Công văn số 812 tcđbvn-qlpt&nl ngày 01 2 2023 năm 2024

Tổng cục Đường bộ đã ra văn bản số 812/TCĐBVN-QLPT&NL yêu cầu Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe xiết chặt về quản lí việc đào tạo, sát hạch và cấp đổi Giấy phép Lái xe [GPLX].

Đây là những bước thay đổi đầu tiên trong việc hạn chế tai nạn giao thông theo chỉ đạo của Chỉ thị số 24/CT-TTg và Thông báo số 25/TB-VPCP về việc triển khai các biện pháp cấp bách nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong thời gian tới.

Cụ thể, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các trung tâm sát hạch GPLX đảm bảo các học viên không được mang điện thoại di, các thiết bị viễn thông vào phòng sát hạch lí thuyết và trên xe sát hạch lái xe trong sa hình.

Trường hợp học viên cố tình sử dụng các thiết bị này thì các trung tâm phải lập biên bản huỷ bỏ kết quả sát hạch và không cho phép học viên tham dự sát hạch trong thời gian 5 năm theo quy định.

Đối việc thi lí thuyết lấy GPLX hạng A1 [cho xe môtô từ 50cm3 đến dưới 175cm3] quy định mới đòi hỏi các trung tâm phải thường xuyên đảo đề thi trắc nghiệm lí thuyết trên giấy sát hạch để tránh trường hợp “học vẹt”.

Các học viên không trúng tuyển được phép đăng kí với cùng một cơ quan quản lí sát hạch GPLX trong thời gian tối thiểu là 01 tháng [kể từ ngày không trúng tuyển], để đảm bảo thời gian ôn luyện lại cho học viên.

Để ngăn ngừa tình trạng thí sinh không biết chữ tham gia sát hạch lái xe, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các học viên phải khai đầy đủ thông tin, kí/ghi rõ họ tên trong đơn đề nghị học/sát hạch lái xe cũng như trong các biên bản sát hạch lí thuyết, thực hành. Cơ sở đào tạo nào để xảy ra trường hợp này sẽ bị xử lí theo quy định.

Đặc biệt, các trung tâm sát hạch có sân thi GPLX hạng FC phải khẩn trương cố định cọc chuẩn và vỉa hè trong sa hình ở các bài thi ghép xe và tiến qua đường vòng vèo, phải lắp camera giám sát quá trình sát hạch và phải lưu dữ liệu tại trung tâm trong thời gian tối thiểu là 01 năm.

Ngoài ra, để phối hợp tốt với các cơ quan quản lí khác, như Cảnh sát giao thông, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các cơ quan cấp dưới phải thống kê và báo cáo đầy đủ thông tin về đơn vị đào tạo, sát hạch cũng như quá trình sử dụng GPLX, thâm niên của lái xe… để có thông tin tra cứu trong các trường hợp gây tai nạn nghiệm trọng.

Trước tình hình ngày càng có nhiều người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như Việt Kiều về sinh sống tại quê nhà, văn bản này của Tổng cục Đường bộ cũng nhấn mạnh việc siết chặt quản lí việc cấp đổi GPLX để ngăn chặn việc sử dụng GPLX không hợp lệ ở nước ngoài để đổi sang GPLX Việt Nam.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - bà Phan Thị Thu Hiền cho biết, sau những chỉ đạo siết chặt công tác đào tạo và sát hạch GPLX, thời gian tới đây cơ quan này cũng sẽ đưa ra thêm các yêu cầu mới đối với theo dõi sức khoẻ định kì của lái xe.

Thời gian qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã nhận được ý kiến góp ý của các Sở Giao thông vận tải về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 23 tháng 8 nằm 2018 về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong vận tải đường bộ, Thông báo số 25/TB-VPCP ngày 19 tháng 01 năm 2019 về triển khai giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong thời gian tới, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Sở Giao thông vận tải và Xây dựng Lào Cai, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay một số nội dung sau:

1. Về công tác đào tạo, sát hạch lái xe

1.1. Chỉ đạo, yêu cầu các cơ sở đào tạo lái xe thực hiện các công việc:

  1. Tổ chức tuyển sinh học lái xe đảm bảo các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và địa điểm đã đăng ký trong giấy phép đào tạo; thường xuyên kiểm tra, theo dõi xử lý hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các trường hợp mạo danh cơ sở đào tạo để tuyển sinh và quảng cáo sai quy định;
  1. Tổ chức ký, thanh lý hợp đồng đào tạo với người học; tổ chức đào tạo lý thuyết, thực hành lái xe theo đúng nội dung, chương trình và thời gian đào tạo; tổ chức kiểm tra hết môn, kiểm tra cấp chứng chỉ và lưu trữ hồ sơ đào tạo theo đúng quy định;
  1. Yêu cầu học viên tự khai đầy đủ thông tin, ký và ghi rõ họ, tên trong tờ đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe để phát hiện học viên không biết chữ tham gia học và sát hạch lái xe.

1.2. Chỉ đạo các trung tâm sát hạch lái xe thực hiện các công việc:

  1. Bố trí tủ đựng đồ cá nhân cho học viên trong quá trình sát hạch lý thuyết và sát hạch lái xe trong hình; tổ chức theo dõi, có biện pháp ngăn chặn các đối tượng sử dụng điện thoại di động, thiết bị thu phát tín hiệu và các ứng dụng công nghệ để chỉ dẫn người dự sát hạch làm sai lệch kết quả;
  1. Thường xuyên kiểm tra hệ thống âm thanh, hệ thống camera giám sát trong phòng sát hạch lý thuyết, hệ thống màn hình trong phòng chờ sát hạch lý thuyết, phòng chờ sát hạch lái xe trong hình và trên đường để công khai quá trình, kết quả sát hạch và lưu trữ theo quy định; trường hợp có kế hoạch bổ sung, nâng cấp trang thiết bị, cần nghiên cứu quy định mới trong Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao thông vận tải để đầu tư phù hợp;
  1. Tổ chức lưu trữ dữ liệu giám sát phòng sát hạch lý thuyết, kết quả sát hạch lý thuyết, trong hình và trên đường theo quy định;
  1. Cố định các cọc chuẩn và vỉa hè hình của bài sát hạch ghép xe dọc vào nơi đỗ hạng FC trên mặt sân sát hạch, đảm bảo không được dịch chuyển trong quá trình sát hạch;

đ] Lắp đặt Camera giám sát quá trình sát hạch lái xe trong hình các hạng F và lưu trữ dữ liệu tại Trung tâm sát hạch trong thời gian tối thiểu 01 năm;

1.3. Chỉ đạo Cơ quan quản lý sát hạch, Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch thực hiện các công việc:

  1. Tổ chức giám sát các kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ của cơ sở đào tạo; tăng cường kiểm tra đột xuất công tác đào tạo, sát hạch lái xe để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm [nếu có] theo quy định;
  1. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra dữ liệu giám sát phòng sát hạch lý thuyết để kịp thời phát hiện, xử lý sát hạch viên thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao;
  1. Thường xuyên đảo đề thi lý thuyết trắc nghiệm trên giấy khi sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1;
  1. Kiểm tra chặt chẽ điều kiện và hồ sơ dự sát hạch, không để học viên mang điện thoại và các thiết bị thu phát vào trong phòng sát hạch lý thuyết và trên xe sát hạch lái xe trong hình; trường hợp học viên cố tình sử dụng điện thoại và các thiết bị thu phát thì lập biên bản hủy bỏ kết quả sát hạch và xử lý theo quy định;

đ] Yêu cầu học viên tự khai đầy đủ thông tin, ký và ghi rõ họ, tên trong các biên bản sát hạch lý thuyết, thực hành trong hình và trên đường, để phát hiện học viên không biết chữ tham gia sát hạch lái xe; trường hợp phát hiện xử lý cơ sở đào tạo theo quy định;

  1. Người dự sát hạch lái xe hạng A1, A2, A3 và A4 không được công nhận trúng tuyển, tối thiểu sau 02 tuần kể từ ngày sát hạch không đạt; được đăng ký với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe để sát hạch lại;
  1. Người dự sát hạch lái xe ô tô không được công nhận trúng tuyển, tối thiểu sau 01 tháng kể từ ngày sát hạch không đạt; được đăng ký với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe để sát hạch lại.

2. Về công tác cấp, đổi và quản lý giấy phép lái xe

  1. Chỉ đạo bộ phận tiếp nhận và xử lý hồ sơ đổi giấy phép lái xe thực hiện tra cứu cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe để kịp thời phát hiện các trường hợp giấy phép lái xe bị tước quyền sử dụng nhưng giả khai báo mất để xin cấp lại hoặc các trường hợp sử dụng giấy phép lái xe không hợp lệ, giấy phép lái xe đã khai báo mất để đổi giấy phép lái xe;
  1. Phối hợp thống kê, báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin dữ liệu về người lái xe gây tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng như: Cơ sở đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, thâm niên....
  1. Yêu cầu thực hiện xác minh giấy phép lái xe nước ngoài, quân đội, công an có nghi vấn trước khi đổi giấy phép lái xe và lưu lại hồ sơ đổi giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
  1. Chỉ đạo bộ phận cấp đổi giấy phép lái xe kiểm tra, xác minh việc học tập, công tác ở nước ngoài của người Việt Nam để kịp thời ngăn chặn các trường hợp sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài không hợp lệ đổi giấy phép lái xe như:

- Kiểm tra tính phù hợp giữa thời gian cấp giấy phép lái xe ở nước ngoài với thời gian cấp thị thực xuất nhập cảnh trên hộ chiếu tại quốc gia cấp giấy phép lái xe;

- Kiểm tra tính phù hợp giữa thời gian học lái xe của nước ngoài với thời gian lưu trú ở nước ngoài để học lái xe;

- Kiểm tra việc học lái xe ở nước ngoài bằng cách đề nghị người đổi giấy phép lái xe viết và đọc [có ghi âm] tối thiểu 15 câu hỏi trong bộ câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ hiện hành bằng ngôn ngữ dùng để học hoặc sát hạch cấp giấy phép lái xe nước ngoài để xác minh; trường hợp người đổi giấy phép lái xe không thực hiện được, cơ quan cấp, đổi giấy phép lái xe có văn bản" đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh.

Quản lý chặt chẽ công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nên đề nghị Sở Giao thông vận tải và Xây dựng Lào Cai, các Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch triển khai thực hiện.

Chủ Đề