Công trình xây dựng không phải là nhà ở la gì

Nhà em muốn xây dưng nhà kính để nuôi trồng nấm với diện tích 160m2 trên đất trồng cây lâu năm. Em phải xin cấp phép xây dựng mới đôí với công trình xây dựng không theo tuyến hay xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ? Và có cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không? Gia đình kinh doanh sản xuất với quy mô nhỏ có cần làm dự án hay không? vậy Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư em phải xin ở đâu? Thủ tục thế nào?

Nhà em muốn xây dưng nhà kính để nuôi trồng nấm với diện tích 160m2 trên đất trồng cây lâu năm. nhưng theo như luật xây dựng 50/2014/QH13 thì phải xin giấy phép xây dựng. Như vậy, em phải xin cấp phép xây dựng mới đôí với công trình xây dựng không theo tuyến hay xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ? Và có cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không? Theo luật xây dựng 50/2014/QH13 thì đề xin cấp phép xây dựng không theo tuyến  thì phải có :A] Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;b] Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;  c] Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;d] Bản vẽ thiết kế xây dựng; đ] Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. Gia đình kinh doanh sản xuất với quy mô nhỏ có cần làm dự án hay không? vậy Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư em phải xin ở đâu? Thủ tục thế nào?Chân thành cám ơn Luật Minh Gia – chúc Luật Minh Gia ngày càng phát triển. 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CPcủa Chính phủ

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 11 như sau:

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

a] Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

b] Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;

c] Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;

Như vậy, trong trường hợp này gia đình bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai để thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất trồng cây hằng năm. Sau đó, nếu bạn muốn xây dựng nhà kính phục vụ cho mục đích trồng trọt thì tiếp tục hoàn tất thủ tục đăng ký biến động sang đất loại đất nông nghiệp khác để thực hiện.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Lê Ngọc Linh - Công ty Luật Minh Gia.

Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai là cơ quan tham mưu về việc cấp phép xây dựng cho UBND huyện Chư Sê. Trong quá trình nghiên cứu về Luật Xây dựng để tham mưu cấp phép xây dựng, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Chư Sê gặp một số vướng mắc cần được trả lời, cụ thể như sau:

Theo Khoản 29, Điều 3, Luật Xây dựng 2014: “Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ Điều 52, Luật Xây dựng, có thể hiểu có 3 loại công trình đó là: Công trình phải lập dự án đầu tư, công trình chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và loại còn lại là nhà ở riêng lẻ.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Chư Sê hỏi, các công trình như nhà kho, hồ cá, tiểu cảnh, hàng rào, sân bê tông, nhà vệ sinh độc lập… thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình [trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đất ở] có phải là nhà ở riêng lẻ không? Nếu không thì phân vào loại công trình gì, và nếu các công trình trên không phải là nhà ở riêng lẻ thì khi đầu tư xây dựng có phải lập dự án hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật?

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 29, Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Các công trình như nhà kho, hồ cá, tiểu cảnh, hàng rào, sân bê tông, nhà vệ sinh độc lập,... thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình [trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đất ở] là các hạng mục gắn liền với công trình nhà ở riêng lẻ.

Do vậy, khi chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục nêu trên thì không phải lập dự án hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 4, Điều 52 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

Chinhphu.vn


Trả lời: Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau: a] Trường hợp tạo lập công trình xây dựng thông qua đầu tư xây dựng mới theo quy định của pháp luật thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng công trình; b] Trường hợp tạo lập công trình xây dựng bằng một trong các hình thức mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật; c] Trường hợp không có một trong những giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này thì phải được cơ quan quản lý về xây dựng cấp tỉnh xác nhận công trình xây dựng tồn tại trước khi có quy hoạch xây dựng mà nay vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; d] Trường hợp công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì phần diện tích công trình không phù hợp với giấy tờ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng kiểm tra, xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu công trình theo quy định trên thì phải có văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công trình dân dụng là gì? Nó có phân loại và phân cấp như thế nào? là câu hỏi mà nhiều bạn gửi đến Kiến Trúc Hùng Gia Phát nhờ giải đáp. Nếu bạn cũng đang thắc mắc tương tự thì theo dõi ngay bài viết sau nhé.
 

Trong quá trình làm hồ sơ thầu, hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho cong ty, hay hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cá nhân, rất nhiều bạn đã băn khoăn không biết công trình dân dụng là gì? chúng được phân chia ra sao hay phân cấp cụ thể như thế nào? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Công trình dân dụng là gì?

Công trình dân dụng là công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở khác nhau và công trình công cộng, theo Thông tư 12/2012/TT-BXD giải thích.

Để hiểu rõ hơn về công trình dân dụng là gì? nếu bạn vẫn còn chưa rõ thì tham khảo ngay phân loại của công trình dân dụng như sau:
 

+ Nhà ở gồm nhà riêng lẻ [biệt thự, nhà liền kề, nhà ở nông thôn truyền thống] và chung cư [cao tầng, nhiều tầng, thấp tầng, hỗn hợp, mini]

+ Công trình cộng đồng gồm công trình giáo dục, khách sạn, văn phòng, công trình văn hóa, công trình y tế, thương mại, nhà khác, tháp thu phát sóng phát thanh, nhà phục vụ thông tin liên lạc, bến xe, nhà ga, phát sóng truyền hình, công trình thể thao các loại...

Phân cấp công trình dân dụng cụ thể nhất

Ngoài khái niệm công trình dân dụng là gì? thì việc phân cấp công trình cũng được rất nhiều người quan tâm. Dựa vào quy định về phân cấp công trình dân dụng, chúng được chia thành các cấp sau:


+ Công trình dân dụng cấp I: là công trình có tổng diện tích sàn từ 10000m2 < 15000m2 [hay tức từ 10000m2 đến dưới 15000m2] hoặc có chiều cao từ 20-29 tầng.

+ Công trình dân dụng cấp II: là công trình có tổng diện tích sàn từ 5000m2 < 10000m2 [từ 5000m2 đến dưới 10000m2] hay có chiều cao từ 9-19 tầng.

+ Công trình dân dụng cấp III: là công trình có tổng diện tích sàn từ 1000m2 < 5000m2 [từ 1000m2 đến dưới 5000m2] hoặc có chiều cao từ 4-8 tầng.

+ Công trình dân dụng cấp IV: là công trình có tổng diện tích sàn dưới 1000m2 hay có chiều cao dưới 3 tầng.

+ Công trình dân dụng cấp đặc biệt: là công trình có tổng diện tích sàn lớn trên 15000m2, hoặc có chiều cao lớn hơn hay bằng 30 tầng.

Một số yêu cầu cần nắm khi phân cấp công trình dân dụng

Theo Thông tư 12/2012/TT-BXDQCVN 03:2012/BXD112 quy định về một số yêu cầu khi phân cấp các công trình dân dụng như sau:

Yêu cầu phân cấp nhà ở

Khi phân cấp nhà ở phải tính đến mức độ nguy hiểm cho an toàn và tính mạng con người cùng khả năng tháo chạy khi có sự cố.
 

Nhóm nhà ở được xếp vào nguy hiểm cháy theo công năng có ký hiệu là F. Như vậy nhà chung cư được xếp vào nhóm F1.3 và nhà ở thuốc nhóm F1.4.
 

Đối với nhà ở riêng lẻ, cấp công trình từ 3 tầng trở lên không được dưới cấp III, tức niên hạn sử dụng từ 20-50 năm, độ chịu lửa cấp III.

Đối với chung cư cao đến 25 tầng phải được xây dựng với niên hạn sử dụng từ 50-100 năm, có độ chịu lửa cấp II.
 

Các chung cư trên 25 tầng, phải được xây dựng không nhỏ hơn cấp I, và có giới hạn chịu lửa như sau:
 

+ Bộ phận chịu lực R180, tường ngoài không chịu lực E60

+ Sàn giữa các tầng REI 90, tường buồng thang trong nhà REI 180

+ Bản thang và chiếu thang là R90.

>>> Tham khảo thêm: Khái toán là gì? Đặc Điểm, Cách Tính Chuẩn Trong Xây Dựng

Yêu cầu phân cấp nhà và công trình công cộng

Đối với các công trình như bản tàng, tòa nhà lưu trữ, di tích lịch sử phải tính đến mức độ an toàn của các tài sản quý hiếm được lưu trữ bên trong.
 

Các công trình nhà và công trình cộng đồng có quy định phải đạt từ cấp 1 trở lên, tức có niên hạn trên 100 năm và mức độ chịu lửa cấp I, cụ thể như:
 

+ Nhà và các công trình có tầm quốc gia, quốc tế, công trình đặc biệt có ý nghĩa về an ninh, quốc phòng hay ngoại giao.

+ Các công trình phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, cháy nổi, thiên tai.

+ Các công trình là trụ sở cơ quan Đảng, Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp.


Như vậy, qua các thông tin được cung cấp trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được công trình dân dụng là gì? Phân loại và phân cấp như thế nào. Nếu bạn cần tìm đơn vị thiết kế và xây dựng các công trình dân dụng uy tín, thì gọi ngay đến hotline của Kiến Trúc Hùng Gia Phát để nhận báo giá tốt nhất thị trường nhé.

Nguồn: Kiến Trúc Hùng Gia Phát

Video liên quan

Chủ Đề