Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư và ý nghĩa

Thặng dư là một trong những khái niệm rất quan trọng đối với các ngành học về kinh tế. Vậy giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa và cách tính giá trị thặng dư ra sao. Hãy đi tìm lời giải qua bài viết này nhé!

Thặng dư là gì?

Thặng dư chính là số tiền chênh lệch của giá trị hàng hóa mang lại cho chủ sở hữu khi đã trừ đi số tiền mà chủ sở hữu chi ra để sản xuất loại hàng hóa đó. 

Ví dụ: Ông chủ của công ty B thuê nhân công C về làm việc và trả lương cho công nhân C với số tiền là 50 nghìn/giờ. Nhưng trong một giờ làm việc đó công nhân C này có thể tạo ra sản phẩm có giá trị là 70 nghìn. Như vậy số tiền 20 nghìn chênh lệch trên chính là thặng dư.

Đang xem: Công thức tính giá trị thặng dư

Công thức thể hiện giá trị thặng dư là T – H – T’. Có nghĩa là lúc nhà đầu tư bản có tiền, rồi dùng tiền đó tạo ra hàng hóa, hàng hóa sẽ bán đi và đổi lại thành lượng tiền cao hơn ban đầu.

Giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư được tạo ra từ sản xuất, nó là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân tạo ra. Và giá trị mới dôi ra này bị chiếm không trong phương thức sản xuất của tư bản chủ nghĩa. Đây cũng chính là ý nghĩa giá trị thặng dư.

Giá trị thặng dư là gì?

Việc sản sinh và chiếm đoạt giá trị thặng dư chính là sự phản ánh quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Trong quy luật này nhà tư bản phải trả chi phí vào việc mua tư liệu sản xuất và sức lao động để thu lại được một số tiền dôi ra ngoài số tiền đã chi trong quá trình sản xuất. Và số tiền đó này chính là giá trị thặng dư.

READ:  Công Thức Tính Số Ngày Làm Việc Trong Excel Có Ví Dụ, [Hàm Workday]

Hiện có 2 phương pháp chủ yếu để thu được giá trị thặng dư đó là giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối. 

Công thức tính là: m’ = m/v * 100%

Trong đó: 

tỷ suất giá trị thặng dư [m’] là tỷ suất giá trị thặng dư

m: giá trị thặng dư

v: là tư bản khả biến

Tỷ suất lợi nhuận sẽ phản ánh nguồn lợi cuối cùng cho doanh nghiệp còn còn tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh độ bóc lột của nhà tư bản. Còn khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột.

Bản chất của thặng dư

Bản chất của thặng dư đó là chủ nghĩa tư bản bóc lột công sức của người lao động để tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn. Nhà tư bản bóc lột công nhân càng nhiều thì giá trị thặng dư tạo ra càng cao. Chính vì điều này, mà người giàu thì cứ giàu mãi, còn người nghèo thì cứ nghèo mãi. 

Chủ doanh nghiệp sử dụng sức lao động của công nhân để tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư là:

Năng suất lao độngThời gian lao độngCường độ lao độngCông nghệ sản xuấtThiết bị, máy mócVốnTrình độ quản lý

Hiện nay, thay vì tăng cường độ lao động chân tay như ngày xưa các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu đầu tư vào các loại thiết bị máy móc hiện đại. Sử dụng máy móc hiện đại sẽ giúp cho năng suất lao động cao hơn, từ đó giá trị sản phẩm tạo nên cũng cao hơn.

Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

– Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Với phương pháp này thì giá trị thặng dư tuyệt đối được sản xuất ra bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi giá trị sức lao động, năng suất lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi.

– Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Đây là phương pháp rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách giảm giá trị sức lao động từ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong khi cường độ lao động, điều kiện ngày lao động không đổi.

Xem thêm: Bài Toán Co2 Tác Dụng Với Dung Dịch Kiềm Dễ Dính Bẫy Em Cần Lưu Ý Ccbook

Quan điểm phản biện về giá trị thặng dư

Quan điểm về giá trị thặng dư của Các Mác đã tồn tại từ lâu và hiện nay vẫn được áp dụng. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay nhiều nhà kinh tế đã chỉ ra một vài luận điểm của lý thuyết không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại.

