Có thai nên kiêng cử gì

Khi mang thai, thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều bạn cần thực hiện càng sớm càng tốt. Ngoài bổ sung dinh dưỡng, bạn cũng đừng quên tìm hiểu đáp án cho 2 câu hỏi câu hỏi: Mới có thai không nên ăn gì và mới có thai nên ăn gì?

Mới có thai không nên ăn gì là vấn đề rất quan trọng. Rất, rất nhiều phụ nữ không hề biết rằng mình đã có thai cho đến tận khi trễ kinh nguyệt. Khi đó, thai kỳ của bạn thường đã bước vào tuần thứ 2-3 hoặc trễ hơn.

Và để chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đủ chất dinh dưỡng cho những ngày đầu tiên của phôi thai, hãy bắt đầu việc ăn uống lành mạnh, phân loại những thực phầm bà bầu không nên ăn ngay từ đầu chu kỳ kinh nguyệt mà bạn dự tính sẽ thụ thai.

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ chú trọng đến việc ăn gì mà còn quan tâm đến việc phải tránh món gì. Vậy, mới có thai không nên ăn gì? mới có thai nên kiêng gì bạn biết chưa?

Có thai nên kiêng cử gì
Bà bầu không nên ăn gì khi mới có thai là câu hỏi của rất nhiều người

Bà bầu kiêng ăn gì? Những thực phẩm bà bầu không nên ăn

Bầu không được ăn gì? mới có thai nên kiêng gì? Tất cả sẽ được giải đáp dưới đây:

1. Mới có thai không nên ăn gì? Tháng thứ nhất

Tháng đầu của thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn kéo dài từ khi trứng chuẩn bị rụng cho đến khi kết thúc tuần thứ 4. Đây là lúc phôi thai trải qua những bước phát triển quan trọng nhất! Những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong tháng đầu mang thai bao gồm:

  • Thực phẩm gây co thắt dạ con: Cam thảo, dứa, đu đủ xanh là các loại thực phẩm gây co thắt dạ con cần tránh. Bởi trong tam cá nguyệt đầu tiên, tình trạng thai nhi chưa ổn định nên các cơn co thắt tử cung rất dễ gây sảy thai.
  • Các loại cá chứa nhiều thủy ngân: Mới có thai không nên ăn gì? Thủy ngân có nhiều trong cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển), cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối. Thủy ngân có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
  • Phô mai mềm: Một số loại phô mai mềm như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleydal thường được làm từ sữa chưa qua tiệt trùng và có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.

>>> Bạn có thể xem thêm: 5 lý do bà bầu không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chín hườm

2. Có bầu kiêng ăn gì? Tháng thứ hai thai kỳ

Đây là thời điểm mà các dấu hiệu mang thai đã rõ ràng và bạn thực sự đã có nhận thức rõ ràng về những việc nên và không nên làm, bao gồm cả việc tìm hiểu mới có thai không nên ăn gì. Ngoài danh sách kể trên, trong tháng thứ hai này, bạn cũng nên kiêng khem thêm một vài món gây hại cho sức khỏe như:

  • Pate: Pate có thể chứa vi khuẩn Listeria gây hại cho sức khỏe của thai nhi.
  • Gan: Gan động vật là thực phẩm chứa rất nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A vượt ngưỡng an toàn cho bà bầu. Dung nạp vitamin A vượt ngưỡng trong giai đoạn này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, đó là gây dị tật cho thai nhi.
  • Sữa tươi chưa tiệt trùng: Tươi không có nghĩa là sạch! Trong các loại sữa chưa tiệt trùng có thể chứa các loại vi khuẩn có hại và các mầm bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và phôi thai.
  • Đồ uống có cồn: Mới có thai không nên ăn gì? Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn không những làm hại lá gan của mẹ mà còn khiến phôi thai đối diện với nguy cơ dị tật cao.
  • Trứng chưa nấu chín: Mới có thai không nên ăn gì?Bạn nên tạm ngừng ăn những món trứng ốp la, lòng đào ưa thích. Trong trứng sống cũng có thể chứa vi khuẩn salmonella nguy hiểm cho sự phát triển của phôi thai.
  • Xúc xích, thịt hun khói, giăm bông, nem chua: Nếu có ý định ăn những món này thì bạn cần nấu chín chúng cẩn thận. Tất cả các loại thịt chế biến này đều làm từ nguyên liệu tươi sống và có thể chứa các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
  • Cafein: Mới có thai không nên ăn gì? Hầu hết các nghiên cứu cho biết caffeine được tiêu thụ ở mức độ vừa phải không gây ảnh hưởng đến cơ thể, tuy nhiên mối quan hệ giữa lượng caffeine và sảy thai là rất cao. Hiệp Hội Phụ nữ mang thai Hoa Kì khuyến cáo bạn nên tránh caffeine trong 3 tháng đầu tiên của thai kì để giảm khả năng bị sảy thai và theo nguyên tắc chung, không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày trong thời gian mang thai.

3. Mới có thai không nên ăn gì? Tháng thứ ba

Sau khi đã loại khỏi thực đơn hàng ngày khá nhiều món, có thể mẹ sẽ còn tiếp tục phải nới rộng danh sách những đáp án cho câu hỏi: bà bầu không nên ăn gì khi mới có thai? Tháng thứ ba này đánh dấu sự có mặt của tất cả các cơ quan cần thiết cho bé. Đây cũng là tháng cuối cùng của chu kỳ 3 tháng đầu tiên.

Mới có thai không nên ăn gì? Để bắt đầu cho một cuộc phát triển đầy tính bứt phá trong thời gian tới, bạn cần tập trung vào những chọn lựa có lợi cho sức khỏe của bản thân và thai nhi. Đó là những món giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng. Đồng thời với quá trình này, hãy hạn chế hoặc loại khỏi thực đơn những món như:

  • Thức ăn nhanh: Hamburger, pizza, gà rán, khoai tây rán… và rất nhiều loại thực phẩm ăn nhanh (fast food) chứa đầy chất béo bão hòa và những gốc tự do có hại. Chúng đã trải qua chế biến với nhiệt độ lớn khiến lượng dưỡng chất có lợi không còn lại bao nhiêu.
  • Đồ ăn đóng hộp: Mới có thai không nên ăn gì?Những món đóng hộp thường chứa rất nhiều muối và gia vị, chúng dễ gây áp lực lên thận và khiến bạn dễ bị huyết áp cao. Khi bạn mang thai, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều đang làm việc hết công suất và không nên tạo thêm áp lực cho chúng. Ngoài ra, tình trạng cao huyết áp sẽ khiến thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng.
Có thai nên kiêng cử gì
Mới có thai không nên ăn gì?

Mới có thai không nên ăn gì? Những loại rau bà bầu không nên ăn

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bà bầu. Thế nhưng mỗi loại rau đều có mặt lợi và mặt hại riêng của chúng. Có những loại rau tuyệt đối không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đó là:

  • Rau sam: Mới có thai không nên ăn gì? Đây là lại rau tối kỵ với các phụ nữ khi mang thai, nhất là vào 3 tháng đầu vì theo thực tiễn cho thấy rau sam mang tính hàn cao nên sẽ khiến co cơ trơn tử cung, làm tử cung co bóp quá đà dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
  • Rau răm: Trong rau răm có chứa các chất làm cho cơ thể bà bầu mất máu dẫn đến việc co bóp tử cung. Nghiêm trọng hơn nếu ăn quá nhiều có thể khiến bị sảy thai hoặc làm cho thai nhi phát triển không bình thường.
  • Rau ngót: Mới có thai không nên ăn gì? Tuy chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng rau ngót cũng chứa chất papaverin – một chất độc được tìm thấy rất nhiều trong cây thuốc phiện. Ăn nhiều rau ngót khiến cơ tử cung của co thắt nhiều dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
  • Ngải cứu: Ngải cứu có thể xem là một vị thuốc nam nhằm an thai, điều hòa khí huyết cho bà bầu nhưng việc lạm dụng quá nhiều ngải cứu cũng có khả năng gây sảy thai.
  • Chùm ngây: Mới có thai không nên ăn gì? Loại hormone alpha-sitosterol có trong rau chùm ngây là cực độc với bà bầu. Ăn thường xuyên trong 3 tháng đầu thai kỳ bào thai dễ bất ổn và rất khó giữ lại sự sống cho em bé.
  • Khổ qua: Khổ qua là loại rau quả có chứa nhiều vitamin và chất xơ. Nhưng trong thành phần nó có chứa Quinine, Monodicine,… kích thích co bóp tử cung. Nếu bà bầu ăn các món ăn chế biến từ trái khổ qua sẽ có nguy cơ bị sảy thai rất cao. Do đó các mẹ nên tránh ăn khổ qua.
  • Măng tươi: Mới có thai không nên ăn gì? Măng chứa nhiều chất xơ có tác dụng trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng và làm giảm cholesterol trong máu. Tuy nhiên, trong măng tươi cũng chưa cyanide là một chất rất nguy hiểm đối với cơ thể. Nếu không loại bỏ chất độc này trước khi ăn, bà bầu có thể bị ngộ độc. Mẹ bầu có thể bị khó thở, nôn ói, đau đầu, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.Do đó, các mẹ nên luộc kĩ măng tươi và rửa đi rửa lại thật nhiều lần với nước. Lưu ý: nên mở nắp nồi khi luộc để cho khí Xyanua bay hết.

