Cung tiến bảo là gì

   Từ xưa đến nay trên thị trường xây dựng, chúng ta thường thấy thước Lỗ-Ban xuất hiện bày bán rất nhiều, trên hình thức thước cuộn từ 3 mét trở lên, trước tiên là thước Lỗ-Ban do T.Q sản xuất, chia chiều dọc làm hai phần, phần trên là thước tấc để đo, phần dưới là thước Lỗ-Ban.

   Tất nhiên là ngôn ngữ trên thước cũng toàn là tiếng T.Q, mấy bác thợ nề, thợ mộc cứ thế mà mày mò “khoản đen thì bỏ, khoản đỏ thì dùng”, chứ không hiểu trong thước nói gì ?…Và cách sử dụng cho chính xác ra sao ?…

   Vậy thước lỗ ban là gì? Cây thước được lắp ghép giữa thước Văn Công và thước Đinh Lan. Thước Văn Công thì để phần trên, thước Đinh Lan thì để phần dưới.
Thước Văn Công dùng cho dương trạch, thần vị, và các thước đo công cụ nhà Phật..
Thước Đinh Lan thì dùng cho âm trạch như mồ mả, long mạch, khám thờ, bàn thờ..
Sở dĩ có thước này là chế tác từ thước Lỗ Ban và thước Đinh lan mà ra, Từ thời cồ đại thì lấy thước Lỗ Ban làm chuẩn mực kiến trúc, như đo độ cao, rộng của cửa và phòng ở, thường thì tất cả đều lấy vào chữ “Cát” trên thước.
Thước Lỗ Ban (còn gọi là Thước Văn Công) dài một thước bốn tấc mốt (thước tàu); lấy năm chữ: sinh – lão – bệnh – tử - khổ làm cơ sở, từ đó chia làm 8 cách lành dữ như sau:
Tài: Tiền tài (tốt)
Bệnh: Thương tai, bệnh hoạn, bất lợi (xấu).
Ly: Lục thân ly tán, phân ly (xấu)
Nghĩa: Chính nghĩa , hành thiện (tốt).
Quan: Quan vận (tốt)
Kiếp: Hiếp bách (xấu)
Hại: họa hại (xấu)
Bản: Bản mệnh (tốt)
   Hướng cổng lớn chỉ nên để vào chữ “Tài”. Như vậy khi dùng đo kích thước cổng thì ta chỉ cần dùng 8 chữ trên mà thôi.   Còn Lỗ ban xích, do Lỗ Quốc Công đời Xuân Thu chế tác , là công cụ thông dụng nhất, dài 42,9 phân lấy 8 chữ trên chia nhỏ thành 32 chữ nhỏ, Khi đo các kích thước cửa, bếp, nhà thì phải tuyệt đối coi trọng những chữ này:     ° Cung thứ 1: Tài:
    - Tài Đức : có tiền của và có đức
    - Bảo Khố : kho báu
    - Lục Hợp : sáu điều tốt
    - Nghinh Phúc : đón nhận phúc đến
    ° Cung thứ 2 - Bệnh:
    - Thoái Tài : hao tốn tiền của, làm ăn thua lỗ
    - Công Sự : tranh chấp, bị thưa kiện ra chính quyền
    - Lao Chấp : bị tù ngục
    - Cô Quả : suốt đời ở một mình, lấy vợ không có con, vợ chết sớm, nếu có con thì con ly biệt.
    ° Cung thứ 3 - Ly:
    - Trường Khố: dây dưa nhiều chuyện
    - Kiếp Tài: bị cướp của
    - Quan Quỉ: chuyện xấu với chính quyền
    - Thất Thoát: mất mát
    ° Cung thứ 4 - Nghĩa:
    - Thiêm Đinh : thêm con trai
    - Ích Lợi: có lợi ích
    - Quí Tử: con giỏi, ngoan
    - Đại Cát: rất lành
    ° Cung thứ 5 - Quan:
    - Thuận Khoa: thi cử thuận lợi
    - Hoạnh Tài: tiền của bất ngờ.
    - Tiến Ích: làm ăn phát đạt
    - Phú Quý: giàu có
    ° Cung thứ 6 - Kiếp:
    - Tử Biệt: chia lìa chết chóc
    - Thoái Khẩu: mất người
    - Ly Hương: xa cách quê nhà
    - Tài Thất: mất tiền của
    ° Cung thứ 7 - Hại:
    - Tai Chí: tai hoạ đến
    - Tử Tuyệt: chết mất
    - Bệnh Lâm: mắc bệnh
    - Khẩu Thiệt : mang hoạ vì lời nói
    ° Cung thứ 8 - Bản:
    - Tài Chí: tiền của đến
    - Đăng Khoa: thi đậu
    - Tiến Bảo: được của quý
    - Hưng Vượng:làm ăn thịnh vượng.
    Thước Đinh Lan dài 39 phân, là thước vẽ bên dưới, thước này chuyên để đo mồ mả, bàn thờ, khám thờ tổ tiên. Thước được chia làm 10 phần, gồm:
    “ đinh” : phúc tinhcập đệtài vượngđăng khoa - tốt
    “ hại” : khẩu thiệtbệnh lâmtử tuyệttai chí – xấu
    “ vượng” : thiên đứchỉ sựtiến bảonạp phúc – tốt
    “ khổ” : thất thoátquan quỷkiếp tàivô tự - xấu
    “ nghĩa” : đại cáttài vượngích lợithiên khố - tốt
    “ quan” : phú quýtiến bảohoành tàithuận khoa – tốt
    “ tử” : li hươngtử biệtthối đinhthất tài – xấu
    “ hưng” : đăng khoaquý tửthiêm đinhhưng vượng – tốt
    “ thất” : cô quảlao chấpcông sựthối tài – xấu
    “ tài” : nghênh phúclục hợptiến bảotài đức - tốt

