Cơ chế chính sách là gì

Chính sách là gì? là một trong những câu hỏi tiếp cận ban đầu được quan tâm nhất khi tìm hiểu về khái niệm chính sách và chính sách công.

Chính sách là sản phẩm của quá trình ra quyết định lựa chọn các vấn đề, mục tiêu và giải pháp để giải quyết.

Chính sách công (public policy) là hệ thống những hành động có chủ đích, mang tính quyền lực nhà nước, được ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định, nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, hay thúc đẩy các giá trị ưu tiên.

  • Xem: Khái niệm chính sách công

Chính sách, chính sách công là gì?

Từ lâu,chinhsach.vn đã có một bài viết tương đối cụ thể về vấn đề này, các bạn có thể xem link ngay dưới đây:

  • Xem: Chính sách, chính sách công và khoa học chính sách

Tuy nhiên, do vẫn có nhiều nguồn truy cập trực tiếp đến chinhsach.vn thông qua tìm kiếm từ khóa: chính sách là gì, nên bài viết bổ sung này, không có thêm nhiều nội dung mới, mà sẽ hướng dẫn các bạn có thể tìm được câu trả lời nhanh và đầy đủ hơn.

Các bạn cũng có thể truy cập vào các đường link được dẫn ra trong bài này, để đọc những bài viết cụ thể có nội dung liên quan trên chinhsach.vn.

Chính sách công

Chính sách có bản chất thuộc về chính trị. Quá trình ra quyết định chính sách là một quá trình chính trị. Nhưng sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách thì dễ nhận thấy hơn, ví dụ như các quy định cụ thể, chi tiết của pháp luật, và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, đến sinh kế của mỗi người. Vì thế, bạn có lý do chính đáng để nên quan tâm tìm hiểu về chính sách.

  • Xem: Chính sách công và lựa chọn chính sách: Vì sao cần quan tâm?

  • Hoạch định chính sách là gì?

  • Xem:Hoạch định chính sách ở Việt Nam: Một số vấn đề cần lưu ý?

  • Xem: Hoạch định chính sách trong hoạt động lập pháp

Ở nghĩa rộng nhất, thì việc bạn quản lý chi tiêu trong gia đình như thế nào cũng có thể gọi là chính sách (tư).

Nhưng trên thực tế thì người ta quan tâm nhiều hơn đến những chính sách được làm ra bởi nhà nước (hoặc được nhà nước ủy quyền trong một số trường hợp), được hiểu là chính sách công. Chính sách và chính sách công, do đó, thường được dùng thay thế cho nhau. Nhưng chắc chắn không phải chính sách công nghĩa là chỉ làm ra cho khu vực công.

Vì thế, ở dạng rút gọn so với định nghĩa chính sách đã nêu trên, có thể hiểu: Chính sách là chuỗi những hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề thực tiễn, hay thúc đẩy các giá trị ưu tiên.

  • Xem: Thuật ngữ chính sách công

Nhưng vẫn còn những định nghĩa khác nhau về khái niệm chính sách và khái niệm chính sách công. Các bạn có thể tìm đọc thêm hàng chục những định nghĩa tương tự của nhiều học giả khi nghiên cứu về khoa học chính sách. Mặc dù vậy, không có quá nhiều sự khác biệt.

  • Xem: Chính sách công và khoa học chính sách

Những đặc điểm chung

Chính sách công được làm ra bởi nhà nước.

Điều này có nghĩa nhà nước là chủ thể có thẩm quyền quyết định ban hành chính sách công, với những nguồn lực công để đảm bảo chính sách được làm ra theo cách tốt nhất có thể, và thực thi sao cho hiệu lực, hiệu quả.

  • Xem: Năng lực chính sách
  • Xem: Công cụ chính sách là gì?
  • Xem: Hiệu suất chính sách công
  • Xem: Hiệu quả chính sách công

Chính sách có định hướng giải quyết vấn đề.

Cơ quan nhà nước nói chung có thẩm quyền quyết định lựa chọn chính sách thích hợp (nhưng rất nhiều trường hợp chưa hẳn là tối ưu) để giải quyết một vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Nhưng những quyết định này không đảm bảo chắc chắn đúng hay duy nhất đúng. Thậm chí, quyết định chính sách có thể sai ngay từ đầu, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, xác định được đúng vấn đề công cộng để từ đó lựa chọn giải pháp là một vấn đề khó, trung tâm của quá trình hoạch định chính sách.

Thêm nữa, bản thân chính sách cũng là vấn đề của chính nó. Chính sách được làm ra, được thực thi, có thể thành công. Nhưng sự can thiệp từ chính sách cũng góp phần tạo ra sự biến đổi của các mối quan hệ xã hội, làm cho chính sách trở nên lạc hậu sau một thời gian, hoặc làm phát sinh các vấn đề mới, cần có sự điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách. Tuy nhiên, sự thay đổi chính sách có thể diễn ra nhanh, cũng có thể kéo dài hàng thập kỷ Quan điểm chính thức về vấn đề chính sách, hoặc tập hợp các chính sách giải quyết một hay một số vấn đề, cũng có thể thay đổi qua từng thời kỳ.

Chính sách được làm ra thông qua một quá trình tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể theo những quy tắc, trình tự, thủ tục, cấu trúc quyền lực phức tạp.

Các chủ thể tham gia vào quá trình làm chính sách đến từ khu vực công và cả khu vực tư; là nhà chính trị, người nghiên cứu chính sách, đội ngũ công chức, các nhóm lợi ích hoặc bất kỳ ai (về mặt lý thuyết).

Thông thường thì trình tự, thủ tục được quy định rõ trong luật, kể cả thủ tục trưng cầu dân ý.

  • Quy trình chính sách là gì?

  • Chu trình chính sách là gì?

Ẩn sau quá trình phức tạp đó là những người có ảnh hưởng không nhỏ, làm công việc vừa mang tính kỹ thuật, lại vừa nghệ thuật, là phân tích chính sách (và đánh giá chính sách). Những công việc phân tích này lại là cơ sở cho việc ra quyết định chính sách, và tác động đến mọi người trong xã hội, có thể tích cực nhưng cũng có thể tiêu cực. Do đó, cần phân tích chính sách dựa trên bằng chứng khoa học, minh bạch, hạn chế tác động tiêu cực từ việc ra quyết định duy ý chí, thiếu khách quan v.v.

  • Phân tích chính sách là gì?

  • Đánh giá chính sách là gì?

Trong xã hội dân chủ hiện đại, ngày càng nhiều những cơ chế được tạo ra để trao quyền, để tạo điều kiện tham gia dân chủ cho người dân vào quá trình hoạch định chính sách công. Nhưng cái gốc của quyền lực nhà nước vốn thuộc về nhân dân.

Để việc thực hiện các cơ chế tham gia này không chỉ là hình thức mà đi vào thực chất, hiệu quả thì cần phải có nhiều người quan tâm hơn, và hiểu chính sách là gì!

Nguyễn Anh Phương

chinhsachcong.vn

Gợi ý trích dẫn:

Nguyễn Anh Phương 2020, Chính sách là gì?, https://chinhsach.vn/chinh-sach-la-gi/, truy cập ngày //

Hoặc:

Nguyễn Anh Phương 2020, Thuật ngữ chính sách: Khái niệm chính sách công, https://chinhsach.vn/khai-niem-chinh-sach-cong/, truy cập ngày //