Dân số châu âu 2023

Tình trạng thiếu lao động gây ảnh hưởng ngành dịch vụ tại châu Âu. [Ảnh REUTERS]

Bên cạnh già hóa dân số, tình trạng dân số giảm đã trở thành nỗi lo của châu Âu trong những năm gần đây. Cơ quan Thống kê châu Âu [Eurostat] mới công bố số liệu cho thấy, dân số Liên minh châu Âu [EU] tiếp tục giảm năm thứ hai liên tiếp vào năm 2021, sau khi đại dịch Covid-19 cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người trong khối. Theo đó, dân số của 27 nước thành viên EU đã giảm từ 447 triệu người vào ngày 1/1/2021 xuống còn 446,8 triệu người vào ngày 1/1/2022.

Ðây không phải lần đầu EU ghi nhận dân số giảm. Tình trạng này từng xảy ra vào năm 2011, song đã nhanh chóng được bù đắp bởi người nhập cư. Tuy nhiên, trong các năm 2020 và 2021, số lượng người nhập cư vào EU không thể lấp đầy những khoảng trống này. Eurostat dự báo, tỷ lệ sinh tại EU sẽ tiếp tục thấp hơn tỷ lệ người qua đời trong những năm tới. Vì vậy, sự tăng giảm dân số của khối trong tương lai sẽ phụ thuộc phần lớn vào dòng người nhập cư.

Dân số giảm và già hóa dân số không chỉ đặt ra bài toán khó cho các nhà lãnh đạo châu Âu trong duy trì hệ thống lương hưu, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, mà cả giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động của nền kinh tế. Hiện nhu cầu tuyển dụng lao động tại thị trường việc làm châu Âu vẫn rất cao. Tính đến ngày 1/7, số vị trí cần tuyển cho các doanh nghiệp Hungary là gần 50 nghìn người, cao hơn mức cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, bước vào mùa du lịch cao điểm, ngành dịch vụ Ðức và nhiều nước châu Âu rơi vào tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng, nhất là ngành hàng không. Tại Anh, Giáo sư Donald Houston [Ð.Hiu-xtơn] thuộc Ðại học Portsmouth cảnh báo, tình trạng thiếu lao động tại xứ sở sương mù có thể kéo dài từ ba đến 5 năm nữa. Dữ liệu Văn phòng Thống kê quốc gia [ONS] Anh công bố mới đây cho thấy, số vị trí việc làm còn trống trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5/2022 đã tăng lên mức kỷ lục 1,3 triệu. Con số này đã liên tiếp lập kỷ lục kể từ sáu tháng cuối năm 2021.

Ðể khắc phục tình trạng thiếu nhân lực, chính phủ và doanh nghiệp các nước châu Âu đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp thu hút lao động nước ngoài. Theo ông Zoltan Karacsony [D.Ca-rác-xo-ni], chuyên gia thuộc mạng thông tin việc làm Hungary HR Portal, nhiều công ty Hungary đã lên kế hoạch tăng lương cho nhân viên trong thời gian dự kiến từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023. Trong khi đó, Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz [Ô.Sôn] đang xem xét lại luật nhập cư nhằm cho phép nhiều người nhập cư ở lại Ðức hơn. Ðức hy vọng sẽ cho phép hơn 130 nghìn người đang gặp vướng mắc về pháp lý có cơ hội định cư lâu dài. Các chính trị gia ủng hộ đề xuất nêu trên với hy vọng luật mới sẽ định hình lại nước Ðức như "một quốc gia nhập cư hiện đại".

Bên cạnh việc mở rộng cánh cửa chào đón thêm người lao động nhập cư, giới phân tích cho rằng, các nước châu Âu nên tiếp tục điều chỉnh các chính sách nhằm tạo cơ hội làm việc tốt hơn cho lực lượng dân số già. Do những tiến bộ về chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ trung bình của người dân và xu hướng "già hóa khỏe mạnh" đang ngày càng tăng. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế [OECD] cho rằng, lực lượng dân số già hiện nay thường có khả năng và mong muốn tham gia thị trường lao động lâu hơn.

Giới chuyên gia nhận định, các vấn đề dân số giảm, già hóa dân số là thách thức lớn, song tìm ra lời giải cho bài toán khó này sẽ góp phần giúp nền kinh tế châu Âu phát triển bền vững.

Kể từ năm 1990, Ngày Dân số thế giới là sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 11/7 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến gia tăng dân số trên toàn thế giới.

Mọi người đổ xô đến bãi biển Juhu trên bờ biển Ả Rập trong một ngày thời tiết nóng ẩm ở Mumbai, Ấn Độ, ngày 8/5/2022. [Ảnh: Rafiq Maqbool/AP]

Trong một tuyên bố đưa ra vào dịp này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh con số trên là lời nhắc nhở về trách nhiệm chung trong việc quan tâm đến hành tinh cũng như để suy nghĩ về việc thế giới vẫn còn thiếu các cam kết. Người đứng đầu Liên hợp quốc khẳng định, Ngày Dân số thế giới là dịp tôn vinh sự đa dạng cũng như những tiến bộ đạt được trong y tế, qua đó giúp kéo dài tuổi thọ và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em. 

Thông điệp nhân ngày Dân số thế giới năm nay của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres là hãy tập trung vào từng con người, đảm bảo thế giới của chúng ta có thể hỗ trợ nhu cầu của chúng ta và nhu cầu của các thế hệ tương lai. Người đứng đầu Liên hợp quốc cũng kêu gọi bảo vệ quyền con người và khả năng của tất cả các cá nhân để đưa ra lựa chọn sáng suốt về việc sinh con và thời điểm thực hiện điều này.

Theo báo cáo Triển vọng dân số thế giới năm 2022 của Liên hợp quốc, tốc độ dân số thế giới đã ở mức thấp nhất kể từ năm 1950 và giảm xuống dưới 1% vào năm 2020. Dân số thế giới có thể tăng lên khoảng 8,5 tỷ người vào năm 2030, đạt mốc 9,7 tỷ người vào năm 2050 và đạt đỉnh khoảng 10,4 tỷ người trong những năm 2080. Trong đó, các nước châu Phi cận Sahara dự kiến đóng góp hơn một nửa mức tăng dự kiến cho đến năm 2050.

Báo cáo cho biết, hơn một nửa mức tăng dự kiến đến năm 2050 sẽ tập trung ở 8 quốc gia gồm: Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Philippines và Tanzania.

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề kinh tế, xã hội Lưu Chấn Dân lưu ý, dân số tăng nhanh khiến cho những nỗ lực xóa đói giảm nghèo, chống nghèo đói, suy dinh dưỡng và tăng độ bao phủ của hệ thống y tế, giáo dục trở nên khó khăn hơn. Ở chiều ngược lại, việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là các mục tiêu liên quan đến y tế, giáo dục và bình đẳng giới, lại góp phần giảm mức sinh và làm chậm tốc độ tăng dân số toàn cầu.

Báo cáo Triển vọng dân số thế giới năm 2022 của Liên hợp quốc dự báo, do mức sinh thấp được duy trì và trong một số trường hợp kết hợp với tỷ lệ di cư tăng cao, dân số của 61 quốc gia hoặc khu vực trên thế giới sẽ giảm 1% trở lên trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2050.

Tỷ lệ dân số toàn cầu ở độ tuổi 65 trở lên dự kiến sẽ tăng từ 10% vào năm 2022 lên 16% vào năm 2050.

Từ những lập luận nêu trên, Liên hợp quốc khuyến nghị các quốc gia có cơ cấu dân số già cần điều chỉnh các chương trình cho phù hợp với tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng, thông qua việc cải thiện tính bền vững của hệ thống an sinh xã hội và lương hưu cũng như thiết lập hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân và chăm sóc dài hạn.

Theo dự báo của Liên hợp quốc, tuổi thọ trung bình của dân số thế giới được dự báo là khoảng 77,2 năm vào năm 2050 với tỷ lệ tử vong tiếp tục giảm xuống mức thấp. Điển hình như vào năm 2019, tuổi thọ trung bình của con người là 72,8 tuổi, tăng gần 9 năm kể từ năm 1990.

Tuy nhiên, vào năm 2021, tuổi thọ trung bình của dân số thế giới giảm xuống còn 71 tuổi, với nguyên nhân chính là do tác động của đại dịch COVID-19, trong khi tuổi thọ của người dân ở các nước kém phát triển nhất lại thấp hơn 7 năm so với mức trung bình toàn cầu./.

Chủ Đề