Công nghệ lớp 6 bài 11 thức hành

Bạn đang xem: Công nghệ 6 Bài 11: Đèn điện Kết nối tri thức với cuộc sống

Việc thay thế một số bóng đèn sợi đốt trong gia đình bằng bóng đèn LED có phải là một giải pháp tiết kiệm điện? Đèn điện và bóng điện có những loại nào, chúng có đặc điểm gì? Để trả lời được câu hỏi trên thì chúng ta vào bài 11: Đèn điện.

– Một số loại đèn phổ biến: Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn compac, đèn LED

– Đèn điện là đồ dùng điện dùng để chiếu sáng, ngoài ra còn được dùng để sưởi ấm, trang trí.

1.2. Một số loại đèn điện

– Cấu tạo gồm có ba bộ phận chính: bóng thuỷ tinh, sợi đốt và đuôi đèn.

– Nguyên lý làm việc: Khi hoạt động, dòng điện chạy trong sợi đốt của bóng đèn làm cho sợi đốt nóng lên đến nhiệt độ rất cao và phát sáng

– Thông số kĩ thuật của một số loại bóng đèn sợi đốt: 110 V/15 W, 110 V/100 W, 220 V/25 W, 220 V/40 W, 220 V/60 W, 220 V/75 W, 220 V/100 W.

Cấu tạo đèn sợi đốt

1.2.2. Bóng đèn huỳnh quang

– Cấu tạo gồm hai bộ phận chính: ống thuỷ tinh [có phủ lớp bột huỳnh quang] và hai điện cực.

– Nguyên lý làm việc: Khi hoạt động, sự phóng điện giữa hai cực của đèn tác dụng lên lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống làm phát ra ánh sáng.

– Thông số kĩ thuật của một số loại bóng đèn huỳnh quang: 110 V/18 W, 110 V/40 W, 220 V/18 W, 220 V/20 W, 220 V/36 W, 220 V/40 W.

Cấu tạo đèn huỳnh quang

1.2.3. Bóng đèn com-pắc

– Cấu tạo bởi những hình chữ u hoặc có dạng ống xoắn.

– Nguyên lý làm việc: Khi hoạt động, sự phóng điện giữa hai cực của đèn tác dụng lên lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống làm phát ra ánh sáng.

– Thông số kĩ thuật của một số bại bóng đèn com-pắc: 110 V/5 w, 110 V/8 W, 220 V/8 W, 220 V/15 W, 220 V/18 W.

1.2.4. Bóng đèn LED

– Cấu tạo bóng đèn LED gồm 3 phần chính: vỏ bóng, bảng mạch LED, đuôi đèn.

– Nguyên lý làm việc: bảng mạch LED phát ra ánh sáng và vỏ bóng giúp phân bố đều ánh sáng.

– Thông số kĩ thuật của một số loại bóng đèn LED: 110 V/5 w, 110 V/8 w, 220 V/3 w, 220 V/6 w, 220 V/8 w

1.3. Thực hành 

– Dụng cụ, thiết bị: Bóng đèn các loại

– Nguồn điện 220 V.

1.3.2. Nội dung và trình tự thực hành

a. Nhận biết và phân loại bóng đèn

b. Đọc và giải thích ý nghĩa các thông số kỹ thuật của mỗi loại bóng đèn

c. Quan sát, chỉ ra  chức năng của các bộ phận chính của một số loại bóng đèn

1.3.3. Báo cáo

Mẫu báo cáo

BÁO CÁO THỰC HÀNH. ĐÈN ĐIỆN

Nhóm:

Họ và tên:

1………………………………………………………………………………………………………………………

2………………………………………………………………………………………………………………………

3………………………………………………………………………………………………………………………

4………………………………………………………………………………………………………………………

1. Loại bóng đèn:…………………………………………………………………………………………..

Thông số kỹ thuật

Ý nghĩa

2. Cấu tạo và bộ phận chính của bóng đèn

Tên bộ phận chính

Chức năng

Bài tập 1: Nêu nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang?

– Khi đóng công tắc thì toàn bộ điện áp đặt vào hai tiếp điểm của tắc te làm xảy ra phóng hồ quang trong tắc te. Thanh lưỡng kim của tắc te biến dạng do nhiệt dẫn đến tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh mạch kín dòng điện chạy trong mạch đốt nóng các điện cực. Hồ quang mất, thanh lưỡng kim nguội đi dẫn đến “mở mạch” dẫn đến việc tạo lên quá điện áp cảm ứng [do chấn lưu] làm xuất hiện hiện tượng phóng điện qua chất khí trong đèn.

– Hiện tượng phóng điện phát ra rất nhiều tia tử ngoại, các tia này kích thích bột huỳnh quang làm phát ra các bức xạ ánh sáng. Khi ấy thuỷ ngân sẽ bốc hơi và hơi thuỷ ngân sẽ duy chì hiện tượng phóng điện. Khi đèn sáng chấn lưu hạn chế dòng điện và ổn định phóng điện.

Bài tập 2: Nêu nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt ?

– Nguyên lý làm việc: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc phát sáng.

Luyện tập

– Học xong bài này, các em cần:

+ Nêu được nguyên lý và cách sử dụng các loại đèn điện

+ Lựa chọn các thiết bị điện phù hợp với nhu cầu gia đình và tiết kiệm điện

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Chương 4 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Nhà bác học người Mĩ Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên vào năm bao nhiêu?

    • A.
      1789
    • B.
      1879
    • C.
      1978
    • D.
      1939
  • Câu 2:

    Đèn ống huỳnh quang có mấy bộ phận chính?

  • Câu 3:

    Đèn ống huỳnh quang có bao nhiêu đặc điểm cơ bản?

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Chương 4 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi trang 60 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức

Khám phá trang 61 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức

Kết nối năng lực trang 62 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức

Vận dụng 1 trang 63 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức

Vận dụng 2 trang 63 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 27 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức

Bài tập 2 trang 27 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức

Bài tập 3 trang 27 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức

Bài tập 4 trang 28 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức

Bài tập 5 trang 29 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức

Bài tập 6 trang 29 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức

Hỏi đáp Bài 11: Đèn điện Công nghệ 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải SGK Công nghệ 6 Bài 11: Đèn điện - Kết nối tri thức được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Mở đầu trang 60 SGK Công nghệ lớp 6 - Kết nối tri thức

Việc thay thế một số bóng đèn sợi đốt trong gia đình có phải là một giải pháp tiết kiệm điện? Đèn điện và bóng đèn có những loại nào, chúng có đặc điểm gì?

Lời giải chi tiết

- Thay thế bóng đèn sợi đốt trong gia đình không phải là một giải pháp tiết kiệm điện vì bóng đèn sợi đốt tiêu thụ điện năng nhiều nhất.

- Đèn điện: đèn bàn, đèn ống, đèn ngủ, đèn chùm, ... được dùng để chiếu sáng và sưởi ấm, trang trí.

- Bóng đèn gồm bóng đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn compact, bóng đèn LED, ... được dùng để chiếu sáng.

Khám phá trang 61 SGK Công nghệ 6 - Kết nối tri thức

Kể tên bộ phận phát sáng của bóng đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn compact và bóng đèn LED

Lời giải chi tiết

Bộ phận phát sáng của các loại đèn là:

- Bóng đèn sợi đốt là sợi đốt

- Bóng đèn huỳnh quang: ống thuỷ tinh

- Bóng đèn compact: ống thuỷ tinh

- Bóng đèn LED: bảng mạch LED phát ra ánh sáng

Kết nối năng lực trang 62 SGK Công nghệ lớp 6 - Kết nối tri thức

Một nhà sản xuất đưa ra các thông tin về độ sáng và công suất tiêu thụ của một số loại bóng đèn như sau:

Nếu một bóng đèn sợi đốt thông số kĩ thuật 220V – 40W bị hỏng, em hãy tham khảo thông tin trên và lựa chọn một loại bóng đèn để thay thế. Giải thích sự lựa chọn của em.

Lời giải chi tiết

 - Em sẽ chọn bóng đèn compact 9W hoặc bóng đèn LED 5W để thay thế 

- Giải thích: vì hai bóng đèn đó cùng độ sáng với bóng đèn bị hỏng.

Vận dụng trang 63 SGK Công nghệ lớp 6 - Kết nối tri thức

Câu 1:

Gia đình em đang sử dụng bóng đèn loại nào ở khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, …?

Lời giải chi tiết:

Gia đình em sử dụng bóng đèn như sau:

- Đèn LED ở khu vực sinh hoạt chung và khu vực nấu ăn

- Bóng đèn huỳnh quang ở khu vực nghỉ ngơi

Câu 2:

Đề xuất phương án thay thế bóng đèn ở gia đình em sao cho tiết kiệm điện năng.

Lời giải chi tiết:

Để tiết kiệm điện năng ở gia đình, em sẽ đề xuất với gia đình sử dụng bóng đèn như sau:

Sử dụng đèn LED vì đây là loại đèn tiết kiệm điện năng nhất mà vẫn đảm bảo độ sáng.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Công nghệ lớp 6 Bài 11: Đèn điện - Kết nối tri thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề