Con đường tơ lụa hình thành dưới triều đại nào

Con đường tơ lụa là tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, phiên bản hiện đại của nó không phải vì mục tiêu cao cả như vậy.

Con đường tơ lụa hình thành dưới triều đại nào
Con đường tơ lụa trải dài từ Á qua Âu được mô phỏng thời xưa. (Ảnh qua Pinterest)

Lịch sử hình thành con đường vĩ đại

Thế kỷ 2 TCN, Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây để liên minh với những quốc gia và dân tộc mới. Mặc dù cuộc hành trình của Trương Khiên không mang lại thêm mối quan hệ nào mới cho nhà Hán nhưng đã giúp ông có thêm nhiều kiến thức về nền văn hóa phương Tây. Trên đường về, ông cùng tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật mà triều đình rất quan tâm. 

Nhờ đó mà những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ của triều đình, đặt nền móng cho “con đường tơ lụa”.

Trong lịch sử, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc… đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa. Từ đây, con đường tơ lụa phát triển với tốc độ chóng mặt, bắt nguồn từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh của Trung Quốc qua Mông Cổ, Ấn Độ, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp…

Từ thế kỷ thứ VII, con đường tơ lụa trên biển ra đời bởi các thương gia Ả Rập. Sau đó, các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến Trung Quốc buôn bán qua đường biển với tốc độ nhanh, an toàn hơn.

Gọi là con đường tơ lụa vì mặt hàng buôn bán chính và đầu tiên trên con đường huyền thoại chính là tơ lụa. Vào thế kỷ thứ 3 TCN, Trung Quốc đã tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa sớm nhất trên thế giới.

Con đường tơ lụa hình thành dưới triều đại nào

Ban đầu, tơ lụa thời đó chỉ dành riêng cho vua chúa và hàng ngũ quý tộc ở Trung Quốc. Kể từ khi có con đường tơ lụa, các thương gia Trung Quốc quyết định đem sản phẩm này tới phương Tây.

Những bậc đế vương hay các dòng dõi quý tộc của La Mã rất thích lụa Trung Hoa. Họ mong muốn sở hữu thứ hàng hóa này đến mức sẵn sàng đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương.

Nhận thấy lợi nhuận khổng lồ từ thị trường mới, các thương gia Trung Quốc tăng cường vận chuyển hàng hóa tới La Mã, Ai Cập. Đồng thời, người dân phương Tây cũng lên đường tới Trung Quốc để buôn bán và truyền bá tôn giáo.

Sau một thời gian, số lượng hàng hóa trên con đường tơ lụa ngày một đa dạng: Từ đá quý, các loại gia vị, khoáng sản, thuốc… hay cả các loài động vật. Ngược lại, ngựa Ba Tư cũng trở thành món hàng giá trị và đắt đỏ mà các lái buôn thời bấy giờ trao đổi trên con đường tơ lụa.

Không chỉ các loài động vật, nô lệ cũng bị buôn bán dọc theo con đường tơ lụa. Họ hầu hết là các tù binh bị bắt trong các cuộc chiến tranh, tội phạm hay người thiếu nợ một món tiền lớn và mất khả năng chi trả.

Động lực phát triển các nền văn minh nhân loại và sự suy tàn của con đường vĩ đại

Không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thương, con đường tơ lụa còn tạo nên động lực để thúc đẩy khoa học phát triển trong thời kỳ này. Những cuộc buôn bán, thám hiểm, giúp con người có cái nhìn mới về tự nhiên, địa lý, chính trị…

Con đường tơ lụa hình thành dưới triều đại nào

Thông qua con đường này, văn hóa các nước cùng nhiều tôn giáo được giao thoa khắp nơi. Ở các thành phố lớn trên con đường tơ lụa như Samarkand, ngoài kinh tế thì tôn giáo cũng là vấn đề rất đáng tự hào.

Rất nhiều nhà thờ, giáo đường Kitô giáo, Do Thái giáo, hay chùa chiền đều được dựng lên ở khắp nơi. Mọi tôn giáo đều được chấp nhận và tôn trọng trên con đường tơ lụa. Chính quan điểm thể hiện sự tiến bộ, tạo tiền đề cho các nền văn minh phát triển.

Khi nhà Đường hưng thịnh, tiếp tục kế thừa cùng phát triển con đường tơ lụa này. Cũng vào thời Đường, do thấy được giá trị của con đường giao thương Đông – Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt những chiếu chỉ nhằm khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông. Con đường tơ lụa dưới triều Đường đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới.

Con đường tơ lụa hình thành dưới triều đại nào

Con đường tơ lụa cũng là nơi để nhiều nhà thám hiểm viết nên tên tuổi của mình, điển hình nhất là Marco Polo (1254 – 1324). Ông đã sử dụng con đường tơ lụa để khám phá nhiều vùng đất mới ở Trung Quốc. Marco thậm chí còn được hoàng đế Hốt Tất Liệt phong cho một chức quan.

Tương truyền rằng, món mì Ý chính là mì của Trung Hoa được Marco Polo đem về Ý qua con đường tơ lụa. Sau này ông đã viết lại cuộc hành trình thú vị của mình trong cuốn sách “Marco Polo du ký” và trở thành một nhà thám hiểm vĩ đại của toàn nhân loại.

Con đường tơ lụa hình thành dưới triều đại nào
Chân dung nhà thám hiểm Marco Polo. (Ảnh qua topteny.com)

Tuy nhiên sau này, các cuộc chiến tranh liên miên cùng nạn đạo tặc, cướp phá khiến cho những đoàn người buôn bán luôn gặp nguy hiểm, con đường tơ lụa vĩ đại dần suy thoái.

Đến giữa thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị triều đình khống chế và bắt buộc nộp thuế rất cao. Ngoài ra, vương triều này chủ trương đóng cửa đất nước, cả đường bộ lẫn trên biển và bế quan tỏa cảng, khiến cho những thương gia nước ngoài phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển hoặc không giao thương với nước Trung Hoa nữa, hoặc cả 2.

Sự phát triển của đế chế Ottoman khiến cho tuyến đường nối phương Tây và phương Đông bị chặn đứng. Con đường tơ lụa từ đây chìm vào dĩ vãng và những hào quang của nó cũng tiêu tan để lại nhiều thành phố cổ heo hút.

Con đường tơ lụa hình thành dưới triều đại nào
Thành phố cổ heo hút của người Samarkand. (Ảnh qua

Con đường tơ lụa phiên bản ‘hiện đại’ của ĐCSTQ

Năm 2013, chính quyền Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đã bắt đầu kế hoạch “khôi phục” con đường tơ lụa lịch sử thông qua sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI). Nó đi qua nhiều tuyến đường bộ và đường biển. Vành đai kinh tế này chủ yếu dựa trên đất liền để kết nối Trung Quốc với Trung Á, Đông Âu và Tây Âu, trong khi Con đường tơ lụa trên biển nối bờ biển phía nam của Trung Quốc với Địa Trung Hải, Châu Phi, Đông Nam Á và Trung Á.

Con đường tơ lụa hình thành dưới triều đại nào
Bãn đồ minh họa sáng kiến “Vành đai và con đường” của chính quyền Trung Quốc. (Ảnh qua sbs.com.au)

Thực chất thì BRI, con đường tơ lụa phiên bản hiện đại của ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc), là một loạt các chương trình cơ sở hạ tầng được kết nối với nhau như đường giao thông, cảng biển, viễn thông, và ngân hàng. Mô hình căn bản là các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc cho các quốc gia đang phát triển vay tiền, và sử dụng số tiền ấy để trả cho các công ty Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các quốc gia này.

Mặc dù trên bề mặt, kế hoạch này được quảng bá trên thị trường như một “lợi ích kinh tế chung” cho cả Bắc Kinh và các quốc gia tham gia, thực tế, chính quyền Trung Quốc đang lợi dụng các khách hàng này để thực hiện tham vọng bành trướng quyền lực, gây dựng ảnh hưởng địa chính trị.

Cụ thể, các thành viên BRI được Trung Quốc hứa hẹn rằng: BRI sẽ làm tăng GDP quốc gia nhiều hơn số tiền cần thiết để quốc gia ấy trả nợ. Nhưng cho đến nay, phần lớn các dự án BRI đã thất bại trong việc giúp các quốc gia trở nên giàu có. “Bẫy nợ” mà BRI giăng ra đang đè nặng lên nền kinh tế của các quốc gia này.

Trong các bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình luôn tuyên truyền về lòng vị tha của ĐCSTQ khi theo đuổi BRI, tương tự như tất cả các tuyên bố hoành tráng khác của ông trước đó, liên quan đến hợp tác đa phương, các bên cùng có lợi và vì “tương lai chung” của nhân loại. Tuy nhiên, không biết do “vô tình hay hữu ý”, Ông Tập lại không bổ sung rằng: “Tương lai chung” sẽ được sắp xếp theo các điều khoản của ĐCSTQ, chứ không phải theo các điều kiện của trật tự quốc tế dựa trên thị trường tự do hiện có. 

Con đường tơ lụa hình thành dưới triều đại nào
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh qua Business Insider)

Quan điểm của ĐCSTQ về “chia sẻ tương lai” là Trung Quốc sẽ “chia sẻ – và kiểm soát” bất kỳ các quốc gia nào có thể cung cấp tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho các ngành công nghiệp của Trung Quốc, và bẫy nợ BRI là cơ chế để thực hiện việc “chia sẻ” đó. Cho nên, con đường tơ lụa mới của ĐCSTQ thực tế là “một cái bẫy nợ cho phép xây dựng đế chế thuộc địa Trung Quốc toàn cầu, các nhà quan sát đã giải mã hoàn hảo “lời nói của ông Tập” trong báo cáo thường niên đầu tiên về BRI như vậy.

Có thể thấy, con đường tơ lụa phiên bản hiện đại của ĐCSTQ là hệ thống trục tâm – nan hoa – Tất cả các con đường đều dẫn đến ĐCSTQ! Lòng vị tha của ĐCSTQ thực chất là sự kiểm soát của ĐCSTQ, và BRI đang nhắm thẳng vào mục tiêu này. Bất chấp những tuyên truyền không ngừng về “lợi ích” của BRI từ các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát và những tiếng nói đồng điệu bên ngoài Trung Quốc, BRI trên thực tế là một cái bẫy ranh ma để xây dựng và kiểm soát một đế chế toàn cầu do ĐCSTQ thống trị. Các quốc gia tham gia hợp đồng BRI có thể sẽ mất nhiều hơn được trong chặng đường dài trước mắt, thậm chí, ngay cả các quyền tự do của họ có thể cũng sẽ không còn.

Thiện Thành (t/h)

Có thể bạn quan tâm: