Có nên xét nghiệm máu tầm soát ung thư

Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư và có 150.000 trường hợp mắc căn bệnh này. Cũng như các nước trên thế giới, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh, từ 68.000 ca [năm 2000] lên 126.000 ca [năm 2010] và dự kiến sẽ vượt 190.000 ca [vào năm 2020]. Bệnh gặp ở mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, mọi khu vực địa lý và mọi ngành nghề khác nhau.

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc BV K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, tuy ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng có đến 50% số bệnh ung thư có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

"Ung thư là bệnh đa hình thái, có trên 200 loại ung thư khác nhau và ở tất cả các bộ phận của cơ thể. Mỗi loại ung thư có phương pháp phát hiện sớm khác nhau, cho nên nếu chỉ 1 xét nghiệm máu để phát hiện tất cả các loại ung thư khác nhau là không có. Không thể xét nghiệm máu để phát hiện ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung...."- GS. Đức nhấn mạnh.

GS.TS Nguyễn Bá Đức.

Cũng theo GS. Đức, có một số ung thư xuất tiết một số rất ít vào trong máu [rất ít], nên khi xét nghiệm máu chỉ số này cao hơn một chút chúng ta mới chỉ nghi ngờ thôi chứ chưa khẳng định, sau đó cần phải xét nghiệm chuyên sâu hơn để khẳng định. Như chỉ số AFP của ung thư gan, xét nghiệm máu nếu chỉ số trên 400ng/ml, sau đó bác sĩ cần kết hợp siêu âm gan, chụp gan, sinh thiết rồi mới khẳng định. Hay với ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm máu PSA trên 10 [bình thường chỉ 4-5] có thể nghi ngờ. Vì nhiều khi bệnh nhân viêm gan thì AFP cũng tăng hay phì đại lành tính tuyến tiền liệt cũng khiến PSA tăng.

"Nếu nói chỉ xét nghiệm máu để phát hiện ung thư thì không đúng, mỗi loại ung thư có phương pháp phát hiện sớm khác nhau. Khi xét nghiệm máu, người ta có thể phát hiện ra một số chất chỉ điểm như AFP, PSA, CEA... để phát hiện ung thư, tuy nhiên những chất chỉ điểm này không đặc hiệu. Người thầy thuốc chỉ định xét nghiệm máu trong một số trường hợp đặc biệt.

Với nam giới trên 50 tuổi, người ta khuyên xét nghiệm PSA định kỳ hàng năm, nếu chỉ số cao thì cần tiếp tục siêu âm, sinh thiết.... để chẩn đoán. Với phụ nữ, chị em có thể tự kiểm tra ngực sau khi sạch kinh, nếu phát hiện bất thường cần đi khám ngay. Cổ tử cung, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 1 năm 1 lần. Ở các nước, những việc sàng lọc này người dân rất có ý thức đi khám. Như ở Mỹ bảo hiểm y tế còn chi trả cho việc khám sàng lọc, tuy nhiên ở ta thì chưa làm được. Đối với những người có nguy cơ cao nên đi sàng lọc phát hiện sớm như người hút thuốc lá, bị bệnh đại tràng, viêm gan mạn tính, viêm dạ dày, người bị rối loạn kinh nguyệt, người béo phì... nên đi khám định kỳ.

"Nếu nói chỉ xét nghiệm máu để phát hiện ung thư thì không đúng, mỗi loại ung thư có phương pháp phát hiện sớm khác nhau"- GS. Đức cho biết.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư, trong đó có điều trị ung thư bằng ghép tế bào gốc đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. GS. Đức cho biết, điều trị ung thư bằng ghép tế bào gốc là một thành tựu khoa học rất mới, chỉ xuất hiện cách đây khoảng 10 năm trở lại đây. Người ta nghiên cứu thấy, tế bào gốc có ở một số bộ phận như trong máu ngoại vi, có rất nhiều tế bào, nhưng người ta có thể lấy được tế bào gốc. Tế bào gốc là gốc rễ của các tế bào sinh ra các tế bào khác. Có 2 loại tế bào gốc là tế bào gốc từ bên ngoài có thể thu thập ở máu cuống rốn hoặc lấy từ người khác. Bên trong có thể lấy tế bào gốc từ tủy xương hoặc máu ngoại vi. Trừ ung thư máu, khi điều trị sử dụng hóa chất, thuốc, phóng xạ để diệt các tế bào máu bị ung thư đi, các tế bào miễn dịch, tế bào ung thư, hồng cầu, bạch cầu bị tiêu diệt, người ta đưa tế bào gốc vào để phục hồi, sản sinh ra tế bào máu. Còn các loại ung thư khác, tế bào gốc không chữa được ung thư.

"Sau khi chữa ung thư bằng các phương pháp hóa chất, phóng xạ, cơ thể suy sụp, mất sức đề kháng, người ta đưa tế bào gốc vào để gây dựng lại, phục hồi lại các tế bào máu, hồng cầu, bạch cầu, tế bào miễn dịch. Nếu không chữa ung thư mà dùng tế bào gốc là một sai lầm vì phải diệt tế bào ung thư trước. Tôi khẳng định tế bào gốc không chữa được ung thư mà chỉ là để phục hồi sau điều trị ung thư"- GS. Đức nói rõ.

