Cùng em học Tiếng Việt tuần 21 lớp 4

Khoét sáo diều

Ông Cả Nam là một người vốn ưa thú chơi diều và là 1 tay khoét sáo diều nổi tiếng cả vùng. Những chiếc sáo do ông làm ra, tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo còi, sáo chim, sáo đẩu hay sáo cồng.

Sáo chim là loại sáo thường dùng để đeo vào những con chim thi, âm thanh kêu vút và dài. Sáo còi có tiếng to hơn sáo chim, the thé và cũng kéo dài. Sáo cồng thì kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn. Tiếng sáo đẩu có âm thanh ngân vang lưng trời và kêu đều đều, đều đều.

Ông đã chọn những ống tre nhỏ và già để làm mình sáo. Tìm được ống tre, ông phải gọt ngoài, róc trong để làm cho ống tre mảnh hẳn lại. Lại phải đục khoét ở giữa ống tre 1 lỗ thông suốt để luồn cọng sáo, nơi khoét đó cần phải làm kín trong lòng để làm sao giữ gió thì sáo mới kêu. Rồi còn phải dùng sơn để gắn sao cho đều, cho cân và cho kín. Còn miệng sáo thì phải dùng loại gỗ mỏ, thứ gỗ vừa dai, vừa mềm, vừa chịu được mưa nắng, không giãn, không co.

Tất cả những điều tinh vi đó vẫn chưa phải là chỗ chính. Chỗ chính là nơi miệng sáo cần phải khoét làm sao để cho sáo đón gió thành tiếng kêu như mình mình muốn. Miệng sáo còi cần phải khoét làm sao cho thật nhỏ và dày, như vậy lòng sáo mới hút được nhiều gió như vậy nó sẽ rít lên. Còn sáo cồng và sáo đẩu thì miệng cần phải khoét rộng và vòng cung ngăn ngắn. Như thế thì hơi gió mới thi nhau vào, hết đợt nọ đến đợt kia, sẽ tạo ra những tiếng sáo có âm thanh ngân nga dìu dịu.

Trước khi tặng ai 1 chiếc sáo, bao giờ ông cũng phải đứng lên, cầm sáo quay một vòng để cho nó kêu, vẻ mặt hân hoan như được 1 vật gì quý lắm.

[Theo Toan Ánh]

a. Âm thanh của những chiếc sáo mà ông Cả Nam làm ra có những điểm gì đặc điểm?

Hướng dẫn giải:

- Âm thanh của những chiếc sáo do ông Cả Nam làm ra có tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo còi, sáo cồng, sáo chim hay sáo đẩu.

b. Nối đúng mỗi loại sáo ghi ở cột A với các đặc điểm tương ứng ghi ở cột B.

Hướng dẫn giải:

Sáo chim – Tiếng kêu vút và dài, để đeo vào thân những con chim thi.

Sáo còi – Tiếng to hơn so với tiếng sáo chim, the thé và cũng kéo dài.

Sáo cồng – Kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn.

Sáo đẩu – Tiếng ngân vang cả lưng trời và kêu đều đều như cung nữ đang cất tiếng ca.

c. Xếp thứ tự từ 1 đến 5 những việc dưới đây theo quy trình làm sáo của ông cả Nam.

Hướng dẫn giải:

- Lựa chọn ống tre.

- Gọt ngoài, róc trong

- Khoét lỗ để luồn cọng sáo.

- Sử dụng sơn để gắn kín cho cán sáo.

- Sử dụng loại gỗ mỏ làm miệng sáo.

d. Em có cảm nhận và suy nghĩ gì về nghệ nhân làm sáo Cả Nam?

Hướng dẫn giải:

Ông Cả Nam là một nghệ nhân làm sáo có tài và tâm huyết với nghề. Thông qua mỗi một cây sáo và các quy trình làm sáo diều đều thấy được sự khéo léo, lành nghề và sự đam mê mà ông đã gửi trọn vào mỗi một chiếc sáo diều.

Bài 2 [trang 13 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

[1] Hoàng hôn đang dần dần buông xuống, ánh mặt trời cũng dần dần tắt. [2] Cái nắng cuối ngày đã phủ lên mặt đất một bức màn màu vàng ấm áp. [3]Từng cơn gió khẽ luồn qua những tán cây như trêu đùa lũ chim chóc. [4] Thỉnh thoảng gió lại thổi lên mạnh hơn khiến cho lúa trên đồng nghiêng ngả, tạo thành những sóng lúa trông thật là đẹp.

a] Tô màu vào số đứng trước câu có dạng Ai thế nào?

b] Gạch chân dưới chủ ngữ của các câu đó.

Hướng dẫn giải:

[2] Cái nắng cuối ngày đã phủ lên mặt đất một bức màn màu vàng ấm áp.

[4] Thỉnh thoảng gió lại thổi mạnh hơn lên khiến cho lúa trên đồng nghiêng ngả, tạo thành những sóng lúa trông thật là đẹp.

Bài 3 [trang 13 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Kể 2 – 3 câu về một người mà em thích trong đó có dùng mẫu câu Ai thế nào?

