Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 trang 20, 21

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 1, 2 hướng dẫn các em học sinh Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 19, 20, 21 Tiết 1 Tuần 5 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tập 1, giúp các em luyện tập, chuẩn bị tốt cho các kỳ thi đạt kết quả cao. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

>> Tuần trước đó:

  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 4 - Tiết 1
  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 4 - Tiết 2

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 1, 2

  • Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 1 - Câu 1
  • Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 1 - Câu 2
  • Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 1 - Câu 3
  • Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 1 - Câu 4
  • Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 2 - Câu 5
  • Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 2 - Câu 6
  • Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 2 - Câu 7

Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 1 - Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng hát buổi sớm mai

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.

Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.

Gió ngạc nhiên:

- Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:

- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.

Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:

- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.

[Theo Truyện nước ngoài]

a] Hoa hỏi gió điều gì?

b] Gió trả lời hoa như thế nào?

c] Vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau?

d] Câu chuyện cho chúng ta bài học gì trong cuộc sống?

Lời giải chi tiết:

a. Hoa hỏi gió xem có thích bài hát của mình không.

b. Gió trả lời hoa: Đó chính là bài hát của gió. Gió làm những cánh hoa đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên khiến hoa tưởng rằng mình hát.

c. Hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau vì mỗi loài lại có tiếng hát của riêng mình.

d. Câu chuyện cho em bài học: Trong cuộc sống, biết lắng nghe sẽ giúp chúng ta sẽ hiểu nhau nhiều hơn.

Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 1 - Câu 2

Điền vào chỗ trống l hay n?

- ……..ong ……..anh

- ……..ông ……..ổi

- ……..ung ……..inh

- ……..ũng ……..ịu

- ……..ung ……..ấu

- ……..ặn ……..ội

Lời giải chi tiết:

- long lanh - lung linh

- nung nấu - nông nổi

- nũng nịu - lặn lội

Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 1 - Câu 3

Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây và điền vào bảng:

a] Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo,

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.

b] Thế rồi cơn bão qua

Bầu trời xanh trở lại

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà.

[Đặng Hiền]

c] Xa xa, từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bồ li ti đen ngòm lên da trời.

Sự vật so sánh 1

Từ so sánh

Sự vật so sánh 2

a

……..

……..

……..

b

……..

……..

……..

c

……..

……..

……..

Lời giải chi tiết:

Sự vật so sánh 1

Từ so sánh

Sự vật so sánh 2

a

- mẹ

- cô giáo

- là

- như

- cô giáo

- mẹ hiền

b

mẹ

như

nắng mới

c

chim

như

đàn kiến

Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 1 - Câu 4

Điền từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ có dùng phép so sánh:

a] Hót như ……..

b] Chậm như ……..

c] Tốt gỗ hơn ……..

Lời giải chi tiết:

a. Hót như khướu.

b. Chậm như sên [rùa].

c. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 2 - Câu 5

Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? Bôi đậm dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Là gì? hoặc Là ai? trong mỗi câu sau:

a] Ông bà là những người em yêu quý nhất.

b] Cô Hoa là cô giáo chủ nhiệm của em.

c] Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước.

Lời giải chi tiết:

a] Ông bànhững người em yêu quý nhất.

b] Cô Hoacô giáo chủ nhiệm của em.

c] Thế hệ trẻchủ nhân tương lai của đất nước.

Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 2 - Câu 6

Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì? để nói về những người trong gia đình em:

M: Ông tôi là người có công với Cách mạng.

Lời giải chi tiết:

- Bố em là bộ đội biên phòng.

- Mẹ em là người phụ nữ dịu hiền.

- Anh trai em là học sinh lớp 5.

Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 2 - Câu 7

Viết đoạn văn [5 – 7 câu] kể lại nội dung cuộc họp của tổ em.

Gợi ý:

- Cuộc họp bàn về vấn đề gì?

- Nêu diễn biến cuộc họp [người điều khiển; những người tham gia]

- Nêu kết luận của cuộc họp.

Lời giải chi tiết:

Trong buổi họp tổ vừa qua, tổ 2 chúng em đã cùng nhau bàn bạc việc chuẩn bị một tiết mục văn nghệ cho buổi dã ngoại của lớp. Năm thành viên trong tổ lắng nghe Phương Anh - bạn trưởng nhóm phát biểu : “nhóm chúng mình sẽ diễn một vở kịch hài hước, dí dỏm, mang đến niềm vui cho cô và cả lớp”. Đồng ý với sáng kiến đó, chúng em cùng đưa ra kết luận như sau: Nhóm 2 sẽ diễn lại câu chuyện “Ba chú heo con”: bạn Long, Minh, Tuấn là ba chú heo, bạn Lan vai heo mẹ, Phương Anh là chó sói, bạn Hùng lần lượt đóng vai bác nông dân, bác tiều phu và bác thợ xây. Buổi họp nhóm diễn ra rất sôi nổi và vui vẻ, ai cũng đưa ra những sáng kiến hay. Em hy vọng vở kịch sẽ diễn ra thành công.

Vui học

Đố vui

Ông già Noel vào nhà của các em nhỏ bằng đường nào?

Cùng bạn, người thân tìm hiểu về con đường mà ông già Noel vào nhà các em nhỏ trong đêm Giáng sinh.

Lời giải chi tiết:

Ông già Noel vào nhà các em nhỏ trong đêm Giáng sinh bằng đường ống khói.

>> Bài tiếp theo: Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 2

.............

Bên cạnh môn Tiếng Việt 3, VnDoc còn có Giải bài tập Cùng em học Toán lớp 3 Tuần 5 - Tiết 1 hướng dẫn chi tiết các em học sinh giải toàn bộ các bài tập tuần 5 lớp 3 giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng giải Toán, luyện tập các dạng bài tập chuẩn bị tốt cho các kỳ thi và học đồng đều hai môn chính Toán, Văn.

Xem thêm:

Tuần 6

  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 6 - Tiết 1
  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 6 - Tiết 2

Tuần 7

  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 - Tiết 1
  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 - Tiết 2

Tuần 8

  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 8 - Tiết 1
  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 8 - Tiết 2

Tuần 9

  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 - Tiết 1
  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 - Tiết 2

Trên đây là bài Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - Tiết 1. Ngoài ra, các em học sinh lớp 3 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3 hay đề thi học kì 2 lớp 3 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt hơn môn Toán 3 và Tiếng Việt 3.

Đề bài

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau:

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm

  Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.

[Nguyễn Duy]

Gạch dưới những từ ngữ trong đoạn thơ cho thấy tre được nhân hóa. Nêu hình ảnh em cảm nhận được về cây tre trong khổ thơ.

Câu 2. Sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu dưới đây cho sinh động, gợi cảm.

a] Về mùa đông, cây bàng khẳng khiu, trụi lá.

b] Hè đến, cây phượng già trước sân trường nở hoa đỏ rực.

Câu 3. Kể lại một buổi chiều diễn văn nghệ mà em đã được xem.

Gợi ý:

– Đó là buổi biểu diễn xiếc, ca nhạc, kịch hay bộ môn nghệ thuật nào?

– Buổi biểu diễn gồm có các tiết mục gì?

– Em thích tiết mục nào nhất? Vì sao?

Vui học

Đoán sai

Tí: Vì sao cậu không rửa mặt? Đến sáng nay cậu ăn gì tớ có thể nhận ra!

Tèo: Cậu đoán thử xem nào?

Tí: Trứng gà!

Tèo: Cậu đoán sai rồi. Tớ ăn trứng gà từ sáng hôm qua!

Tí: Trời ơi là trời!!!

[Sưu tầm]

*Kể cho bạn bè, người thân nghe câu chuyện trên.

* Hãy giải thích vì sao câu trả lời của bạn Tèo lại gây cười.

Lời giải chi tiết

Câu 1. 

– Gạch dưới những từ ngữ trong bài thơ cho thấy tre được nhân hóa :

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

[Nguyễn Duy]

– Hình ảnh em cảm nhận được về cây tre trong đoạn trên là : Hình ảnh tre được ví như con người, có bàn tay và chan chứa tình cảm yêu thương. Tre gắn bó khăng khít và đùm bọc nhau vượt qua những giông bão, khó khăn trong cuộc đời.

Câu 2. Sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu dưới đây cho sinh động, gợi cảm.

a. Về mùa đông, cây bàng khẳng khiu, trụi lá.

– Đông đến, cây bàng trút đi lớp áo vàng, dang những cánh tay khẳng khiu đón gió.

b. Hè đến, cây phượng già trước sân trường nở hoa đỏ rực.

Mùa hè tới, cây phượng trước sân tựa như một nàng tiên khoác lên mình chiếc áo hoa đỏ rực.

Câu 3. Kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ mà em được xem.

       Nhân dịp Tết Thiếu nhi, bố mẹ cho em đi xem xiếc thú tại rạp. Buổi biểu diễn đó có rất nhiều tiết mục hay như: chú khỉ khôn lanh, tinh nghịch biết đạp xe. Những chú voi con vừa đá bóng, vừa huơ vòi lên chào khán giả. Nhưng em thích nhất là tiết mục chó biết làm toán. Chú chó trắng có bộ lông xù cực kì thông minh và lanh lợi đã trả lời đúng các bài toán bằng cách cất tiếng  “gâu … gâu”. Tiết mục ấy đã khiến tất cả khán giả nhí phải trầm trồ, thán phục và không ngớt lời khen ngợi. Buổi biểu diễn ngày hôm đó thật hay và thú vị mà em không thể nào quên.

Vui học

– Câu trả lời của bạn Tèo gây cười vì : thức ăn dính trên mặt bạn ấy không phải từ sáng nay mà từ ngày hôm qua. Vậy là bạn ấy đã hai ngày rồi mà vẫn chưa rửa mặt.

Video liên quan

Chủ Đề