Theo Sức khỏe đời sống

Bệnh ung thư đang trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều người. Trên thế giới, số lượng bệnh nhân mới và tử vong do bệnh ung thư đều có xu hướng tăng. Do vậy, việc xét nghiệm tầm soát ung thư là rất cần thiết giúp phát hiện sớm và nâng cao hiệu quả điều trị ung thư.

Và có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết chi phí các xét nghiệm tầm soát ung thư tại Viện Huyết học – Truyền máu TW cũng như các Điểm hiến máu và xét nghiệm cố định của Viện không quá cao, chỉ dao động từ dưới 100.000 đ – trên 200.000 đ/ 1 marker ung thư.

Tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam tăng cao

Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.

Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 99/185 thế giới về tỷ suất mắc mới và thứ 56/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Nhưng đến năm 2020, thứ hạng này đã tăng lên tương ứng là 91/185 và 50/185.

Số lượng bệnh nhân mới và tử vong do ung thư ở nước ta đều tăng nhanh. Tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, tỷ lệ mắc ung thư cũng gia tăng nhanh chóng. Tuy vậy, tỷ lệ tử vong vì bệnh ung thư tại các nước này lại giảm trong khi tỷ lệ này ở nước ta lại tăng.

Sự cần thiết của việc xét nghiệm tầm soát ung thư

Sàng lọc phát hiện sớm có vai trò quan trọng trong điều trị ung thư. Nếu có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm thì việc điều trị càng hiệu quả và tiết kiệm về chi phí. Ngược lại, khi phát hiện ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém.

Hiện nay, các kỹ thuật xét nghiệm tầm soát ung thư tại Việt Nam ngày càng phát triển hơn. Do vậy, mỗi người dân cần duy trì thói quen khám sức khoẻ định kỳ. Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, hãy đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Chi phí xét nghiệm tầm soát ung thư

Tại Việt Nam, các bệnh ung thư phổ biến ở nam giới là: ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến [chiếm khoảng 65,8% tổng các loại ung thư]. Các bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới là: ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan [chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư]. 

Bảng giá một số xét nghiệm tầm soát ung thư do Viện Huyết học – Truyền máu TW thực hiện:

TT Tên xét nghiệm Ý nghĩa xét nghiệm Chi phí xét nghiệm [Vnđ]
XN thu phí tại Viện  Tại Điểm Hiến máu và XN cố định 
1 CA 15-3 Tầm soát ung thư vú 150.000 198.000
2 CA 72-4 Tầm soát ung thư dạ dày, đại trực tràng 134.000 178.000
3 CEA Tầm soát ung thư đường tiêu hóa, phổi, tuyến giáp, tai mũi họng 86.200 117.000
4 NSE [Neuron Specific Enolase] Tầm soát ung thư phổi, u nguyên bào thần kinh 192.000 252.000
5 AFP [Alpha – Fetoprotein] Tầm soát ung thư gan, tinh hoàn       91.600 124.000
6 CA 19-9 Tầm soát ung thư tụy, tạng, đường mật, đại trực tràng 139.000 185.000
7 PSA Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến 91.600 124.000
8 PSA tự do Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến 86.200 117.000
9 Cyfra 21-1 Tầm soát ung thư phổi, bàng quang 96.900 130.000
10 CA 125 Tầm soát ung thư buồng trứng 139.000 185.000
Mời xem thêm: Chi phí các xét nghiệm tầm soát ung thư theo yêu cầu

Lưu ý:

Đây chỉ là một số xét nghiệm thường sử dụng để tầm soát các bệnh ung thư phổ biến. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể cần tới các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.

Hầu hết các ung thư lần đầu được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng xuất hiện hoặc nhờ vào quá trình sàng lọc thông qua các xét nghiệm về chỉ dấu ung thư. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định vẫn phải nhờ vào sinh thiết khối u hoặc các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Một số lời khuyên để phòng bệnh ung thư

Bên cạnh việc xét nghiệm tầm soát ung thư, chúng ta nên thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư:

  • Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả. Hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều muối, tránh đồ uống có nhiều đường. Không ăn thực phẩm mốc, ôi thiu. Tránh sử dụng thực phẩm nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng…
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích…
  • Xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý. Giữ tinh thần thoải mái, tích cực
  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn
  • Thực hiện tiêm chủng đầy đủ: viêm gan B, HPV…

1. Viện Huyết học – Truyền máu TW

  • Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
  • Thời gian:

+ Từ thứ 2- thứ 6: 6h30 – 17h00 [khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu];

+ Thứ 7: 7h30 – 17h00 [khám theo yêu cầu].

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:

  • Tổng đài bắt đầu hoạt động từ ngày 5/9/2022: 1900 96 96 70 [từ 7h00-17h00, từ thứ 2 – thứ 7]
  • Website: vienhuyethoc.vn/

Mời xem thêm: Hướng dẫn đặt lịch khám và chi phí dịch vụ y tế theo yêu cầu

2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: Từ thứ 3 – Chủ nhật: 8h00 – 12h00 và 13h30 – 17h00.

  • Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Trương Hằng [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề