Con bò có bao nhiêu cái dạ dày

Dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế) nên quá trình tiêu hóa diễn ra như sau:

- Thức ăn sau khi được trâu bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. Dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết emzim xenlulaza giúp trâu bò tiêu hóa xenlulozo và các chất khác.

- Thức ăn sau khi được lên men và làm mền sẽ được chuyển qua dạ tổ ong (cùng với một lượng lớn vi sinh vật). Sau khi trâu bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.

- Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước

- Thức ăn sau khi đã hấp thụ bớt nước sẽ được chuyển qua dạ múi khế, dạ múi khế đóng vai trò như dạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật.

Đối với người Ấn Độ theo đạo Hin-đu, bò sữa là con vật thiêng liêng. Có lẽ đức tính điềm đạm, cách sống đơn giản gần gũi với thiên nhiên và đặc biệt là khả năng kỳ diệu có thể biến những thức ăn đơn giản rẻ tiền như cỏ, urê… thành sản phẩm sữa có giá trị không chỉ cho giống loài bò mà còn cho cả con người, điều đó đã làm nên “tên tuổi” của loài bò.

Hệ thống tiêu hóa của bò

Theo thứ tự từ ngoài vào trong, các bộ phận chính của hệ tiêu hóa bao gồm miệng, thực quản, dạ dày 4 túi (dạ tổ ong, dạ cỏ, dạ lá sách, dạ múi khế), ruột non, ruột già và hậu môn. Tuy nhiên, hành trình và quá trình tiêu hóa thức ăn khi thú ăn vào lại phức tạp hơn.

Con bò có bao nhiêu cái dạ dày

Quy trình tiêu hóa thức ăn của bò.

Khi ăn cỏ, lưỡi bò có tác dụng như cái liềm cắt, gom thức ăn vào miệng và thức ăn nhanh chóng được nuốt vào thực quản, đi vào dạ cỏ, tại đây quá trình tiêu hóa thức ăn được bắt đầu.

Cách tiêu hóa thức ăn

So với các loài thú ăn cỏ khác như: Dê, ngựa, bò là một loài đặc biệt do có khả năng nhai lại. Khi nghỉ ngơi, bò có thể “ợ” thức ăn từ trong dạ cỏ lên miệng và tiến hành nhai lại. Lúc này các “bàn nhai” tức răng hàm của bò mới thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của chúng, cỏ được xé nhỏ và trộn lẫn với nước bọt chứa nhiều men tiêu hóa. Cỏ sau khi được nhai lại theo thực quản xuống dưới, vào dạ cỏ và lưu lại đây đến khi quá trình lên men hoàn tất.

Cho bò ăn chính là cho vi sinh vật ở dạ cỏ ăn. Dạ cỏ được ví như một nhà máy lên men làm việc hết công suất, liên tục 24/24 giờ. Hàng tỷ vi sinh vật các loại tham gia vào quá trình lên men.

Nếu áp tai vào phần hông bò sẽ nghe tiếng lào xào do nhu động của dạ cỏ và khí được sinh ra do quá trình lên men. Kết quả của quá trình này là các chất đơn giản được vi sinh vật sử dụng biến thành đạm vi sinh vật. Đạm vô cơ trở thành đạm hữu cơ, các chất có nguồn gốc từ chất xơ trở thành các chất có thể tổng hợp thành các chất béo có trong sữa và chất cung cấp năng lượng cho bò.

Dạ múi khế có tác dụng tương tự như dạ dày của thú có dạ dày đơn. Ở dạ múi khế, các chất tiếp tục được phân giải và sau khi xuống đến ruột non, chúng trở thành các chất đơn giản có thể hấp thu dễ dàng qua đường ruột, vào máu cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất, sinh trưởng và phát triển cơ thể.

Từ năm 1996, FrieslandCampina VN (với các nhãn hiệu nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, YoMost, Friso, Fristi…) đã thực hiện việc ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với các hộ nông dân và tiến hành chương trình phát triển ngành sữa nhằm giúp nông dân chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững.

Trong gần 15 năm qua, công ty đã đầu tư hơn 10 triệu USD cho các hoạt động: Xây dựng 4 trung tâm làm lạnh, 41 điểm thu mua, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng đội ngũ khuyến nông với hơn 70 người để hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi bò. Ngoài ra, chương trình luôn khuyến khích người nông dân sản xuất sữa chất lượng tốt thông qua chính sách trả tiền theo chất lượng sữa.

Vách tế bào là thành phần quan trọng của thức ăn xơ thô được phân giải một phần bởi VSV nhờ có men phân giải xơ (xenlulaza) do chúng tiết ra. Quá trình phân giải các carbohydrat phức tạp sinh ra các đường đơn. Đối với gia súc dạ dày đơn thì đường đơn, như glucoza, là sản phẩm cuối cùng được hấp thu, nhưng đối với gia súc nhai lại thì đường đơn được VSV dạ cỏ lên men để tạo ra các ABBH. Phương trình tóm tắt mô tả sự lên men glucoza, sản phẩm trung gian của quá trình phân giải các gluxit phức tạp, để tạo các ABBH như sau:

Axit axetic C6H12O6 + 2H2O > 2CH3COOH + 2CO2 + 4H2 Axit propionic C6H12O6 + 2H2 --> 2CH3CH2COOH + 2H2O Axit butyric C6H12O6 -> CH3-CH2CH2COOH + 2CO2 + 2 H2 Khí mê tan m4H2 + CO2 -> CH4 + 2H2O Như vậy, sản phẩm cuối cùng của sự lên men carbohydrat thức ăn bởi VSV dạ cỏ gồm: - Các axit béo bay hơi, chủ yếu là a. axetic (C2), a.propyonic (C3), a. butyric (C4) và một lượng nhỏ các axit khác (izobytyric, valeric, izovaleric). Các ABBH này được hấp thu qua vách dạ cỏ vào máu và là nguồn năng lượng chính cho vật chủ. Chúng cung cấp khoảng 70-80% tổng số năng lượng được gia súc nhai lại hấp thu. Trong khi đó gia súc dạ dày đơn lấy năng lượng chủ yếu từ glucoza và lipit hấp thu ở ruột. Tỷ lệ giữa các ABBH phụ thuộc vào bản chất của các loại gluxit có trong khẩu phần. Các ABBH được sinh ra trong dạ cỏ được cơ thể bò sữa sử dụng vào các mục đích khác nhau: - Axít acetic (CH3COOH ) được bò sữa sử dụng chủ yếu để cung cấp năng lượng thông qua chu trình Creb sau khi được chuyển hoá thành axetyl-CoA. Nó cũng là nguyên liệu chính để sản xuất ra các loại mỡ, đặc biệt là mỡ sữa. - Axít propionic (CH3CH2COOH ) chủ yếu được chuyển đến gan, tại đây nó được chuyển hoá thành đường glucoza. Từ gan glucoza sẽ được chuyển vào máu nhằm bảo đảm sự ổn định nồng độ glucoza huyết và tham gia vào trao đổi chung của cơ thể. Đường glucoza được bò sữa sử dụng chủ yếu làm nguồn năng lượng cho các hoạt động thần kinh, nuôi thai và hình thành đường lactoza trong sữa. Một phần nhỏ axit lactic sau khi hấp thu qua vách dạ cỏ được chuyển hoá ngay thành axit lactic và có thể được chuyển hoá tiếp thành glucoza và glycogen. - Axít butyric(CH3CH2CH2COOH) được chuyển hoá thành bêta-hydroxybutyric khi đi qua vách dạ cỏ, sau đó được sử dụng như một nguồn năng lượng bởi một số mô bào, đặc biệt là cơ xương và cơ tim. Nó cũng có thể được chuyển hoá dễ dàng thành xeton và gây độc hại cho bò sữa khi có nồng độ hấp thu quá cao. Hoạt động lên men gluxit của vi sinh vật dạ cỏ còn giải phóng ra một khối lượng khổng lồ các thể khí, chủ yếu là CO2 và CH4. Các thể khí này không được bò sữa lợi dụng, mà chúng đều được thải ra ngoài cơ thể thông qua phản xạ ợ hơi. Chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ Các hợp chất chứa nitơ, bao gồm cả protein và phi protein, khi được ăn vào dạ cỏ sẽ bị VSV phân giải (Sơ đồ1-5). Mức độ phân giải của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là độ hoà tan. Các nguồn nitơ phi protein (NPN) trong thức ăn, như urê, hoà tan hoàn toàn và nhanh chóng phân giải thành amôniac. Trong khi tất cả NPN được chuyển thành amoniac trong dạ cỏ, thì có một phần - nhiều hay ít tùy thuộc vào bản chất của thức ăn - protein thật của khẩu phần được VSV dạ cỏ phân giải thành amoniac. Amôniac trong dạ cỏ là yếu tố cần thiết cho sự tăng sinh của hầu hết các loài vi khuẩn trong dạ cỏ. Các vi khuẩn này sử dụng amôniac để tổng hợp nên axit amin của chúng. Nó được coi là nguồn nitơ chính cho nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là những vi khuẩn tiêu hoá xơ và tinh bột. Sinh khối vi sinh vật sẽ đến dạ múi khế và ruột non theo khối dưỡng chấp. Tại đây một phần protein vi sinh vật này sẽ được tiêu hoá và hấp thu tương tự như đối với động vật dạ dày đơn. Trong sinh khối protein VSV có khoảng 80% là protein thật có chứa đầy đủ các axit amin không thay thế với tỷ lệ cân bằng. Protein thật của VSV được tiêu hoá khoảng 80-85% ở ruột. Sơ đồ 1-5: Sự chuyển hoá các chất chứa nitơ trong dạ cỏ

Nhờ có VSV dạ cỏ mà gia súc nhai lại ít phụ thuộc vào chất lượng protein thô của thức ăn hơn là động vật dạ dày đơn bởi vì chúng có khả năng biến đổi các hợp chất chứa N đơn giản, như urê, thành protein có giá trị sinh học cao. Bởi vậy để thỏa mãn nhu cầu duy trì bình thường và nhu cầu sản xuất ở mức vừa phải thì không nhất thiết phải cho gia súc nhai lại ăn những nguồn protein có chất lượng cao, bởi vì hầu hết những protein này sẽ bị phân giải thành amôniac; thay vào đó amôniac có thể sinh ra từ những nguồn N đơn giản và rẻ tiền hơn. Khả năng này của VSV dạ cỏ có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với sản xuất vì thức ăn chứa protein thật đắt hơn nhiều so với các nguồn NPN. Chuyển hoá lipit Trong dạ cỏ có hai quá trình trao đổi mỡ có liên quan với nhau: phân giải lipit của thức ăn và tổng hợp mới lipit của VSV. Triaxylglycerol và galactolipit của thức ăn được phân giải và thuỷ phân bởi lipaza VSV. Glyexerol và galactoza được lên men ngay thành ABBH. Các axit béo giải phóng ra được trung hoà ở pH của dạ cỏ chủ yếu dưới dạng muối canxi có độ hoà tan thấp và bám vào bề mặt của vi khuẩn và các tiểu phần thức ăn. Chính vì thế tỷ lệ mỡ quá cao trong khẩu phần thường làm giảm khả năng tiêu hoá xơ ở dạ cỏ. Trong dạ cỏ còn xảy ra quá trình hydrogen hoá và đồng phân hoá các axit béo không no. Các axit béo không no mạch dài (linoleic, linolenic) bị làm bão hoà (hydrogen hoá thành axit stearic) và sử dụng bởi một số vi khuẩn. Một số mạch nối đôi của các axit béo không no có thể không bị hydrogen hoá nhưng được chuyển từ dạng cis sang dạng trans bền vững hơn. Các axit béo có mạch nối đôi dạng trans này có điểm nóng chảy cao hơn và hấp thu (ở ruột non) và chuyển vào mô mỡ làm cho mỡ của gia súc nhai lại có điểm nóng chảy cao. Vi sinh vật dạ cỏ còn có khả năng tổng hợp lipit có chứa các axit béo lạ (có mạch nhánh và mạch lẻ) do sử dụng các ABBH có mạch nhánh và mạch lẻ được tạo ra trong dạ cỏ. Các axit này sẽ có mặt trong sữa và mỡ cơ thể của vật chủ. Như vậy, lipit của VSV dạ cỏ là kết quả của việc biến đổi lipit của thức ăn và lipit được tổng hợp mới. Khả năng tiêu hoá mỡ của VSV dạ cỏ rất hạn chế, cho nên khẩu phần nhiều mỡ sẽ cản trở tiêu hoá xơ và giảm thu nhận thức ăn. Tuy nhiên, đối với phụ phẩm xơ hàm lượng mỡ trong đó rất thấp nên dinh dưỡng của gia súc nhai lại ít chịu ảnh hưởng của tiêu hoá mỡ trong dạ cỏ. Cung cấp vitamin Một số nhóm VSV dạ cỏ có khả năng tổng hợp nên các loại viatmin nhóm B và vitamin K. Giải độc Nhiều bằng chứng cho thấy VSV dạ cỏ có khả năng thích nghi chống lại một số chất kháng dinh dưỡng. Nhờ khả năng giải độc này mà gia súc nhai lại, đặc biệt là dê, có thể ăn một số loại thức ăn mà gia súc dạ dày đơn ăn thường bị ngộ độc như lá sắn, hạt bông. Nhận xét chung về tiêu hoá ở gia súc nhai lại Tác dụng tích cực của VSV dạ cỏ + Phân giải được chất xơ nên giảm cạnh tranh thức ăn với người và gia súc cũng như gia cầm khác (Sơ đồ 1-6). Sơ đồ 1-6: Cơ sở của việc sử dụng xơ và nitơ phi protein (NPN) để nuôi gia súc nhai lại + Sử dụng được NPN nên giảm nhu cầu protein thực trong khẩu phần (Sơ đồ 1-6). + Nâng cấp chất lượng protein góp phần giảm nhu cầu axit amin không thay thế. + Tổng hợp được một số vitamin (B, K) và do đó mà giảm cung cấp từ thức ăn. + Giải độc nhờ VSV dạ cỏ nên gia súc nhai lại ăn được nhiều loại thức ăn. Tác động tiêu cực của tiêu hoá dạ cỏ + Làm mất mát năng lượng thức ăn do lên men (nhiệt, mêtan) và năng lượng mang dạ cỏ. + Phân huỷ protein chất lượng cao gây lãng phí. + Hydrrogen hoá một số axit béo không no quan trọng cần cho vật chủ. + Khí mêtan sinh ra gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

( Nguồn Website Viện Chăn nuôi )

Tại sao con bò lại có 4 dạ dày?

Những động vật nhai lại như trâu bò có dạ dày chia thành 4 ngăn để chuyển hóa cỏ và thức ăn khó tiêu hóa khác thành năng lượng.

Dạ dày của bò có bao nhiêu ngàn?

4 ngăn dạ dày bò bao gồm: Dạ cỏ, Dạ tổ ong, Dạ lá sách và Dạ múi khế.

Trâu có bao nhiêu dạ dày?

Động vật nhai lại có dạ dày gồm bốn ngăn, được gọi là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Trong hai ngăn đầu tiên (dạ cỏ và dạ tổ ong), thức ăn được trộn lẫn với nước bọt và tách ra thành các lớp thức ăn rắn và lỏng.

Dạ dày 4 túi là con gì?

Các loài động vật nhai lại (Trâu, bò, dê cừu, hươu, nai) có dạ dày 4 túi.