Đại học có phải là con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp

Like và Share bài viết ngay nào!

Đại học là niềm mơ ước của biết bao bạn trẻ, khi cánh cửa đại học mở ra cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện để bạn trẻ học tập, trải nghiệm và thành công hơn. Đối với bạn trẻ khác đại học chính là tất cả cuộc sống, tương lai của mình. Vậy nên họ phải vào đại học bằng mọi giá. Thế nhưng trên thực tế hiện nay,đại học không phải là con đường duy nhất mang lại thành cho các bạn. Nó lại không con đường duy nhất để các bạn trẻ lập thân lập nghiệp. Đại học xét cho cùng chỉ là một trong vô số các lựa chọn mà thôi. Vẫn biết là vậy, nhưng sao áp lực đại học trong mỗi mùa thi cử lại căng thẳng kinh khủng đến như vậy? Không chỉ các sĩ tử lo lắng mất ăn, mất ngủ đến các bậc phụ huynh cũng không khỏi bồn chồn, ngày đêm mong ngóng. Có gia đình không ngần ngại huy động để cho con em mình vào đại học. Điều đáng nói ở đây là đã có nhiều trường hợp đau lòng xảy ra đối với các em vì áp lực quá lớn, một số em không biết cách chia sẻ đãn đến suy nghĩ tiêu cực và hành động dại dột. Tất cả điều đó buộc chúng ta phải nhìn nhận,suy ngẫm lại: Đại học có phải con đường duy nhất?

Đại học có phải là con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp

Những con số thống kê cho thấy nước ta đang mất cân đối giữa lực lượng có trinh độ khoa học tốt nghiệp đại học trở lên và những người thợ có tay nghề cao. Rất nhiều cử nhân, thạc sỹ sau khi ra trường không xin được việc làm buộc phải làm những công việc trái với ngành nghề mà mình đã học. Có người kiên trì hơn nữa thì tiếp tục đăng ký học nghề để có một công việc ổn định. Như vậy, có không ít sinh viên lãng phí mất bao thời gian, công sức của mình và tiền bạc theo đuổi ước mơ đại học rồi lại bắt đầu từ vạch xuất phát. Giá như trước đây họ cân nhắc kỹ hơn, lựa chọn con đường đi phù họp với khả năng, điều kiện của mình, hợp với nhu cầu của xã hội thì có lẽ sự nghiệp của sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Thất nghiệp, thiếu việc làm đang là một vấn đề nan giải của xã hội. Và như vậy, chuyện sinh viên tốt nghiệp đại học, có bằng thac sỹ trong tay vẫn chịu cảnh thất nghiệp, đi làm công nhân cũng là chuyện bình thường, dễ hiểu trong thời kỳ hiện nay.

Đại học có phải con đường duy nhất?

Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong số nguyên nhân cơ bản của thực trang trên là do tình trạng tuyển sinh ồ ạt, dễ dãi làm mất cân đối giữa đaò tạo và sử dụng nguồn lao động trí thức, không cân đối, điều chỉnh được thị trường cung-cầu” lao động. Công tác giao dục, tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp ở các cấp chưa được chú trọng và thực hiện tốt. Phần lớn các nhà trường chỉ tập trung định hướng cho các em vào khoảng thời gian thi tốt nghiệp THPT. Đối với các thí sinh, các em chưa có đầy đủ mọi nguồn thông tin về ngành nghề, trường mình theo đuổi, đôi khi các em chọn theo phong trào. Thế nên mới có chuyện sinh viên sau khi đỗ đại học, vào đại học được một thời gian mới biết mình chọn sai ngành nghề, đến khi tốt nghiệp đại học không kiếm được việc,phải di làm công nhân. Đièu này gây lãng phí thời gian, công sưc của các em, tốn kém tiền bạc cho gia đình, không sử dụng đúng nguồn nhân lực cho xã hội.
Chúng ta phải thống nhất với nhau về quan điểm, cách nghĩ rằng Đại học không phải con đường duy nhất để thành công trong cuộc sống và không nhất thiết cứ phải vào đại học mới có thể trở thành người có ích cho xã hội. Cuộc đời luôn mở rộng cánh cửa cho tất cả những ai có ý chí và nghị lực vươn lên. Đại học cũng là một trong số nhiều con dường để bạn lụa chọn mà thôi. Hãy lựa chọn cho mình con đường đi phù hợp, con đường tạo cho bạn nhiều hứng thú hơn là áp lực. Sau khi tốt nghiệp phổ thong ngoài lựa chọn thi vào đại học, bạn trẻ có thể lựa chọn học nghề, đi lao động trực tiếp, buôn bán kinh doan. Tất cả những lựa chọn đó đều mang lại sự thành công. Điều quan trọng là trong mỗi công việc chúng ta phải dành hết tâm huyết, nỗ lực vì nó khẳng định được mình, không phải dựa dẫm vào cha mẹ hay bất kỳ ai, có như vậy mới bền vững. Xã hội học tập luôn mở ra rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ học lên cao không hạn chế hay phân biệt tuổi tác, cứ có chí đều có thể học tập suốt đời.

Đại học có phải con đường duy nhất?

Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới cũng như ở Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau đã phải bỏ qua thời gian học đại học. Nhưng do sự nỗ lực tự học tập cao, khả năng rèn luyện phi thường họ đã khẳng định được mình, trụ vững trong trong cuộc đời sóng gió và thành đạt. Vậy thì Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn tới thành công?
Với quan niệm trọng chữ, trọng danh và trọng người có học thức của văn hóa Việt Nam nói riêng sẽ là nhân tố thúc đẩy long ham học thành tài, tạo động lực cho xã hội phát triển và tiến bộ. Tuy nhiên mặt trái của nó khi quá coi trọng việc học hành bằng cấp tới mức thái hóa sẽ gây áp lực cho người học, điều này không tốt đến kết quảhọc  tập của từng người.Nhiều em  học sinh, sinh viên đã lo lắng đến mức mắc chưng bện rối loạn tâm lý,sinh ra trầm cảm. Có em không có sự động viên chia sẻ kịp thời đã dân đến hành động dại dột là tự tử để thoát khỏi sự bế tắc về tinh thần, tư tưởng. Hãy lạc quan và hướng về tương lai, cuộc sống luôn rộng mở cho những ai luôn có nghị lực vươn lên, sẵn sang đối mặt với khó khan thử thách của cuộc đời. Đó là điều mà mỗi bạn trẻ cần ghi nhớ. Cuộc sống luôn có nhiều lựa chọn cho mỗi người, hãy nhớ đừng bao giờ được phép tuyệt vọng, không được đánh mất niềm tin, hãy chọn cho mình con đườg đi phù hợp.

Đại học có phải con đường duy nhất?

Thiết nghĩ, mục đích cuối cùng của việc học cũng chỉ đẻ làm người có ích cho xã hội,có công việc ổn định, có nghề nghiệp mưu sinh và có con đường để phát triển. Không chỉ có đại học mới giúp chúng ta thành công mà có rất nhiều con đường khác chúng ta đều có thể theo đuổi và thành công. Ngoài học ở giảng đường các bạn trẻ có thể học ở đời, học ở công trường, học mọi nơi mọi lúc cho đến khi nào nhắm mắt xuôi tay thì cái sự học mới dừng lại. Học để nâng cao tri thức, lao động, sáng tạo, tạo ra nhiều của cải vật chất, giúp xã hội tiến bộ phát triển, đất nước ngày càng giàu mạnh, hùng cường. Đó mới là mục đích cao cả của việc học.

Cánh mạng công nghiệp 4.0 đã và đang có những tác động to lớn, mạnh mẽ đối với nền kinh tế xã hội toàn cầu. Các chuyên gia lao động phân tích, nhận định trong khoảng 10 đến 15 năm tới, cách mạng công nghiệp 4.0 khiến 30% các công việc hiện tại và 40% kỹ năng của lao động không còn phù hợp, buộc phải thay đổi.

Do vậy, đã đến lúc Việt Nam cần tập trung, quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, không thể dựa mãi vào nguồn nhân lực đông, giá rẻ như trước. Muốn như vậy, việc quan trọng hàng đầu đối với nguồn nhân lực và đào tạo nhân lực là trang bị cho người lao động (NLÐ) các kỹ năng cơ bản để thích ứng.

Một nghiên cứu cho thấy, các quốc gia nếu đầu tư vào trang bị kỹ năng cho NLÐ sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng thêm 2% GDP. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, chưa bao giờ, giáo dục nghề nghiệp lại phát triển mạnh mẽ như bây giờ với hơn 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động, việc làm, nhu cầu nhân lực trong và ngoài nước. Kết quả khảo sát năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, tỷ lệ học sinh, sinh viên nghề ra trường có việc làm đạt hơn 80%, với mức thu nhập khá, cho thấy sự bứt phá của giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua.

Cũng theo nhận định của các chuyên gia, trong những năm tới, Việt Nam có thể trở thành một điểm sáng trong bản đồ chuỗi cung ứng trên thế giới và thu hút làn sóng FDI. Ðây là cơ hội tạo ra nhiều việc làm cho lao động kéo theo nhu cầu đào tạo nghề đặc biệt trong những lĩnh vực công nghệ cao. Việt Nam cũng đang ở thời kỳ dân số vàng với gần 100 triệu người, trong đó gần 60 triệu người tham gia lao động, tạo ra nhu cầu tham gia học nghề, lập nghiệp là rất lớn.

Tuy nhiên, việc học nghề chưa được sự quan tâm của phần lớn cha mẹ và chính học sinh đang đứng trước sự lựa chọn cho tương lai cuộc đời bởi, quan niệm học chữ quan trọng hơn học nghề, "trọng thầy hơn thợ" gây trở ngại lớn trong việc thu hút thí sinh dự thi vào cơ sở dạy nghề. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo của một số cơ sở giáo dục còn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, chất lượng đào tạo chưa cao.

Thực tế cho thấy, hằng năm, có tới hàng trăm nghìn thí sinh bước vào cánh cổng đại học, nhưng không phải ai cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học trong tay, ra trường là xin được việc làm phù hợp với nguyện vọng. Trong khi đó, việc sở hữu một nghề trong tay sẽ bảo đảm hơn, thuận lợi hơn trong công cuộc tìm kiếm việc làm. Do vậy, trong xã hội hiện nay, đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Con đường lập thân, lập nghiệp tốt nhất của mỗi người là chọn cho mình một ngành học, một lĩnh vực, một ngành nghề phù hợp, có thể tự tu thân, lập nghiệp vững vàng.

Ðể giáo dục nghề nghiệp thành công, cần có sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống. Trong đó, người học phải nhận thức, xác định rõ mục tiêu, mục đích lựa chọn vào đời bằng con đường nào? Chủ động lĩnh hội và cập nhật kiến thức. Các cơ quan chức năng cần có chính sách hỗ trợ để người học có nhiều cơ hội học tập, làm việc nâng cao thu nhập... Việc nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội cũng chính là tạo ra cơ hội để những người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, hoặc dễ dàng khởi nghiệp bằng việc thành lập cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp.

Ðể thu hút người học, đáp ứng nhu cầu xã hội, các chuyên gia lao động cho rằng, tự thân các trường đào tạo nghề cần phải đổi mới phương pháp tiếp cận trong giáo dục nghề nghiệp bằng việc tăng quy mô và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt. Bên cạnh đó, cần chủ động chuyển đổi mô hình đào tạo truyền thống sang gắn kết doanh nghiệp, coi đây là ngôi trường thứ hai để đào tạo kiến thức, kỹ năng thực hành nghề và tiếp nhận lao động sau khi tốt nghiệp ra trường. Ðặc biệt, phải chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong thời kỳ công nghệ số phát triển nhanh chóng hiện nay.

THANH NGA