>>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn bưởi có tốt không?

Bà bầu không nên ăn gì?

Mới có thai không nên ăn gì khi thèm trái cây? Có một số loại trái cây và thực phẩm trong suốt quá trình mang thai mẹ không nên chạm tới để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh:

  • Đu đủ xanh: Mới có thai không nên ăn gì? Trong đu đủ chưa chín có rất nhiều chất latex. Đây là một chất làm co thắt tử cung và có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Các enzyme trong đu đủ xanh không chỉ có nguy cơ gây sảy thai, nó cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Quả nhãn: Theo các tài liệu của Đông y, bà bầu không nên ăn nhãn. Bà bầu thường có triệu chứng nóng trong và xuất hiện hiện tượng táo bón. Ăn nhãn nhiều càng làm 2 triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn. Với những mẹ có thể trạng nhạy cảm hoặc có triệu chứng dọa sảy thai càng cần tránh xa nhãn trong suốt 40 tuần thai.
  • Quả thơm (dứa): Mới có thai không nên ăn gì? Theo các nhà khoa học cho biết, thơm có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Đặc biệt khi dứa còn xanh thì tỷ lệ chất bromelain là rất cao, việc ăn dứa có thể gây sảy thai.
  • Dưa hấu: Mới có thai không nên ăn gì? Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.
  • Quả mận: Trong mận có nhiều vitamin A, khi mẹ ăn mận sẽ cung cấp một lượng lớn carotene hữu ích cho mắt. Ngoài ra, sắt, kali, phốt pho hay chất béo, protein trong mận còn giúp giải độc cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, về tính nóng mận cũng không kém nhãn. Mẹ bầu nên ăn hạn chế nếu không muốn bị phát ban do nóng.

Có thai nên kiêng cử gì
Ăn trái cây mẹ bầu cũng cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định

* Lưu ý khi ăn trái cây

Bên cạnh vấn đề mới có thai không nên ăn gì, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Ăn khi đã rửa sạch: Cũng như trong các loại thịt cá sống, hoa quả chưa rửa có chứa các loại ký sinh trùng, chất hóa học hay chất bảo vệ thực vật như: toxoplasmosis và nhiều chất hóa chất độc hại khác hay hại cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
  • Súc miệng sạch sau khi ăn: Hầu hết các loại trái cây đều chứa axit có tính ăn mòn răng. Nếu mẹ ăn nhiều trái cây nhưng lại không biết giữ vệ sinh răng miệng đúng cách thì sẽ liên tục đưa axit vào tiếp xúc với răng của mình. Ngoài ra, trong trái cây cũng có đường và nước bọt không thể loại bỏ hết được chúng nên dễ làm hại răng của mẹ. Vì vậy, lời khuyên của các nha sĩ là nên súc miệng sạch sau khi ăn trái cây.
  • Không nên ăn quá nhiều: Bất kỳ thực phẩm nào ăn quá nhiều cũng không tốt. Trái cây cũng vậy. Mặc dù trái cây bổ dưỡng nhưng lại không chứa đầy đủ tất cả các loại dưỡng chất, đặc biệt là protein và chất béo – hai loại chất này lại vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng của thai nhi trong bụng mẹ.
  • Tránh hoa quả để lạnh: Đồ ăn vừa được lấy ra từ tủ lạnh, đặc biệt là hoa quả, rất dễ khiến mẹ bầu đau bụng, tiêu chảy. Chính vì vậy, mẹ chỉ ăn sau khi đã để đồ ăn ra ngoài khoảng một giờ. Việc ăn hoa quả ngay sau bữa ăn chính có thể gây đầy hơi và táo bón cho mẹ.

Mới có thai không nên ăn gì? 5 thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Ngoài việc cần kiêng cữ các thực phẩm trên thì bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ bầu cũng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. 5 thực phẩm được đánh giá là giàu dinh dưỡng nhất là:

  • Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn.
  • Súp lơ: Thực phẩm chứa lượngaxit folic không nhỏ, đặc biệt tốt cho mẹ bầu.
  • Họ hàng nhà đậu: Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp của thai nhi cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu.
  • Các loại quả mọng: Đây là những loại trái có hàm lượng folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Hơn nữa, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, vừa giúp hỗ trợ hấp thu sắt, vừa rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Trứng: Không chỉ là nguồn bổ sung protein dồi dào, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.

Mới có thai không nên ăn gì, bà bầu kiêng ăn gì, mẹ cần tìm hiểu rõ ràng và kiêng cữ suốt trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.