Cung 1 (đỏ, tốt) - Đinh: con trai, chia thành:
    - Phúc Tinh: sao Phúc
    - Cập Đệ: thi đỗ
    - Tài Vượng: được nhiều tiền của
    - Đăng Khoa: (từ đây trở đi, từ nào đã giải thích, các bạn xem lại ở trên)
    ° Cung 2 (đen, xấu) - Hại: chia thành:
    - Khẩu Thiệt: cãi nhau
    - Bệnh Lâm; Bệnh tật
    - Tử Tuyệt: chết non
    - Tai Chí; Tai họa
    ° Cung 3 (đỏ, tốt) - Vượng: thịnh vượng, chia thành
    - Thiên Đức: đức của trời ban
    - Hỉ Sự: gặp chuyện vui
    - Tiến Bảo: có tiền
    - Nạp Phúc: đón nhận phúc
    ° Cung 4 (đen, xấu) - Khổ: khổ đau, đắng cay, chia thành
    - Thất Thoát: mất mát
    - Quan Quỉ: quan kiện
    - Kiếp Tài: xấu
    - Vô Tự : không con nối dõi
    ° Cung 5 (đỏ, tốt) - Nghĩa: chia thành:
    - Đại Cát
    - Tài Vượng: nhiều tiền của
    - Ích Lợi
    - Thiên Khố: kho trời
    ° Cung 6 (đỏ, tốt) - Quan: chia thành:
    - Phú Quý
    - Tiến Bảo
    - Hoạnh Tài
    - Thuận Khoa
    ° Cung 7 (đen, xấu) - Tử: chết chóc, chia thành:
    - Ly Hương
    - Tử Biệt
    - Thoái Đinh : mất con trai
    - Thất Tài : mất tiền của
    ° Cung 8 (đỏ, tốt) - Hưng: hưng thịnh, chia thành:
    - Đăng Khoa
    - Quí Tử
    - Thiêm Đinh
    - Hưng Vượng
    ° Cung 9 (đen, xấu) - Thất: mất mát, chia thành:
    - Cô Quả
    - Lao Chấp
    - Công Sự
    - Thoái Tài
    ° Cung 10 (đỏ, tốt) - Tài: chia thành:
    - Nghinh Phúc
    - Lục Hợp
    - Tiến Bảo
    - Tài Đức

   Như vậy, khi đo việc gì ta phải phân biệt nên dùng thước nào cho hợp lý và đúng, cơ bản thì thước trên dùng cho dương trạch, thước dưới dùng cho âm trạch. Khi đo cổng thì chỉ cần dùng 8 chữ của thước trên mà thôi.

                                                                                         (Nguồn: Sưu tầm)