Công thức hóa học của muối axit

Đối với các bạn học sinh trung học và phổ thông thì hóa học chắc chắn là một  môn học khá “khó nhằn”. Có thể trong quá trình học tập bạn vẫn chưa kịp nắm bắt được hết những kiến thức mà các thầy cô truyền đạt. Vậy trong bài viết này, hãy cùng nhau ôn tập lại định nghĩa muối axit là gì nhé!

1. Muối axit là gì? Công thức của muối axit

Muối axit là loại muối mà Hidro trong gốc axit vẫn còn khả năng phân li để tạo ra H+. Hóa trị của gốc axit sẽ được tính bằng số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ như: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO4,…

Nếu như anion gốc axit vẫn còn hidro có tính axit thì gốc này có thể tiếp tục phân li yếu tạo ra ion H+. Ví dụ:

NaHCO­3 -> Na+ + HCO3

HCO3 -> H+ + CO32-

Muối là một hợp chất hóa học bao gồm một tổ hợp ion của các cation và anion. Trong đó, cation là loại ion mang điện tích dương còn anion là loại ion mang điện tích âm.

Công thức hóa học của muối axit bao gồm 2 phần là: Kim loại và gốc axit.

Ví dụ: Muối NaHCO gồm kim loại Na và 1 gốc axit –HCO3.

2. Tính chất hóa học của muối axit

Muối axit là hợp chất hoá học gần như có đầy đủ các tính chất của muối và axit. Muối axit vừa có thể tác dụng được với axit mạnh hơn nó và vừa có thể tác dụng được với bazơ. Phản ứng này sẽ tạo muối trung hòa khi tác dụng với muối.

Bên cạnh đó, còn có một số loại muối axit rất đặc biệt như muối photphat khi tác dụng với axit photphoric sẽ tạo ra muối photphat mới. Muối axit có tính axit nên sẽ làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Dưới đây là các phản ứng giúp thể hiện tính chất của một axit:

Phản ứng này giúp thể hiện tính chất của một axit. Muối axit khi tham gia phản ứng trung hòa với bazơ sẽ tạo thành muối khác và nước.

NaHCO₃ + NaOH -> Na₂CO₃ + H₂O

Chú ý: Khi muối axit ở trong môi trường kiềm thì sẽ lập tức bị trung hòa. Từ đó tạo thành các muối trung hòa ứng với gốc axit ban đầu.

Phản ứng hóa học này giúp thể hiện tính chất của một muối. Muối axit tác dụng với muối tạo ra muối mới [là muối của axit mạnh hơn] và một axit mới. Sản phẩm khi tạo thành phải có một chất ít tan, không bền và một chất bay hơi. Hoặc là tạo thành một axit mới mà gốc axit đó ít phân li [axit yếu].

KHSO₄ + K₂CO₃ -> K₂SO₄ + KHCO₃

– KHCO₃ có gốc axit HCO₃ phân li yếu ở trong dung dịch [nếu K₂CO₃ dư].

– KHSO₄ hết và K₂CO₃ vẫn dư thì chỉ có 1 nguyên tử kim loại ở trong muối của axit yếu ban đầu K₂CO₃ bị thay thế.

Khi hai muối axit tác dụng với nhau. Một chất sẽ đóng vai trò là axit, một chất sẽ đóng vai trò là muối. Trong trường hợp này thì muối axit của một axit mạnh sẽ đóng vai trò là axit.

KHSO₄ + KHCO­₃ -> K₂SO₄ + H₂O + CO₂

KHSO₄ đóng vai trò là một axit, còn KHCO₃­ là muối của một axit yếu. Do đó, sản phẩm sẽ là muối của axit mạnh và axit yếu cacbonic sau đó không bền và bị phân hủy thành CO₂.

Trường hợp muối axit tác dụng với axit tương ứng có thể cho ra sản phẩm là muối axit với nhiều gốc H+ axit ở trong phân tử hơn.

K₂HPO₄ + H₃­PO₄ -> 2K₂HPO₄

Muối axit của một axit yếu khi phản ứng với axit mạnh hơn sẽ cho ra một muối mới và axit mới yếu hơn. Kèm theo đó là một chất kết tủa và ít phân li, hay bay hơi. Lúc này muối axit sẽ có vai trò là một muối.

Đun nóng dung dịch các loại muối đicacbonat sẽ sinh ra một muối cacbonat trung hòa. Phương trình phản ứng:

Ca[HCO₃]₂ -> CaCO₃ + CO₂ + H₂O

Tính tan của muối axit

Tất cả các loại muối axit như: NaHCO₃, CaHCO₃, NaHSO₃, KHS, NaHS,… Hay các muối nitrat có gốc =NO₃ và muối axetat gốc -CH₃COO đều rất dễ tan.

Các loại muối axit thường gặp

Muối hidro sunfat

Hidro sunfat khi phân li hoàn toàn trong nước tạo thành H+ và SO₄²⁻ và cation kim loại, nó có tính chất gần giống với H₂SO₄ loãng.

Muối hidrocacbonat

Hidrocacbonat khi phân li sẽ tạo ra HCO₃⁻ [ion lưỡng tính] và dễ bị nhiệt phân tạo ra muối trung hòa.

Muối Photphat

Muối photphat bao gồm có 3 loại chính là PO₄³⁻, HPO₄³⁻ và H₂PO₄⁻. Các phân tử trong muối này có các tính chất tương tự nhau.

Một số câu hỏi hay gặp về muối axit

Muối axit có tan hay không?

Muối axit có tan và tan rất tốt trong nước. Ví dụ như muối axit của các gốc – HCO₃, – HSO₃, – HS,… 

Độ tan của một chất ở trong nước được hiểu là số gam mà chất đó hòa tan trong 100g nước [ở điều kiện nhiệt độ nhất định] để tạo thành một dung dịch bão hòa. Độ tan của một muối axit được kí hiệu là S.

Muối axit có kết tủa hay không?

Muối axit có kết tủa. Kết tủa chính là quá trình hình thành chất rắn từ dung dịch khi có xảy ra phản ứng hóa học ở trong dung dịch lỏng.

Sự hình thành các chất kết tủa thể hiện sự có mặt của phản ứng hóa học. Kết tủa có thể xuất hiện nếu như hàm lượng hợp chất vượt quá ngưỡng tan của nó [xuất hiện khi trộn các dung môi hoặc thay đổi nhiệt độ của chúng]. Sự kết tủa này sẽ xảy ra rất nhanh từ khi dung dịch bão hòa.

Hi vọng những thông tin bổ ích trên đây đã giải đáp được các thắc mắc của bạn về muối axit là gì. Nếu như còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào về muối axit thì hãy để lại bình luận ở phía dưới bài viết để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé. 

Trang chủ » Hóa Học lớp 8 » Khái niệm, CTHH, Phân loại và Cách gọi tên Axit – Bazo – Muối

Axit, bazo, muối là những hợp chất vô cơ quan trọng. Vậy chúng là những chất như thế nào? Công thức hóa học của chúng và phân loại ra sao? Cách gọi tên axit, bazo, muối như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết hôm nay, mời các bạn cùng tham khảo nhé!

khai-niem-cthh-phan-loai-va-cach-goi-ten-axit-bazo-muoi

Khái niệm, CTHH, Phân loại và Cách gọi tên Axit – Bazo – Muối

I. AXIT

1] Khái niệm axit là gì?

– Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

– Ví dụ:

  • Axit clohidric HCl: gồm 1 nguyên tử H liên kết với gốc axit -Cl
  • Axit nitric HNO3: gồm 1 nguyên tử H liên kết với gốc axit -NO3
  • Axit sunfuric H2SO4: gồm 2 nguyên tử H liên kết với axit =SO4

2] Công thức hóa học của axit

– CTHH của axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.

– Ví dụ:

  • CTHH của axit cohidric: HCl
  • CTHH của axit cacbonic: H2CO3
  • CTHH của axit photphoric: H3PO4

3] Phân loại axit

– Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm 2 loại:

  • Axit có oxi: H2CO3, HNO3, H2SO4, H3PO4 …
  • Axit không có oxi: HCl, H2S, HCN, HBr…

4] Cách gọi tên axit

a] Axit có oxi

– Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Ví dụ:

  • HNO3: axit nitric → [-NO3: nitrat]
  • H2SO4: axit sunfuric → [=SO4: sunfat]
  • H3PO4: axit phophoric → [≡PO4: photphat]

– Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ:

  • H2SO3: axit sunfurơ → [=SO3: sunfit]

b] Axit không có oxi

Tên axit = tên phi kim + hidric

Ví dụ:

  • HCl: axit clohidric → [-Cl: clorua]
  • H2S: axit sunfuhidric → [-S: sunfua]

II. BAZO

1] Khái niệm bazo là gì?

– Phân tử bazo gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit [-OH].

– Ví dụ:

  • Natri hidroxit NaOH: gồm kim loại Na liên kết với 1 nhóm -OH
  • Caxi hidroxit Ca[OH]2: gồm kim loại Ca liên kết với 2 nhóm -OH
  • Đồng [II] hidroxit Cu[OH]2: gồm kim loại Cu liên kết với 2 nhóm -OH

2] Công thức hóa học của bazo

– CTHH của bazo gồm 1 nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hidroxit [-OH].

– Do nhóm hidroxit có hóa trị I nên số nhóm -OH của bazo bằng hóa trị của kim loại đó.

3] Phân loại bazo

– Dựa vào tính tan, bazo được chia làm 2 loại:

  • Bazo tan trong nước: NaOH, KOH, Ca[OH]2, Ba[OH]2…
  • Bazo không tan trong nước: Cu[OH]2, Fe[OH]2, Zn[OH]2, Mg[OH]2…

4] Cách gọi tên bazo

– Tên bazo được gọi như sau:

Tên bazơ = tên kim loại [kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị] + hidroxit

Ví dụ:

  • NaOH: natri hidroxit
  • KOH: kali hidroxit
  • Zn[OH]2: Kẽm hidroxit
  • Fe[OH]2: Sắt [II] hidroxit

III. MUỐI

1] Khái niệm muối là gì?

– Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

– Ví dụ:

  • Muối NaCl: gồm 1 nguyên tử kim loại Na liên kết với 1 gốc axit -Cl.
  • Muối Cu[NO3]2: gồm 1 nguyên tử kim loại Cu liên kết với 2 gốc axit -NO3.

2] Công thức hóa học của muối

– CTHH của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

– Ví dụ:

  • Muối K2CO3: gồm kim loại K và gốc axit =CO3
  • Muối Ba[HCO3]2: gồm kim loại Ba và 2 gốc axit -HCO3

3] Phân loại muối

– Dựa vào thành phần, muối được chia làm 2 loại:

  • Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thể bằng một nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaNO3, Na2SO4, CaCO3…
  • Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit = số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO4…

4] Cách gọi tên muối

– Tên muối được gọi như sau:

Tên muối =tên kim loại [kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị] + gốc axit

– Ví dụ:

  • NaCl: Natri clorua
  • K2SO4: Kali sunfat
  • Fe[NO3]3: Sắt [III] nitrat
  • Ca[HCO3]2: Canxi hidrocacbonat

Bài tập về Axit – Bazo – Muối

Câu 1. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều ………………. liên kết với ………………. Các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng ………………. Bazo là hợp chất mà phân tử có một ………………. liên kết với một hay nhiều nhóm ………………..

Đáp án:

  • nguyên tử hidro
  • gốc axit
  • nguyên tử kim loại
  • nguyên tử kim loại
  • hidroxit

Câu 2. Viết CTHH của các axit cps gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng:

-Cl, =SO3, =SO4, -HSO4, =CO3, ≡PO4, =S, -Br

Đáp án:

  • -Cl: HCl → Axit clohidric
  • =SO3: H2SO3 → Axit sunfurơ
  • =SO4: H2SO4 → Axit sunfuric
  • -HSO4: H2SO4 → Axit sunfuric
  • =CO3: H2CO3 → axit cacbonic
  • ≡PO4: H3PO4 → Axit phophoric
  • =S: H2S → Axit sunfuhidric
  • -Br: HBr → Axit bromhidric

Câu 3. Viết CTHH của những oxit axit tương ứng với những axit sau:

H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4

Đáp án:

  • H2SO4: oxit axit tương ứng là SO3
  • H2SO3: oxit axit tương ứng là SO2
  • H2CO3: oxit axit tương ứng là CO2
  • HNO3: oxit axit tương ứng là N2O5
  • H3PO4: oxit axit tương ứng là P2O5

Câu 4. Viết CTHH của các bazo tương ứng với các oxit sau đây:

Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3

Đáp án:

  • Na2O: bazơ tương ứng là NaOH
  • Li2O: bazơ tương ứng là LiOH
  • FeO: bazơ tương ứng là Fe[OH]2
  • BaO: bazơ tương ứng là Ba[OH]2
  • CuO: bazơ tương ứng là Cu[OH]2
  • Al2O3: bazơ tương ứng là Al[OH]3

Câu 5. Viết CTHH của các oxit tương ứng với các bazơ sau đây:

Ca[OH]2, Mg[OH]2, Zn[OH]2, Fe[OH]2

Đáp án:

  • Ca[OH]2: oxit bazơ tương ứng là CaO
  • Mg[OH]2: oxit bazơ tương ứng là MgO
  • Zn[OH]2: oxit bazơ tương ứng là ZnO
  • Fe[OH]2: oxit bazơ tương ứng là FeO

Câu 6: Đọc tên những chất có CTHH ghi dưới đây:

a] HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4

b] Mg[OH]2, Fe[OH]3, Cu[OH]2

c] Ba[NO3]2, Al2[SO4]3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4

Đáp án:

a]

  • HBr: Axit bromhidric
  • H2SO3: Axit sunfurơ
  • H3PO4: Axit photphoric
  • H2SO4: Axit sunfuric

b]

  • Mg[OH]2: Magie hidroxit
  • Fe[OH]3: Sắt [III] hidroxit
  • Cu[OH]2: Đồng [II] hidroxit

c]

  • Ba[NO3]2: Bari nitrat
  • Al2[SO4]3: Nhôm sunfat
  • Na2SO3: Natri sunfit
  • ZnS: Kẽm sunfua
  • Na2HPO4: Natri đihidrophotphat
  • NaH2PO4: Natri hidrophotphat

Video liên quan

Chủ Đề