Nhưng nhiều người cũng cho rằng, gán cho tư bản “tội danh” bóc lột sức lao động là rất bất công bởi họ là người bỏ tiền ra để đầu tư và tạo ra công ăn việc làm cho người lao động thì họ thu lại lợi nhuận là điều đương nhiên. Trong quá trình sản xuất cũng tồn tại nhiều rủi ro. Nếu những rủi ro này xảy ra thì người mất tiền và chịu lỗ vẫn là nhà tư bản.

Nhiều người cho rằng, lý thuyết giá trị thặng dư của Karl Marx không còn đúng trong bối cảnh hiện tại

Ngoài ra, một điều nữa mà ông Mác chưa nhắc đến đó là do trong thời đại hiện nay chủ doanh nghiệp nào cũng cần phải đóng thuế. Ví dụ doanh nghiệp không thể nhận hết giá trị thặng dư do ở Việt Nam hiện nay doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập lên đến 25%. Số tiền đóng thuế này được chi ra từ giá trị thặng dư. 

Ngoài ra, trong tình hình kinh doanh hiện nay. Doanh nghiệp trả công cho nhân viên là 50 nghìn/giờ, còn công nhân làm ra giá trị sản phẩm là 70 nghìn/giờ. 20 nghìn chênh lệch này cũng không hẳn nằm yên trong túi doanh nghiệp, bởi việc cạnh tranh là điều đương nhiên. Muốn không bị lép vế thì doanh nghiệp phải đưa ra các chương trình khuyến mãi hoặc làm marketing thương hiệu. 

READ:  16 Thì Trong Tiếng Anh: Mẹo Ghi Nhớ, Công Thức Tiếng Anh Là Gì

Cuối cùng, người lao động cũng không tự dưng mà biết cách làm ra sản phẩm hoặc tự công ty có thể vận hành được. Tất cả những điều này phải cần chủ doanh nghiệp bỏ vốn ban đầu và chất xám để nghiên cứu thị trường và vận hành công ty. Suy cho cùng giá trị thặng dư tạo ra chính là tiền lương mà chủ doanh nghiệp cần được nhận.

Giá trị thặng dư siêu ngạch

Đây chính là phần giá thặng dư thu được sau khi tăng năng suất lao động cá biệt, làm giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn so với giá của thị trường.

Theo từng trường hợp, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nhanh chóng xuất hiện rồi cũng có thể nhanh chóng mất đi. Nhưng theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là mong muốn của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật.

So sánh giá trị thặng dư và lợi nhuận 

– Giống nhau

Cả lợi nhuận và giá trị thặng dư đều có một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.

Xem thêm: Sách Giáo Khoa Hóa 9 Ebook Pdf, Sách Giáo Khoa Hóa Học 9 Ebook Pdf

– Khác nhau

Giá trị thặng dư phản ánh nguồn gốc và bản chất của nó đó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công từ công nhân, 

Lợi nhuận chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.

Qua những thông tin trên hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu rõ giá trị thặng dư là gì, bản chất, các yếu tố ảnh hưởng cũng như các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Nếu như còn thắc mắc nào khác bạn đọc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Công thức

 Tỷ suất, khối lượng giá trị thặng dư và ý nghĩa của nó?

–   Tỷ suất giá trị thặng dư

+ Khái niệm: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.

+ Công thức: nếu ký hiệu m’ là tỷ suất giá trị thặng dư, m là giá trị thặng dư, v là tư bản khả biến, thì m’ được xác định bằng công thức:

+ Ý nghĩa:

*    Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị nới do sức lao động tạo ra thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu.

*    Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ, trong một ngày lao động, phần thời gian lao động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình.

Do đó, có thể biểu thị tỷ suất giá trị thặng dư theo một công thức khác:

*     Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc lột. Để phản ánh quy mô bóc lột, C. Mác sử dụng phạm trù khối lượng giá trị thặng dư.

–     Khối lượng giá trị thặng dư

+ Khái niệm: Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giả trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng.

+ Công thức: nếu ký hiệu M là khối lượng giá trị thặng dư, V là tổng tư bản khả biến, thì M được xác định bằng công thức:

M = m’. V

+ Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng. Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột.

Trong nền kinh tế chính trị Karl Marx, giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trong tâm vô cùng quan trọng. Và cũng tương tự như nhiều khái niệm triết học khác, đối với rất nhiều người, khái niệm giá trị thặng dư cũng khá trừu tượng và hơi khó hiểu. Chính vì vậy, trong bài viết này Luận Văn 2S sẽ giúp bạn hiểu hơn về giá trị thặng dư là gì? Cũng như các vấn đề xung quanh khái niệm này. Cùng bắt đầu nhé!

Giá trị thặng dư và bản chất giá trị thặng dư là gì?

Khái niệm giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư chính là phần giá trị được công nhân lao động làm thuê sản sinh ra vượt qua mức giá trị sức lao động của họ. Tuy nhiên phần vượt ra này đã bị các nhà tư bản chiếm hết. Đối với hoạt động sản xuất, các nhà tư bản cần phải chi vào tư liệu sản xuất cũng như mua sức lao động. Mục đích của việc chi tiền này là để thu được một số tiền dôi ra ngoài ra số tiền họ đã bỏ qua trong quá trình sản xuất. Phần dôi ra được gọi là giá trị thặng dư.


Giá trị thặng dư là gì?

Phần giá trị thặng dư này đã được Mác nghiên cứu ở dưới góc độ là hao phí lao động. Trong đó những người công nhân làm thuê phải sản xuất ra nhiều giá trị hơn chi phí họ phải trả. Đây cũng là một yếu tố được quy định bởi tiền lương tối thiểu đủ cho họ sinh sống với bản chất là người lao động. Thêm vào đó với Mác sự bóc lột lao động này chỉ có thể được loại bỏ bằng cách nhà tư bản trả cho họ toàn bộ những giá trị mới được tạo ra.

Bản chất của giá trị thặng dư là gì?

Bản chất của giá trị thặng dư chính là người sở hữu tư liệu sản xuất bóc lột công sức người lao động của người sở hữu hàng hoá sức lao động để tạo ra nhiều thặng dư hơn cho mình. Hay nói cách khác, bản chất giá trị thặng dư là mối quan hệ bóc lột giữa nhà tư bản và người làm thuê. Việc nhà tư bản bóc lột công nhân [người lao động] càng nhiều đồng nghĩa với giá trị thặng dư được tạo ra càng cao. Chính vì thế người nghèo sẽ cứ nghèo mãi còn người giàu sẽ cứ giàu mãi.


Bản chất giá trị thặng dư

Một ví dụ về giá trị thặng dư

Để giúp bạn đọc có thể “mường tượng” rõ hơn về khái niệm giá trị thặng dư là gì. Cùng tham khảo một ví dụ cụ thể dưới đây:

Một công nhân lao động làm việc trong một giờ sẽ tạo ra được giá trị sản phẩm tương đương mức giá là 2000 đồng. Nhưng đến giờ lao động thứ hai trở đi thì dựa trên cơ sở sức lao động thứ nhất đã bỏ ra, người công nhân sẽ làm ra được giá trị tương đương với 3000 đồng. Số tiền chênh lệch 2000 đồng đó sẽ là giá trị thặng dư sức lao động.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư sẽ không giữ nguyên trong mọi chu kỳ sản xuất kinh doanh mà nó sẽ thay đổi do ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau như:

  • Năng suất lao động: Số lượng sản phẩm được tạo thành trong một đơn vị thời gian.
  • Thời gian lao động: Khoảng thời gian người lao động cần tiêu tốn để sản xuất ra một mặt hàn nào đó trong điều kiện sản xuất bình thường.
  • Cường độ lao động: Sự hao phí về sức trí óc, sức bắp thịt của người lao động trong một đơn vị thời gian.
  • Ngoài ra còn có yếu tố vốn, thiết bị máy móc, trình độ quản lý, công nghệ sản xuất,...

Nếu chỉ xét riêng trong lĩnh vực kinh tế thì công thức T - H - T’ cho thấy dù là tổ chức hay cá nhân. Bạn chỉ cần có tiền vốn và áp dụng được trong quá trình sản xuất kinh doanh trực tiếp hay gián tiếp đều sẽ sinh ra lời. Công cụ sinh lời chính là đồng tiền. Khi đầu tư kinh doanh thì bất cứ ai cũng sẽ trở thành một nhà tư bản thực thụ nếu bạn biết cách đầu tư trong sản xuất kinh doanh.

Và cho dù đang ở trong xã hội nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải tìm cách để giá trị thặng dư được gia tăng. Hiện nay việc áp dụng đầu tư vào máy móc, thiết bị,công nghệ và sử dụng tri thức vào trong sản xuất sẽ giúp bạn gia tăng được thêm phần giá trị thặng dư. Vì con người ở thời đại nào cũng sẽ cần phải tồn tại.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư

Có thể bạn quan tâm:

Tiểu luận Triết học là gì? Cách viết một bài tiểu luận Triết học

➢ 101 Đề Tài Tiểu Luận Triết Học Cao Học Hay & Dễ Làm

Tỷ suất giá trị thặng dư là gì?

Khái niệm tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư chính là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến. Hay hiểu một cách đơn giản, tỷ suất giá trị thặng dư thể hiện mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê. 


Khái niệm tỷ suất giá trị thặng dư là gì?

Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư

Ta có công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư như sau:

Trong đó: 

m’: Tỷ suất giá trị thặng dư

m: Giá trị thặng dư thu được

v: Tư bản khả biến

Ví dụ:

Một người lao động làm việc 8h/ ngày và 4h là thời gian lao động tất yếu thì:

m’ = 4/4 * 100% = 100% 

-> Tỷ suất thặng dư là 100%

Hai phương pháp nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư

Đọc đến đây thì chắc chắn bạn đã hiểu hết được khái niệm giá trị thặng dư rồi đúng không nào. Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu những phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư nhé. Hiện nay có 02 phương pháp chủ yếu để sản xuất ra giá trị thặng dư đó là: Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối:

1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Giá trị thặng dư tuyệt đối chính là phần giá trị thặng dư thu được bằng việc kéo dài thêm ngày lao động vượt qua giới hạn thời gian lao động mặc định. Theo đó thời gian lao động kéo dài nhưng thời gian lao động thường ngày vẫn không đổi nên làm cho thời gian lao động thặng dư tăng lên. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chính là cơ sở chúng của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Hơn nữa đây còn là thời điểm mà trình độ thủ công vẫn tồn tại, năng suất lao động còn thấp. Với lòng tham vô hạn, các nhà tư bản đã dùng đủ mọi chiêu trò để bóc lột sức lao động của người lao động. Tuy nhiên như bạn cũng có thể nhận thấy sức lao động hoàn toàn có hạn. Chính vì vậy đã có những cuộc đình công của người lao động được diễn ra, họ mong muốn được tăng lương và giảm giờ làm nên sự bóc lột này cũng có phần giảm nhẹ hơn.

Thêm một hình thức khác nữa của phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chính là tương cường độ lao động. Vì khi tăng cường độ lao động bản chất nó cũng giống như việc kéo dài thời gian lao động trong ngày nhưng thời gian lao động cần thiết lại không đổi.

2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Khác với tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động bằng cách tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động xã hội với ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng sẽ làm cho giá trị sức lao động cũng giảm xuống theo. Và từ đó thời gian lao động cần thiết cũng giảm. 

Khi mà độ dài của ngày lao động không đổi, phần thời gian lao động cần thiết cũng giảm theo sẽ tăng được thời gian lao động thặng dư. Rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng việc hạ thấp giá trị sức lao động. Tăng thời gian lao động thặng dư lên với điều kiện cường độ và thời gian lao động không thay đổi.

Trên đây là một số chia sẻ về giá trị thặng dư là gì mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Sau khi tìm hiểu xong chắc hẳn bạn cũng sẽ thấy cả hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối đều hoàn toàn có thể áp dụng vào trong nền kinh tế. Đồng thời đây cũng chính là tiền đề để các doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, tăng trưởng và tăng quy mô ngày càng lớn mạnh hơn.

Video liên quan

Chủ Đề