần chúng,... đã góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng DTTS, đồng bào chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị được nghe các đơn vị phát biểu tham luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại địa phương của các đơn vị: Bù Đăng, Phú Riềng, Hớn Quản, Lộc Ninh, Công an tỉnh, Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, Sở giáo dục và đào tạo.

Ông Điểu Điều - Trưởng Ban Dân tộc Hội đồng Nhân dân tỉnh, phát biểu ý kiến một số nội dung liên quan đến công tác dân tộc

Phát biểu tham luận của Phòng PA-02 Công an tỉnh

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của Ban Dân tộc, hệ thống cơ quan, cán bộ công chức làm công tác dân tộc và sự phối hợp của các ban, ngành, các địa phương. Kết quả đó đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng và Nhà nước. Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và khắc phục khó khăn, tồn tại để thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác dân tộc trong năm 2022, Phó Chủ tịch UBND Trần Tuyết Minh yêu cầu ngành dân tộc và các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ như sau: Đối với Ban Dân tộc tỉnh: tiếp tục xây dựng đề án sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của Ban Dân tộc Kết luận số 135-KL/TU ngày 07/10/2021 của Tỉnh ủy Bình Phước và chỉ đạo của UBND tỉnh. Đảm bảo sau khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy phải tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đi vào hoạt động ngay, tránh ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ. - Chủ động xây dựng kế hoạch đề ra giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tham mưu triển khai thực hiện công tác dân tộc năm 2021; kết hợp với kế hoạch công tác năm 2022 được UBND tỉnh phê duyệt để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 2022. - Tập trung, phối hợp tham mưu thực hiện hiệu quả các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của ngành dân tộc trong năm 2022, cụ thể: + Đề án triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025: Ngay khi có quyết định giao vốn của TTCP, chủ động phối hợp với Sở KHĐT và các đơn vị liên quan hoàn chỉnh Đề án để báo cáo UBND tỉnh . + Đề án thực hiện Mô hình “Làng Thanh niên DTTS tỉnh Bình Phước”: Trên cơ sở góp ý [lần 2] của các ngành, khẩn trương phối hợp với các đơn vị hoàn chỉnh Mô hình, báo cáo thông qua Ban chủ nhiệm 342. + Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS năm 2022: tỉnh đã thống nhất chủ trương trong quý II/2022 sẽ giao về cho Ban Dân tộc chủ trì, lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS&MN của tỉnh để triển khai thực hiện. Đề nghị Ban Dân tộc tỉnh chủ động phối hợp với Sở LĐ, TB-XH để tiếp cận, nắm bắt để tổ chức triển khai hiệu quả, thiết thực. - Triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp với các đơn vị để để đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS nâng cao ý thức tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo bền vững. Chú trọng tuyên truyền tác hại của việc vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất, bán đất trong vùng DTTS; giảm dần tệ nạn xã hội, phong tục lạc hậu gây tốn kém trong vùng DTTS. - Tham mưu phát huy tốt vai trò của già làng tiêu biểu, người có uy tín trong vùng DTTS thật sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Thực thực hiện tốt việc nắm thông tin để tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh giải quyết kịp thời những vấn đề bất cập trong vùng DTTS; Tổ chức thăm hỏi, động viên người DTTS kịp thời nhân các dịp lễ, tết truyền thống, thiên tai, tai nạn bất ngờ. Đối với UBND các huyện, thị, thành phố: là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác dân tộc và triển khai thực hiện các chính sách dân tộc tại địa phương, có trách nhiệm: - Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2022 của Ban Dân tộc và nhu cầu thực hiện công tác dân tộc của địa phương xây dựng, phê duyệt kế hoạch công tác dân tộc năm 2022 trên địa bàn để triển khai thực hiện. - Phối hợp tốt với Ban Dân tộc và các sở, ngành của tỉnh trong triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc trong năm 2022; Chủ động lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án, chính sách liên quan đến đồng bào DTTS trên địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư; thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất theo đúng quy định. - Thực hiện thăm, hỏi các ngày lễ, tết truyền thống và động viên kịp thời đồng bào DTTS khi gặp thiên tai, hoạn nạn;… Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, nắm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan đến đồng bào DTTS. Đối với các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, nhiệm vụ UBND tỉnh giao tại các Kế hoạch triển khai thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh và các Chương trình phối hợp đã ký kết với Ban Dân tộc để phối hợp triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2022 trên địa bàn tỉnh. Cũng tại Hội nghị, đã có nhiều ý kiến đóng góp, kiến nghị, đề xuất của các ban, ngành, đơn vị địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2022. Đại diện Lãnh đạo một số đơn vị cũng đã trình bày các tham luận nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Dân tộc, như: Kết quả triển khai thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS trên địa bàn huyện Bù Đăng; kết quả thực hiện di dời các chuồng trại, điểm buộc gia súc gây ô nhiễm môi trường trong vùng DTTS huyện Lộc Ninh; kết quả cấp giấy CN.QSD đất thuộc Chương trình 134 liên doanh trồng cao su với Công ty CP ĐTXD Cao su Phú Thịnh; tuyên tuyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS; phát huy vai trò của Già làng, Người có uy tín trong đồng bào DTTS...

Trưởng Ban Dân tộc Lý Trọng Nhân tiếp thu, giải trình ý kiến trao đổi và phát biểu kết luận hội nghị

Tiếp thu ý kiến đóng góp và giải đáp những kiến nghị, đề xuất tại Hội nghị, đồng chí Lý Trọng Nhân - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh ghi nhận, biểu dương những nỗ lực cố gắng của các đơn vị trong năm qua và đề nghị các cơ quan dân tộc địa phương tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết; tích cực chủ động, sáng tạo, đổi mới trong công tác tham mưu, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ năm 2022 đồng thời nêu cao tinh thần phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị tỉnh để nâng cao công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, đóng góp nhiều thành tích hơn nữa, xây dựng Ban Dân tộc vững mạnh và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Chủ Đề