Hướng dẫn giải:

Hùng là một bạn thân học cùng lớp với em. Hùng rất chăm chỉ và thông minh. Cậu ấy thường hay giúp đỡ các bạn học kém trong lớp nên tất cả cả mọi người ai cũng quý mến bạn ấy.

Bài 4 [trang 14 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Cho những tính từ sau: vui vẻ, nhanh nhẹn, dịu dàng, ríu rít, ầm ĩ. Hãy viết năm câu theo mẫu Ai thế nào?. Mỗi câu có dùng một trong các tính từ trên.

Hướng dẫn giải:

- Chị gái em vừa dễ thương lại vừa dịu dàng.

- Buổi tiệc sinh nhật lần thứ chín của em được tổ chức rất vui vẻ.

- Chú chim sâu nhanh nhẹn bắt được con sâu trong kẽ lá.

- Bầy chim ríu rít trên những cành cây.

- Lớp học ấy bỗng trở nên ầm ĩ khi cô giáo vừa ra ngoài.

Bài 5 [trang 14 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Cho đoạn văn dưới đây:

Vào cuối xuân, từ các thân cành cao su khẳng khiu ấy lại có những mầm non đâm chồi nảy lộc. Những chiếc lá xanh non, tươi mới và mượt mà thầm thì với gió, đùa giỡn với trăng, đón ánh nắng mặt trời. Càng bất ngờ hơn nữa, không biết từ đâu và từ khi nào đàn cò trắng bay về đây, những cánh cò bay trắng xóa cả bầu trời. Chúng chao liệng và quấn quýt bên đàn bò đang thong dong gặm cỏ.

a] Tìm và gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn cho trên.

b] Viết tiếp bộ phận vị ngữ vào chỗ trống để tạo thành câu kể Ai thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Cành cao su khẳng khiu.

- Nhìn xa xa, những cánh cò trắng xóa đang bay lượn.

- Trên bầu trời, cánh cò chao liệng dập dờn.

Bài 6 [trang 14 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Hãy lập dàn ý miêu tả 1 loài cây mà em yêu thích.

Hướng dẫn giải:

a. Mở bài: Giới thiệu

Trong sân trường em có rất nhiều loài cây nhưng cây bàng là cây em thích nhất.

b. Thân bài:

- Tả bao quát:

+ Hình dáng: tán rộng sừng sững ngay giữa sân trường giống như 1 chiếc ô khổng lồ.

+ Chiều cao: chừng 5,6 mét và có nhiều tầng, mỗi một tầng cách nhau 1-2m.

- Tả các bộ phận và đặc điểm nổi bật [hoặc tả cây ở các thời kì phát triển]

+ Thân cây: sần sùi, to bằng hai vòng tay người lớn ôm mới xuể

+ Gốc bàng: lớn

+ Rễ cây: Trồi lên, bò lan xung quanh giống như những con trăn khổng lồ.

+ Sự thay đổi của quả và lá gắn liền với sự chuyển giao các mùa trong năm

c. Kết bài: Cảm nhận về cây được tả

Cây bàng đã chứng kiến biết bao kỉ niệm của tuổi thơ hồn nhiên và trong sáng. Chúng em xem cây bàng như một người bạn lớn gần gũi và vô cùng thân thiết.

Vui học [trang 15 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]:

Biết trước

2 cậu bé nói chuyện với nhau:

- Chị tớ biết đề thi trước 30 phút mà vẫn thi … rớt.

- Thế còn khá! Chị tớ biết trước đề thi cả 2 tháng mà vẫn ra chầu rìa.

- Thế chị cậu thi gì?

- Thi … hoa hậu.

[Sưu tầm]

* Em hãy kể câu chuyện trên cho người thân và bạn bè cùng nghe.

* Trao đổi với người thân và bạn bè về chi tiết gây cười trong câu chuyện.

Hướng dẫn giải:

Chi tiết gây cười trong câu chuyện trên là ở chỗ thời gian biết trước đề của 2 cô chị. Cô thứ nhất đã biết đề thi trước 30 phút nhưng vẫn không đủ thời gian để ôn tập lại nên thi rớt. Nhưng cô chị của bạn còn lại biết trước tận 2 tháng vì sao vẫn thi trượt? Nguyên nhân là bởi vì thi cô ấy thi hoa hậu. Cuộc thi hoa hậu rất khác so với các kì thi khác, nội dung thi cũng không giống như thi các môn kiến thức văn hóa. Việc 2 cậu bé đặt 2 cuộc thi có tính chất khác nhau vào thế so sánh đã khiến người đọc phát hiện ra sự mẫu thuẫn mà phải bật cười.

Bài trước: Tuần 20 trang 8, 9 , 10, 11 [trang 10 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2] Bài tiếp: Tuần 22 trang 16, 17, 18 [trang 17 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Vui học

Câu 5

Cho đoạn văn sau:

            Vào cuối xuân, từ những thân cành cao su khẳng khiu ấy lại đâm chồi nảy lộc. Những chiếc lá xanh non, tươi mát, mượt mà thầm thì với gió, đùa giỡn với trăng, đón ánh mặt trời. Càng bất ngờ hơn, không biết từ đâu và từ lúc nào đàn cò trắng bay về, những cánh cò bay trắng xóa. Chúng chao liệng và quấn quýt bên đàn bò đang thong dong gặm cỏ.

a/ Tìm và gạch dưới bộ phận chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn trên.

b/ Viết tiếp bộ phận vị ngữ vào chỗ trống để có câu kể Ai thế nào?

- Cành cao su …….

- Nhìn từ xa, những cánh cò …….

- Trên bầu trời, cò …….

Phương pháp giải:

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai [cái gì, con gì]?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Lời giải chi tiết:

a] Tìm và gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn:

            Vào cuối xuân, từ những thân cành cao su khẳng khiu ấy lại đâm chồi nảy lộc. Những chiếc lá xanh non, tươi mát, mượt mà thầm thì với gió, đùa giỡn với trăng, đón ánh mặt trời. Càng bất ngờ hơn, không biết từ đâu và từ lúc nào đàn cò trắng bay về, những cánh cò bay trắng xóa. Chúng chao liệng và quấn quýt bên đàn bò đang thong dong gặm cỏ.

b] - Cành cao su khẳng khiu

- Nhìn từ xa, những cánh cò trắng xóa.

- Trên bầu trời, cò chao liệng và quấn quýt bên đàn bò đang thong dong gặm cỏ

Câu 6

Hãy lập dàn ý miêu tả một loài cây mà em yêu thích

a/ Giới thiệu

b/ Tả bao quát:

- Tả các bộ phận, đặc điểm tiêu biểu [hoặc tả cây ở từng thời kì phát triển].

c/ Cảm nhận về cây được tả.

Phương pháp giải:

- Con lựa chọn cây mà mình định miêu tả.

- Quan sát đối tượng để tìm ra những chi tiết tiêu biểu nhất.

- Sắp xếp các chi tiết đó theo một thứ tự hợp lí tạo thành dàn bài.

Lời giải chi tiết:

a. Mở bài: Giới thiệu

Trước sân trường em, cây bàng toả bóng rợp mát trong sân là hình ảnh ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng em.

b. Thân bài:

- Tả bao quát:

+ Hình dáng: tán rộng đừng sừng sững giữa sân trường

+ Chiều cao: chừng 5, 6 mét

- Tả các bộ phận, đặc điểm tiêu biểu [hoặc tả cây ở từng thời kì phát triển]

+ Thân cây: sần sùi, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể

+ Gốc bàng: lớn

+ Rễ cây: Trồi lên, bò lan xung quanh

+ Sự thay đổi của lá và quả gắn liền với sự chuyển giao các mùa trong năm

c. Kết bài: Cảm nhận về cây được tả

Cây bàng gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của con người

Vui học

Biết trước

 

Hai cậu bé nói chuyện với nhau:

- Chị tớ biết trước đề thi 30 phút mà vẫn thi … rớt.

- Thế còn khá! Chị tớ biết trước đề thi hai tháng mà vẫn ra chầu rìa.

- Thế chị cậu thi gì?

- Thi … hoa hậu.

[Sưu tầm]

*Em hãy kể câu chuyện trên cho bạn bè, người thân cùng nghe.

* Trao đổi với bạn bè, người thân về chi tiết gây cười trong câu chuyện.

Phương pháp giải:

Con đọc thật kĩ để nắm được các chi tiết có trong câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

- Kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe:

Nè cậu đã bao giờ biết trước đề mà vẫn thi rớt chưa? Tớ vừa đọc một câu chuyện cười về chuyện biết trước để mà vẫn thi rớt, để tớ kể lại cho cậu nghe nhé!

            Hai cậu bé nói chuyện với nhau:

- Chị tớ biết trước đề thi 30 phút mà vẫn thi rớt.

Cậu bé thứ hai trút ra một tiếng thở dài rồi nói:

- Thế còn khá đó, chị tớ biết trước đề thi hai tháng mà vẫn chầu rìa đó.

Cậu thứ nhất vô cùng ngạc nhiên hỏi lại:

- Thế chị cậu thi gì?

- Thi… hoa hậu.

Câu chuyện thi rớt của hai bà chị mà hai cậu bé kể lại rất thú vị đúng không?

- Trao đổi với bạn bè người thân về chi tiết gây cười trong câu chuyện:

Chi tiết gây cười trong câu chuyện là ở chỗ thời gian biết trước đề của hai cô chị. Cô thứ nhất biết trước khi thi 30 phút thì có thể là do thời gian đó quá ngắn không đủ để ôn tập lại nên thi rớt. Nhưng cô thứ hai biết trước tận 2 tháng vì sao vẫn thi trượt? Nguyên nhân là bởi thi hoa hậu rất khác so với các kì thi khác, mọi người đều biết có các vòng thi trình diễn áo tắm, thi trang phục dạ hội, trang phục dân tộc,… nhưng biểu hiện mỗi người trên sân khấu mỗi khác sẽ đem đến những kết quả khác nhau.Việc hai cậu bé đặt hai cuộc thi có tính chất khác nhau vào thế so sánh khiến người đọc phát hiện ra sự mẫu thuẫn mà phải bật cười.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề