Có thể học song song 2 trường đại học không

Có thể học song song 2 trường đại học không

Sinh viên có thể học cùng một lúc 2 ngành.

Chỉ cần không bị xếp học lực yếu, sinh viên sẽ có đủ điều kiện để theo học thêm một ngành khác để khi thi tốt nghiệp sẽ nhận được 2 tấm bằng đại học.

Quy chế đào tạo ở bậc đại học ngày càng được mở cửa, sinh viên được học cùng 1 lúc 2 ngành, quy chế này được ban hành từ năm 2006, sinh viên phải hoàn thành được năm đầu tiên của chương trình thứ nhất với học lực từ khá trở lên  mới được đăng ký tham gia học ngành thứ 2. Cũng giống như bạn học văn bằng 2 (văn bằng 2 mầm non) con đường thứ 2 cho các bạn trẻ.

Sang năm 2008 quy chế đào tạo đại học lại đi theo hướng học theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký ngành học thứ hai ngay sau kết thúc kỳ học đầu tiên nếu học lực của sinh viên không bị thuộc loại yếu.

Không chỉ dừng lại ở đó, trường ĐH Quốc gia Hà Nội còn cho phép sinh viên học thêm một ngành khác ngoài phạm vi của trường, tức là sinh viên được theo học ở một trường khác về hệ thống. ví dụ: Sinh viên thuộc trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn có thể học thêm ngôn ngữ tiếng anh, tiếng Trung của trường ngoại ngữ, ngành luật kinh doanh của trường luật…

Việc học 2 ngành cùng một lúc rất vất vả càn phải đặt ra mục tiêu và năng lực cụ thể.

Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, phó hiệu trưởng trường ĐH Tài Chính- khoa Maketing người từng có rất nhiều kinh nghiệm trong phương pháp đào tạo cho rằng: học 2 ngành là một cơ hội tốt để sinh viên lấy được 2 bằng ĐH trong khoảng thời gian ngắn, giảm bớt được áp lực thông qua việc chuyển điểm những học phần trùng lặp. tuy nhiên, khi sinh viên có ý định theo học 2 ngành cùng 1 lúc thì cần xác định được rõ mục tiêu của mình ngay từ đầu để có những quyết định chính xác là học ngành nào và quyết tâm theo học ngành đó. Nếu không có mục tiêu quan điểm rõ ràng sinh viên dễ bị bỏ dở ngang chừng, mất thời gian và tốn công sức vô ích mà không được gì. Một số ngành có thể học song song như học kế toán thì bổ trợ thêm về Công nghệ thông tin, học luật bổ trợ thêm ngoại ngữ…

Trong thực tế thì có số nhiều sinh viên đã bỏ cuộc ngang chừng khi không thể theo cùng 1 lúc 2 ngành, vậy nếu theo cùng 1 lúc 2 ngành sinh viên cần có đủ sức khỏe và năng lực học tập.

Học 2 ngành rõ ràng sẽ tốt hơn 1 ngành, nhưng nếu xác định rõ ràng hướng đi ngay từ đầu chỉ tập trung học tốt một ngành chính rồi tiếp tục học nâng cao cũng là một hướng đi tốt.

Điều quan trọng nhất vẫn là cách lên kế hoạch học tập một cách bài bản và khoa học mới có đủ lực để theo kịp chương trình học của 2 ngành song song.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:

Hiện nay, không có quy định cấm học cùng lúc hai trường đại học, cao đẳng. Nếu tham gia thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy theo kỳ thi “ba chung” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, sinh viên cần lưu ý đến quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Theo đó, người thuộc diện không được dự thi bao gồm học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự thi (bằng văn bản).

Các trường đại học, cao đẳng có nhiệm vụ xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, các quy định riêng về đào tạo áp dụng trong nhà trường trên cơ sở các quy định tại Điều lệ trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành và các quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do vậy, mỗi trường đại học, cao đẳng có thể có các quy định cụ thể về tổ chức và quản lý đào tạo, quản lý người học theo mức độ khác nhau và người học phải có trách nhiệm chấp hành các quy định này.

Từ các cơ sở nêu trên, để học cùng lúc hai trường đại học, cao đẳng sinh viên cần chú ý các điểm sau: Phải đủ điều kiện dự thi tuyển sinh theo quy định. Nộp hồ sơ khi nhập học: Theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Quy chế tuyển sinh hiện hành, sinh viên phải nộp học bạ, bằng tốt nghiệp trung học, …, là các bản photocopy, được nhà trường kiểm tra, đối chiếu với bản chính. Do vậy sinh viên có thể nộp hồ sơ nhập học (bản photocopy) vào nhiều trường. Việc quản lý người học, tổ chức đào tạo (có thể theo niên chế hoặc theo hệ thống tín chỉ) ở các trường khác nhau và sinh viên phải tuân thủ các quy định này. Sinh viên học cùng lúc 2 trường sẽ gặp một số khó khăn, như: chồng chéo về thời gian học tập và sinh hoạt; trùng lắp về nội dung học tập (hiện nay, hầu như chưa có công nhận lẫn nhau giữa các trường về kết quả học tập của sinh viên); khác nhau về các quy định học vụ, nội quy sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt Hội sinh viên…

Trở thành ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng là mục tiêu hàng đầu của sinh viên sau tốt nghiệp. Và để đạt được mục tiêu này, nhiều người chọn học hai trường cùng lúc.

Học song song hai trường là lựa chọn của nhiều sinh viên nhằm tăng lợi thế cạnh tranh sau tốt nghiệp. Mặc dù đây là lựa chọn đem đến nhiều cơ hội việc làm trong tương lai, cách học này cũng khiến sinh viên đối mặt không ít khó khăn.

Thách thức nhân đôi

Khi quyết định đăng ký ngành học thứ hai, trở ngại đầu tiên sinh viên có thể đối mặt là lượng bài vở, áp lực thi cử tăng lên gấp đôi. Áp lực hoàn thành đủ các tín chỉ để không phải thi lại hay học lại buộc sinh viên phải nỗ lực hết mình.

Trong trường hợp sinh viên không có hậu thuẫn tài chính từ gia đình, chọn học hai ngành có thể khiến họ gặp khó khăn về tài chính. Nguyên nhân là lịch học trải dài hoặc chiếm toàn bộ thời gian, sinh viên không có khả năng đi làm thêm để trang trải học phí. Ngoài ra, thời gian và công sức cho việc di chuyển cũng là điểm cần suy tính. Những sinh viên chọn học hai ngành tại hai trường đại học xa nhau cần phân bổ thời gian đi lại.

Có thể học song song 2 trường đại học không

Thanh Duy chia sẻ kinh nghiệm cân đối thời gian để có thể theo học song song hai trường.

Chia sẻ kinh nghiệm bản thân, bạn Nguyễn Thanh Duy cho biết khi đang là sinh viên năm cuối ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành tại Đại học Cần Thơ, bạn quyết định chọn học thêm ngành Mỹ thuật đa phương tiện tại trường Arena Multimedia. Đây là quyết định táo bạo khi Thanh Duy phải học hai trường cùng lúc - vừa hoàn thành năm cuối tại trường này, vừa học năm nhất trường khác.

Theo Thanh Duy, vấn đề quản lý thời gian là yếu tố quan trọng khi sinh viên chọn học song song hai trường. Duy cho rằng nếu người học biết cách sắp xếp, phân bổ để tránh trùng lịch học cũng như tối ưu thời gian đi lại thì học hai trường không gặp nhiều vấn đề. “Nhìn chung thời gian của mình vẫn không khác nhiều so với chỉ học một ngành duy nhất”, Thanh Duy chia sẻ.

Theo Thanh Duy, Arena có lịch học linh động nên bạn có thể học buổi tối trong tuần, ban ngày học ở trường còn lại và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa khác. Ngoài ra, chương trình đào tạo tại Arena Multimedia chú trọng “làm trước - học sau” nên Duy được trải nghiệm các dự án từ sớm, có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng vào chuyên ngành du lịch. Đơn cử, Duy thành thạo hơn trong việc thiết kế power point cho những buổi thuyết trình, thiết kế banner…

Cô sinh viên song ngành chia sẻ: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Trải qua thách thức thì mới có được cơ hội. Việc học hai ngành giúp mình có cái nhìn bao quát hơn về sự nghiệp và cụ thể hóa con đường tương lai”.

Có thể học song song 2 trường đại học không

Thanh Duy (thứ 6 từ phải sang) tham gia hoạt động ngoại khóa cùng lớp.

Nắm bắt cơ hội thành công

Bên cạnh có nhiều cơ hội việc làm sau tốt nghiệp, sinh viên học hai trường song song có thể kết hợp kiến thức và kỹ năng của hai ngành học để hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, sinh viên cần cân nhắc và chủ động trang bị kỹ năng bổ trợ giữa hai chuyên ngành.

Sẵn đam mê ngành du lịch và thiết kế số, Thanh Duy sớm nhận thấy mối quan hệ khăng khít của hai lĩnh vực này. Do đó khi học tại Arena Multimedia, cô bạn nhanh chóng xác định rõ mục tiêu khi chọn các môn chuyên ngành - bổ trợ cho mảng du lịch mà mình đang theo học. Các kiến thức học được từ nền tảng thiết kế đồ hoạ, thiết kế web, ứng dụng kỹ thuật số đến làm phim kỹ thuật số, thiết kế game - hoạt hình 3D… hỗ trợ Thanh Duy hoàn thành sản phẩm du lịch, thiết kế tour ảo cho khách trải nghiệm.

“Từ lâu mình đã ấp ủ nhiều kế hoạch phát triển du lịch Kiên Giang. Với kiến thức học được, mình dự định sau khi tốt nghiệp sẽ thành lập fanpage, website về tour sinh thái, địa điểm du lịch, ẩm thực quê nhà theo hình thức chia sẻ hình ảnh, video tự thiết kế. Rất hữu ích khi mình có thể vận dụng kiến thức hai chuyên ngành để theo đuổi đam mê cũng như thêm lợi thế cạnh tranh công việc trong tương lai”, Duy nói thêm.

Cũng theo Thanh Duy, khối lượng bài vở lớn và chương trình thi nhiều là cơ hội để sinh viên rèn luyện cách quản lý thời gian, xác định hạng mục công việc ưu tiên, từ đó trở nên đa nhiệm hơn.

Có thể học song song 2 trường đại học không

Sinh viên được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng khi học song ngành.

Khi các bạn trẻ chọn hai ngành có sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao kiến thức và kỹ năng của họ. Từ đó, người xin việc có cơ hội đảm nhiệm nhiều vị trí cao trong công ty, mức thu nhập tốt hơn.

Ngoài cơ hội việc làm, sinh viên song ngành được trải nghiệm hai môi trường giáo dục khác nhau. Nhờ đó, họ có cơ hội mở rộng mối quan hệ, tham gia các hoạt động thú vị, nâng tầm kỹ năng sống và tri thức.